SƠ đồ tư duy Tạo giống bằng công nghệ gen

MỞ ĐẦUChúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động vàthay đổi từng ngày do đó lượng kiến thức mới tăng rất nhanh. Hơn nữa, ngày nayhọc sinh có rất nhiều kênh để tiếp cận tri thức. Vì vậy, dạy học ngày nay không đitheo hướng cung cấp kiến thức cho học sinh mà cần trang bị cho họ cách tự chiếmlĩnh tri trức, đồng thời giúp họ phát huy tối đa năng lực tư duy logic, khái quát hoá,trừu tượng hoá, hệ thống hoá kiến thức.Sơ đồ tư duy là một công cụ giúp học sinh học tập hiệu quả, tiết kiệm thờigian thông qua việc tận dụng cả não trái lẫn não phải để giúp họ tiếp thu bài nhanhhơn, hiểu bài kỹ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn. Không những thế, sơ đồ tư duycòn tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập. Thế nhưng, hiện nay, việc sửdụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và trong dạy học môn sinh học ở trườngTHPT tại Đà Nẵng nói riêng còn chưa phổ biến.Trong cấp học THPT hiện nay, dạy lớp 12 gặp nhiều khó khăn đặc biệt là dạymôn sinh học. Vì kiến thức sinh học lớp 12 rất nhiều và khó , hơn nữa, học sinhcó xu hướng học lệch mà môn sinh là một trong những môn có rất ít học sinh chọn.Do đó, trong quá trình dạy, đòi hỏi người giáo viên phải cẩn thận trong việc lựachọn phương pháp cho phù hợp với từng nội dung để gây hứng thú cho học sinh.“ Ứng dụng di truyền học” là chương có nhiều kiến thức về công nghệ phứctạp, đề cập đến nhiều đối tượng sinh vật, các kiến thức trong bài liên quan chặt chẽvới nhau. Do đó, học sinh khó tiếp thu và dễ nhầm lẫn. Nhưng, nếu sử dụng sơ đồ tưduy thì nội dung bài học được trình bày rõ ràng, học sinh thấy được mối liến hệ giữacác nội dung kiến thức. Qua nhiều năm giảng dạy , tôi đã sử dụng các phương phápkhác nhau để dạy chương này, nhưng bản thân tôi nhận thấy sử dụng sơ đồ tư duy làhợp lý và đạt kết quả cao nhất.Chính vì những lý do trên, tôi xin được trao đổi với các đồng nghiệp về “ Sửdụng sơ đồ tư duy để dạy chương :Ứng dụng di truyền học trong chương trìnhsinh học lớp 12 – nâng cao- THPT” với mong muốn góp phần đổi mới phươngpháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học.1NỘI DUNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Khái niệm về sơ đồ tư duy[ bản đồ tư duy]:- Sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng bộ não rấtmới mẻ do Tony Buzanôhàn chỉnh. Đó là một kỹ thuật hình hoạ, một dạng sơ đồ, kếthợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc,hoạt động và chức năng của bộ não.- Theo Hoàng Đức Huy, “ sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụngmàu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.1.2 Cấu tạo sơ đồ tư duy:1.3. Cách thức lập sơ đồ tư duy:Bước 1: Trung tâm tờ giấy vẽ một hình ảnh hoặc viết từ khoá chính.Bước 2: Nối các nhánh chính [cấp một] đến trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp haiđến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các đườngkẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.Chú ý:- Luôn sử dụng màu sắc.- Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổchức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.1.4. Ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy trong dạy học:* Ưu điểm: nếu sử dụng hợp lý, sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảngdạy của giáo viên và học tập của học sinh, chúng có vai trò :- Giúp giáo viên và học sinh trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, sáng tạo,nhìn thấy bức tranh tổng thể do đó học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớlâu hơn- Giúp cho việc dạy học rõ ràng và cụ thể hơn, làm tăng khả năng tiếpthu kiến thức cho học sinh đặc biệt là các kiến thức có mối liên quan với nhau.- Giúp rút ngắn thời gian ghi bảng của giáo viên và chép bài của họcsinh, việc lĩnh hội kiến thức của học sinh nhanh hơn, vững chắc hơn.2- Giúp giáo viên dễ tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, từ đó cungcấp kiến thức chính xác ở dạng động gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễtiếp thu và ghi nhớ lâu hơn.- Giúp dễ dàng gây được sự chú ý, quan tâm của học sinh, học sinh bị lôicuốn vào bài học sẽ có thái độ học tập say mê và sáng tạo.- Góp phần làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tậpbộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học- Giúp phát triển năng lực nhận thức đặc biệt là kỹ năng quan sát, tư duy[phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tincậy]- Sơ đồ tư duy có thể sử dụng vào nhiều khâu trong quá trình dạy học, vìvậy giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Đồng thờiđiều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả họctập của học sinh một cách thuận lợi và có hiệu quả cao.