Sơ đồ hóa và giải thích bộ máy hành chính nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ máy nhà nước ở các quốc gia trên thế giới đều được cấu thành bởi các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước không tồn tại một cách hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn có mối liên hệ, tương tác với các cơ quan khác trong một cấu trúc tổ chức nhất định để tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trong khi bộ máy nhà nước là hiện tượng tồn tại ổn định và lâu dài của Nhà nước thì cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước của một quốc gia cụ thể lại có thể thay đổi theo từng thời kì tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hoá… của quốc gia đó.

Bộ máy nhà nước XHCN hệ thống các quan nhà nước từ trung ương xuống sở được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một chế đồng bộ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước XHCN.

* Đặc điểm của bộ máy nhà nước CHXHCNVN: 

Tất cả quyền lực Nnước thuộc về nhân dân lao động. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các quan nhà nước do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra

Bộ máy nhà nước ta vừa tổ chức hành chính cưỡng chế vừa tổ chức quản kinh tế, văn hóa, hội

Đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước ta đại diện bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân nhân dân lao động, chịu sự giám sát của nhân dân

Bộ máy nhà nước gồm nhiều quan mối liên kết chặt chẽ với nhau, thống nhất về quyền lực nhà nước. sự phân công phối hợp giữa các quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, pháp

Đảng đề ra đường lối chính trị, những chủ trương định hướng lớn về tchức hoạt động của bộ máy nhà nước

Đảng giới thiệu cán bộ ưu để nhà nước lựa chọn giữ những cương vị trong bộ máy nhà nước

Đảng lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên

Nhân dân tham gia bầu cử ứng cử vào các quan đại diện.

Nhân dân tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vào các dự án luật.

Giám sát hoạt động của các quan nhà nước nhân viên quan nhà nước

quan cấp dưới phục tùng quan cấp trên.

quan địa phương phục tùng quan trung ương

quan quản lý nhà nước phục tùng quan quyền lực nhà nước.

Nhân viên phục tùng thủ trưởng

Nhưng đồng thời phải phát huy vai trò sáng tạo, dân chủ bàn bạc của các chủ thể chấp hành trước khi quyết định

– Các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khi thi hành nhiệm vụ

Nnước phải ban hành pháp luật đồng bộ, kịp thời, phù hợp với thực tiễn

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật 

Theo Hiến pháp năm 2013, cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay có thể được mô tả khái quát theo các tiêu chí sau:

* Thứ nhất, xét theo chức năng của các cơ quan nhà nước, cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm các hệ thống và nhóm cơ quan sau: 

– Nhóm các cơ quan dân cử bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp. Hệ thống cơ quan này do người dân bầu ra ở cấp trung ương [Quốc hội] và địa phương [HĐND cấp tỉnh, huyện, xã] để thực hiện chức năng thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng nhất ở trung ương và địa phương. Với vai trò đại diện như vậy, Quốc hội và HĐND các cấp còn được gọi là các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có địa vị hiến định và luật định cao hơn các cơ quan nhà nước khác ở cùng cấp.

Hình minh họa. Tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Hệ thống cơ quan chấp hành gồm Chính phủ ở cấp trung ương và UBND ở cấp địa phương. Lí do được gọi là các cơ quan chấp hành bởi vì các cơ quan này được các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp bầu ra với chức năng chung là chấp hành các quyết định của các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Khi tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan quyền lực, Chính phủ và UBND các cấp cũng trực tiếp điều hành công việc của nhà nước tác động lên xã hội. Vì vậy, các cơ quan này cũng được gọi là các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ và UBND các cấp nằm trong một cơ cấu tổ chức theo ngành dọc từ trung ương tới các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã, trong đó các cơ quan cấp trên có quyền ra lệnh cho các cơ quan cấp dưới, qua đó tạo thành một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Vì có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện công việc nhà nước nên hệ thống cơ quan chấp hành luôn là hệ thống cơ quan đồ sộ nhất của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng như bất kì bộ máy nhà nước nào. Đối với người dân thì đây cũng là nơi họ cảm nhận một cách trực tiếp nhất về hoạt động của Nhà nước. Vì vậy, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước cũng luôn là hình ảnh trực tiếp nhất về Nhà nước đối với người dân. 

– Hệ thống cơ quan TAND gồm TANDTC ở trung ương, các TANDCC, các TAND cấp tỉnh và các TAND cấp huyện. Các toà án có chức năng xét xử các tranh chấp, áp dụng pháp luật để xử lí các vi phạm. Nhiệm vụ cao nhất của toà án là bảo vệ công lí, bảo vệ pháp luật, chính vì vậy tòa án được hiến pháp quy định là “cơ quan… thực hiện quyền tư pháp”. Hệ thống TAND cũng được thiết lập theo chiều dọc với TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất. Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì TAND cấp trên không có quyền chỉ đạo hoạt động xét xử đối với TAND cấp dưới bởi lẽ mỗi toà án đều hoạt động theo nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Lưu ý là trong tổ chức của hệ thống TAND còn có các tòa án quân sự. Các tòa án quân sự hình thành một cấu trúc riêng bao gồm Tòa án quân sự trung ương; các Tòa án quân sự cấp quân khu và tương đương; các Tòa án quân sự khu vực. Các tòa án này không được bố trí theo cấp hành chính lãnh thổ hay cấp xét xử thông thường mà theo cấu trúc tổ chức lực lượng trong quân đội.’ Do khuôn khổ hạn hẹp nên sơ đồ trên không thể hiện các tòa án quân khu ở các cấp.

