Sinh năm bao nhiêu là đủ 18 tuổi?

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam việc xác định độ tuổi để áp dụng pháp luật được thực hiện cụ thể theo từng ngành luật. Mỗi ngành luật có thể có quy định khác nhau, nhưng khái niệm và cách xác định độ tuổi hầu như giống nhau. Trong đó, có một số khái niệm khi xác định độ tuổi của một người mà người áp dụng pháp luật cần phải nắm bắt.

Mục lục bài viết

>> Sinh viên luật học và làm gì ở các nhóm ngành Luật?

>> Hiểu ngành luật để định hướng nghề nghiệp phù hợp

1. Từ đủ

Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

➡ Theo đó từ đủ x tuổi được hiểu là từ ngày sinh nhật thứ x của người ấy.

Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2019 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2019.

2. Từ

➡ Người từ x tuổi nếu hiểu theo khái niệm của “từ đủ” thì sẽ xác định là từ ngày đủ x tuổi + 01 ngày.

Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2018 sẽ được xem là đủ 17 tuổi, và từ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2018 + 01 ngày là ngày 21/9/2018.

Phân biệt "Từ đủ - Đủ - Chưa đủ - Dưới" khi học Luật [Hình từ Internet]

3. Chưa đủ

Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

➡ Chưa đủ x tuổi được hiểu là người đó chưa đến ngày sinh nhật thứ x của mình.

Ví dụ: Người chưa đủ 18 tuổi, hiểu là chưa tới ngày sinh nhật lần thứ 18 của người đó. Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2019 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, chưa tới 20/9/2019 thì được xem là chưa đủ 18 tuổi.

4. Dưới

Điều 107 trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về xóa án tích như sau:

1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;

b] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

➡ Đối với trường hợp này, dựa trên quy định về xóa án tích của Bộ Luật hình sự 2015 thì dưới cũng được hiểu là như chưa đủ.

Tóm lại việc xác định chính xác độ tuổi của một người, việc phân biệt từ đủ và đủ; chưa đủ - dưới là vô cùng quan trọng. Vì nếu xác định sai độ tuổi sẽ dẫn đến việc áp dụng quy định pháp luật sai, đồng nghĩa các hậu quả/rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Hay người thành niên là bao nhiêu tuổi? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các độ tuổi được xác định theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khái niệm về các độ tuổi khác nhau.

1. Thanh niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh niên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Họ chính là những người luôn xung kích, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24.

Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích khi xác định khái niệm thanh niên mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, mọi thanh niên đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.


Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

➤ Xem thêm: Tìm hiểu về ngành học Trung cấp Y học cổ truyền của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

2. Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.

Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19  và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.

3. Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người vị thành niên là một khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, người vị thành niên còn được hiểu là người chưa thành niên và khái niệm này được Nhà nước quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ 16 đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

Như vậy, có thể hiểu rằng người vị thành niên hay người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi vì, theo Điều 1 của Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Vì vậy, trẻ em và người chưa thành niệm là hai khái niệm khác nhau. Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi thì người vị thành niên là người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Việc xác định mình có phải là người vị thành niên rất quan trọng vì điều này sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.

4. Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi

Theo các quy định hiện hành ở nước ta có thể chia ra các độ tuổi như sau:

  • Trẻ em: Dưới 16 tuổi.
  • Vị thành niên: Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • Thành niên: Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật và quan hệ dân sự.

– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc xác định được thanh niên là bao nhiêu tuổi cũng như các khái niệm về độ tuổi ở nước ta hiện nay.

Năm nay 18 tuổi là tuổi con gì?

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] quy định lứa tuổi 10 - 17 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi.

Đủ 16 tuổi trở lên là như thế nào?

– Trường hợp khi xác định độ tuổi của người phạm tội có tính chất liền kề thì tách các hành vi ở từng độ tuổi để xem xét và sẽ tính tuổi theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội. Như vậy, con bạn từ đủ 16 tuổi được hiểu là từ ngày sinh nhật của con bạn.

Thế nào là đủ 15 tuổi?

➡ Người từ x tuổi nếu hiểu theo khái niệm của “từ đủ” thì sẽ xác định là từ ngày đủ x tuổi + 01 ngày. Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2018 sẽ được xem là đủ 17 tuổi, và từ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2018 + 01 ngày là ngày 21/9/2018.

Tuổi thanh thiếu niên là bảo nhiêu?

Tâm lý học cũng coi 6 đến 16 tuổi là tuổi thiếu nhi, bao gồm tuổi nhi đồng [6- 10 tuổi] và thiếu niên [11 đến 16 tuổi].

Chủ Đề