Sinh viên đi học bằng xe buýt

Là một tân sinh viên, bạn ngỡ ngàng, boăn khoăn với tất cả mọi thứ ở một môi trường mới. Nếu đang phân vân và không biết đâu là phương tiện di chuyển phù hợp nhất, thì hãy để Edu2Review giúp bạn qua bài viết này nhé!

Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Ngay sau khi con gái thi đỗ vào ngôi trường cấp ba con mơ ước là Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc Gia Hà Nội, cả nhà tôi lại đau đầu vì không biết nên cho con đi học bằng phương tiện gì.

Đi từ nhà tôi ở Hà Đông đến trường con ở Cầu Giấy khoảng 13km. Tôi phải chở con bé đi học rồi đi làm, không thể đưa con lớn đi học. Khoảng cách quá xa, con không thể tự đi xe đạp đến trường. Tôi cho con quyền tự quyết định lựa chọn phương tiện đi học và con quyết định đi xe buýt công cộng đi học. Con mua thẻ xe buýt 100.000 đồng một tháng, con đi học, đi tham gia hoạt động, sự kiện, học thêm, đi làm dự án.

Hành trình đi học bằng xe buýt công cộng thực sự rất gian nan. Không những con phải dậy sớm mà tôi cũng phải dậy sớm từ 5h để gọi con dậy chuẩn bị đi học. Vì con thường xuyên phải học đến 1-2h sáng mới làm hết bài tập và đi ngủ, mệt nên ngủ rất say và rất dễ tắt chuông báo thức để ngủ tiếp.

Nếu không có người lớn gọi thì việc đi học muộn là rất dễ xảy ra. Trong khi con làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị quần áo, sách vở đi học thì tôi phải xuống nấu ăn sáng cho con và chuẩn bị sẵn đồ ăn sáng, hộp sữa cho vào túi để 5h45 tôi chở con ra bến xe buýt gần nhà, con sẽ cầm túi ăn sáng đi ăn.

Đi từ nhà ra bến xe buýt chỉ có hai phút nhưng tôi chở con bằng xe máy cho kịp bắt chuyến xe số 33. Từ nhà tôi đến trường có thể đi xe số 33 hoặc xe số 27. Xe 27 khoảng 15 phút có một chuyến, nhiều xe nhưng hành trình dài, đi nhiều bến, thời gian đến trường bị chậm. Xe 33 khoảng 30 phút có một chuyến, ít xe nhưng hành trình ngắn, đi ít bến, thời gian đến trường nhanh hơn.

Muốn đi được xe 33 thì con tôi phải có mặt ở bến xe buýt lúc 5h50. Chỉ cần chậm một phút là lỡ chuyến, phải đi xe 27. Đôi khi đông khách quá, xe buýt bỏ bến không cho khách lên và hậu quả là có lần con tôi bị muộn học mặc dù con đi ra khỏi nhà từ 5h45 để đi bắt xe.

Cho dù lên được xe nhưng cũng có hôm có ghế ngồi, có hôm phải đứng suốt chặng đường vì khách quá đông. Nếu bắt được xe đúng giờ thì khoảng 7h-7h10 con mới có mặt ở trường để 7h25 vào lớp. Buổi chiều học xong tiết 5 là 17h20 con đi xe buýt về, khoảng 19h con sẽ có mặt ở nhà.

Thi thoảng có hôm tắc đường quá thì 19h30 con mới về nhà. Sau một ngày đi học xa vất vả, thời gian di chuyển trên xe buýt quá lâu, con cảm thấy mệt và không muốn ăn cơm, lên phòng ngủ luôn đến 21h-22h mới dậy tắm giặt, ăn và học bài cho hôm sau.

>>

Sau một năm học lớp 10 con gái tôi tự túc hoàn toàn trong việc đi học, từ đến trường tới đến lớp học thêm bằng xe buýt. Trong những lần đó, có những lần con cũng gặp sự cố. Chẳng hạn, có lần con bị đi học muộn vì xe đông khách bỏ bến. Rồi lần khác, con lên xe rồi ngủ quên, đi quá bến mới tỉnh nên phải quay lại bắt xe khác về nhà, đến hơn 20h tối mới về đến nhà.

Giữa năm lớp 11 con bắt đầu xin cho con đi học bằng xe đạp điện với lý do xe buýt quá đông, hay bỏ bến, rất dễ bị đi học muộn. Dù lên được xe cũng thường xuyên không có chỗ ngồi, người đông quá không thở nổi, đứng suốt chặng đường dài rất mệt. Khoảng cách từ nhà đến trường quá xa không thể đưa đón con đi học. Tôi thực sự băn khoăn không biết nên phải cho con đi học bằng phương tiện gì. Bởi, sử dụng phương tiện nào cũng có ưu điểm và nhược điểm.