– Hệ thống VKSND bao gồm VKSNDTC, các VKSNDCC, VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện. Chức năng của VKSND là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Công tố là hoạt động thay mặt nhà nước buộc tội hình sự đối với bị cáo trước toà án. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức của hệ thống VKSND hoàn toàn giống hệ thống TAND. Các VKSND tạo thành một hệ thống cơ quan đặc thù của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có nguồn gốc từ mô hình tổ chức bộ máy nhà nước XHCN trước đây. Cơ quan tương đồng với cơ quan này ở các quốc gia trên thế giới là Viện công tố với chức năng duy nhất là chức năng công tố. Lưu ý là trong hệ thống VKSND cũng có một cấu trúc riêng của các viện kiểm sát quân sự. Các viện kiểm sát quân sự cũng được bố trí giống với hệ thống tòa án quân sự, bao gồm Viện kiểm sát quân sự trung ương; các Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và tương đương; các Viện kiểm sát quân sự khu vực. Do khuôn khổ hạn hẹp nên Sơ đồ 10.1 cũng không thể hiện các viện kiểm sát quân sự các cấp.

– Nhóm các cơ quan hiến định độc lập gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Đây là hai cơ quan mới xuất

hiện trong cơ cấu tổ chức hiến định của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam kể từ Hiến pháp năm 2013.’ Hai cơ quan này đều do Quốc hội thành lập với chức năng giám sát việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở những góc độ khác nhau, đối với Hội đồng bầu cử quốc gia là ở góc độ hình thành cơ quan đại diện còn đối với Kiểm toán nhà nước là ở góc độ chi tiêu từ ngân sách nhà nước. Với chức năng như vậy, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước được tổ chức độc lập với nhau và giữa chúng không tồn tại mối quan hệ gắn bó chặt chẽ để có thể tạo thành một hệ thống giống như các hệ thống cơ quan đề cập trên đây. 

Ngoài các hệ thống cơ quan và nhóm cơ quan đề cập trên đây, trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay còn có một cơ quan chỉ có một người, đó là Chủ tịch nước. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có vị trí là người đứng đầu nhà nước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại. Mặc dù là người đứng đầu nhà nước song nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước hiện nay chủ yếu mang tính chất lễ nghi.

* Thứ hai, xét theo góc độ phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của từng cơ quan nhà nước, các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có thể được phân thành các nhóm như sau: 

– Hệ thống các cơ quan nhà nước ở Trung ương gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Hội đồng bầu cử quốc gia và KTNN. UBTVQH là cơ quan thường vụ của Quốc hội có một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng song nằm trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Các cơ quan nhà nước ở trung ương có 

phạm vi thẩm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, điều này có nghĩa là các quyết định, văn bản của các cơ quan này có hiệu lực thực thi trong toàn quốc. Hình dung một cách đơn giản theo thứ bậc cao thấp, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và do đó nắm giữ vị trí cao nhất. Chủ tịch nước và UBTVQH do Quốc hội bầu ra, đứng ở vị trí thứ hai và chịu sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC có vị trí ngang bằng nhau và đứng ở vị trí thứ ba, có nghĩa là các cơ quan này chịu sự giám sát của cả Quốc hội, Chủ tịch nước và UBTVQH. 

– Hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương tại các cấp đơn vị hành chính lãnh thổ: cấp tỉnh [gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương], cấp huyện [gồm các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương], cấp xã [gồm các xã, phường, thị trấn]. Ở các cấp đơn vị hành chính lãnh thổ này có sự hiện diện của hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức theo mô hình giống nhau và phản chiếu mô hình tổ chức của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Theo đó, tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh có HĐND, UBND, TAND và VKSND cấp tỉnh; tại đơn vị hành chính cấp huyện có tất cả các cơ quan tương tự cấp tỉnh với phạm vi thẩm quyền bao trùm địa bàn cấp huyện; còn ở cấp xã không có TAND, VKSND mà chỉ có HĐND và UBND. Trong các cơ quan nhà nước ở địa phương thì HĐND là cơ quan dân cử duy nhất và do đó là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có địa vị pháp lí cao hơn các cơ quan nhà nước khác ở địa phương. Cơ cấu tổ chức của hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương theo kiểu “đồng phục” như trên làm cho bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dường như được hợp thành bởi những bộ máy nhà nước thành phần tương đối độc lập với nhau ở các đơn vị hành chính lãnh thổ khác nhau của đất nước. Điều này đã và đang gây ra một số bất cập liên quan tới sự nhất quán trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.

 Như minh họa ở Sơ đồ trên, bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay còn có hai loại cơ quan có thẩm quyền lãnh thổ tương đối đặc biệt, đó là TANDCC và VKSNDCC. Hai loại cơ quan này mới được hình thành kể từ năm 2015, khi Luật tổ chức TAND năm 2014 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 được đưa vào thực hiện. Hiện tại, 3 TANDCC có thẩm quyền xét xử trên phạm vi lãnh thổ của các khu vực phía Bắc, Trung và Nam; 3 VKSNDCC cũng có thẩm quyền công tố và kiểm sát tư pháp trên 3 phạm vi lãnh thổ tương tự. Cần lưu ý là các phạm vi lãnh thổ này chỉ được hình thành để phục vụ hoạt động của TANDCC và VKSNDCC. Đây không phải là các đơn vị hành chính lãnh thổ và do đó không có các cơ quan chính quyền: HĐND và UBND. 

Video liên quan

Chủ Đề