Nếu lựa chọn đi xe buýt thì sẽ gặp phải một số vấn đề bất tiện, khó chịu như: phải dậy rất sớm, thời gian chờ xe rất lâu. Sau khi lên xe, phải đối mặt với vấn đề chỗ ngồi, khi số lượng chỗ có hạn mà số lượng người thì lại đông.

Trên xe rất ồn ào vì một số hành khách khi lên xe là buôn chuyện hay gọi điện thoại với âm lượng rất to và câu chuyện của họ chỉ kết thúc khi xuống xe. Ngoài ra, trên chuyến xe chen chúc đầy người, xe đóng kín bật điều hòa nhưng lại có một số người có mùi lạ thì cảm giác không thở nổi là điều đương nhiên.

Không chỉ có thế, nạn mất đồ trên xe buýt luôn ở mức cao. Luôn luôn cảnh giác giữ gìn đồ đạc của mình nếu không muốn tài sản "không cánh mà bay". Việc xe bắt khách khiến giờ giấc thất thường, không đảm bảo cũng khiến bạn mệt mỏi. Mặc dù chở nhiều hành khách trên xe nhưng các tài xế vẫn cứ chạy ẩu khiến hành khách lo sợ.

Nhìn chung, khi lên cấp 3, học sinh sẽ phải đi lại nhiều để học thêm, ôn tập rồi di chuyển hàng ngày trong quãng đường xa nhà khoảng hơn chục km. Đưa đón con đến trường là nỗi lo của nhiều bố mẹ nhưng thả cho con đi một mình cũng là một cuộc giằng co lớn trong lòng nhiều phụ huynh.

>> Tôi ám ảnh vì dậy lúc 4h45 lo bữa sáng cho con kịp tới trường suốt 5 năm

Thực tế có khá nhiều giải pháp để lựa chọn như xe đạp, xe đạp điện, xe buýt, sử dụng xe máy, ôtô riêng đưa con đi học. Nhưng lựa chọn phương tiện gì để phụ huynh và học sinh đỡ vất vả, học sinh đi học an toàn mà không bị đi học muộn lại là một bài toán nan giải.

Tình trạng đông đúc, ùn tắc giao thông không còn xa lạ đối với người dân Hà Nội. Đặc biệt, trong các giờ cao điểm, mật độ tham gia giao thông tăng cao, mọi tuyến đường càng trở nên chật chội, dầy đặc xe cộ. Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc ở Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, bất kể giờ giấc.

Thực tế, hiện nay đa số các gia đình vì không có thời gian đưa đón con đã cho con em, nhất là học sinh bậc Trung học phổ thông đi xe buýt, sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, xe máy dưới 50cc đi học.

Ngoài những bất tiện kể trên, đi xe buýt lại có một số ưu điểm rất tốt như: tắc đường như hiện nay chỉ có đi xe buýt là tốt nhất, vừa có chỗ ngồi, có điều hòa, không phải trực tiếp đối mặt với sự hỗn loạn về giao thông, giá vé lại rẻ và trên hết là an toàn.

Thực ra khi đường đã tắc, giờ cao điểm đông, chúng ta có đi bằng phương tiện nào cũng vậy. Đường đã tắc tất cả các phương tiện như nhau chẳng có phương tiện nào có thể nhanh hơn được. Nhưng đi dịch vụ công cộng, độ an toàn cao, xe có điều hòa, văn minh, lịch sự trên xe buýt đã cải thiện rất nhiều.

Việt Nam có hàng triệu học sinh. Chuyện học tập của các em là quan trọng. Nhưng việc đi lại cho các em như thế nào để phụ huynh và học sinh đỡ vất vả, học sinh đi học an toàn mà không bị đi học muộn còn quan trọng hơn.

>> 'Học sinh Việt ngủ đủ 8 tiếng có thể vào lớp từ 7h sáng'

Sau hơn một năm cho con gái tự đi xe buýt đi học, tôi nhận thấy rằng việc cho trẻ tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng có nhiều mục đích. Thứ nhất là, trẻ được an toàn hơn nhiều so với đi bằng phương tiện cá nhân. Thứ hai, trẻ có ý thức sinh hoạt tập thể tốt hơn, ý thức dùng phương tiện giao thông công cộng tốt hơn.

Sau nhiều ngày băn khoăn, trăn trở về việc cho con tiếp tục đi xe buýt công cộng hay đi xe đạp điện đi học, tôi đã nghiên cứu nhiều phương án và quyết định tiếp tục động viên con đi học bằng xe buýt công cộng để đảm bảo an toàn cho con.

Nếu phụ huynh cho con đi học bằng xe buýt công cộng, không còn cách nào khác, chúng ta cố gắng dậy sớm một chút, chăm chỉ một chút, động viên con chấp nhận việc phải chờ xe buýt và cố gắng đi học sớm hơn.

Chủ Đề