* Nhược điểm:Trong quá trình dạy học nếu không biết sử dụng sơ đồ tư duy một cáchkhoa học, hợp lý hoặc lạm dụng nó thì hiệu quả dạy học không những không tăngmà còn dẫn đến những hậu quả sau:- Gây nên sự quá tải thông tin đối với học sinh, sự quá tải lớn đối với thịgiác sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chức năng của mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng xấuđến hiệu quả dạy học- Gây nên sự nhàm chán, mất tập trung của học sinh vào kiến thức trọngtâm.2.Thực trạng dạy – học môn sinh học và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy họcmôn sinh học ở các trường THPT tại thành phố Đà Nẵng:Qua thực tiễn giảng dạy, dự giờ và trao đổi với các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy,Hiện nay :- Học sinh khối 12 có xu hướng học “ lệch ”rất nhiều, số học sinh “chọn” môn sinh rất ít. Điều này đòi hỏi người dạy khối 12, trong các tiết dạy, khôngnhững phải đảm bảo về mục tiêu kiến thức, kỹ năng mà còn phải tạo được sự hứngthú để từ đó học sinh yêu thích và chủ động học môn sinh. Hơn nữa, hình thức kiểmtra một tiết, học kỳ và các kỳ thi quốc gia như tốt nghiệp, cao đẵng và đại học là trắcnghiệm nên nội dung kiến thức rất nhiều, đòi hỏi người học phải có phương phápghi nhớ khoa học.- Một số giáo viên đã sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết dạy sinh học vàbước đầu cho thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy sinhhọc lớp 12 chưa phổ biến. Hầu như, các giáo viên chỉ mới sử dụng ở khâu kiểm trabài cũ, củng cố hoặc dùng trong các tiết ôn tập.- “Ứng dụng di truyền học” trong chương trình sinh học 12 nâng cao làchương có nhiều kiến thức thực tế, nội dung lại có mối liên hệ chặt chẽ, những thànhtựu trong lĩnh vực chọn giống ngày càng nhiều và phổ biến trên các phương tiệnthông tin đại chúng. Do đó, khi dạy chương này, nếu không sử dụng phương phápphù hợp rất dễ làm cho học sinh không nắm được nội dung bài học đồng thời gâycảm giác nhàm chán.3- Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy, việc thiết kế và sửdụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương “Ứng dụng di truyền học” trong chươngtrình sinh học 12 nâng cao ở trường THPT là hợp lý. Và thực tiễn giảng dạy theohướng này của tôi tại trường THPT Nguyễn Trãi - Đà Nẵng có hiệu quả rất cao. Họcsinh không những hiểu bài, ghi nhớ kiến thức lâu, thấy được mối liên hệ giữa cácnội dung kiến thức mà còn rất tích cực, hứng thú trong các tiết học.3. Phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học:3.1. Phương pháp thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học:Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đề xuất phương phápthiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học gồm các bước sau:- Bước 1: nghiên cứu mục tiêu bài học, phân tích nội dung sách giáokhoa- Bước 2: lựa chọn những nội dung cần sử dụng sơ đồ tư duy.- Bước 3: lựa chọn loại sơ đồ tư duy, hình ảnh, từ ngữ…- Bước 4: chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: giấy, các loại bút hoặ phầnmềm vi tính Mindmapper…- Bước 5: thiết kế sơ đồ tư duy theo ý tưởng đã định.3.2. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học:Sơ đồ tư duy có một vai trò quan trọng trong dạy học sinh học. Thế nhưngviệc sử dụng sơ đồ tư duy vào các khâu của quá trình dạy học như thế nào để nó cóthể phát huy hết tác dụng là rất khó. Qua phân tích cơ sở lý luận, tôi nhận thấy:- Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trìnhgiảng dạy như: kiểm tra bài cũ, nghiên cứu bài mới, củng cố, hướng dẫn học sinhlàm việc tại nhà.- Sơ đồ tư duy có thể do giáo viên, học sinh, hoặc kết hợp giữa giáo viênvà học sinh thiết kế.- Sơ đồ tư duy có thể kết hợp câu hỏi tự lực, đàm thoại Ơristic hoặcphiếu học tập.- Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng ở dạng sơ đồ đầy đủ, sơ đồ còn trốngmột số phần, hoặc sơ đồ câm.- Sơ đồ tư duy có thể tổ chức cho học sinh làm việc các nhân hoặc làmviệc theo nhóm.- Sơ đồ tư duy có thể được vẽ trên phần mềm vi tính, hoặc vẽ bằng taytrên giấy hoặc trên bẳng đen.Qua thực tiễn giảng dạy, tôi đề xuất phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong khâunghiên cứu bài mới gồm các bước sau:- Bước 1: nghiên cứu mục tiêu bài học, phân tích nội dung sách giáokhoa- Bước 2: tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học và trình độ học sinhđể lựa chọn biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy ở các ý như đã trình bày ở trên.- Bước 3: thiết kế hoặc lựa chọn sơ đồ tư duy.- Bước 4: soạn giáo án theo ý tưởng đã định.44. Kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy để dạy chương “ứng dụng di truyền học”trong chương trình sinh học lớp 12 – nâng cao- THPTỞ phần này , tôi xin trình bày kinh nghiệm giảng dạy các bài trong chương“Ứng dụng di truyền học” mà tôi đã dạy ở ban tự nhiên tại trường THPT NguyễnTrãi – Đà nẵng.4.1. Các sơ đồ tư duy để dạy chương “Ứng dụng di truyền học”4.1.1.Sơ đồ tư duy để dạy bài 22: Chọn giống vật nuôi và cây trồng− Sơ đồ tư duy về quy trình sản xuất giống mới.5− Sơ đồ tư duy về các vấn đề cần tìm hiểu khi học phương pháp tạo giống.− Sơ đồ tư duy về chọn giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp.64.1.2.Sơ đồ tư duy để dạy bài 23: Chọn giống vật nuôi và cây trồng [ tiếp theo]4.1.3.Sơ đồ tư duy để dạy bài 24: Tạo giống bằng công nghệ tế bào− Sơ đồ tư duy về tạo giống bằng công ngệ tế bào.7bàobào− Sơ đồ tư duy về các phương pháp tạo giống thực vật bằng công nghệ tế− Sơ đồ tư duy về các phương pháp tạo giống động vật bằng công nghệ tế84.1.4.Sơ đồ tư duy để dạy bài 25: Tạo giống bằng công nghệ gen4.1.5.Sơ đồ tư duy để dạy bài 26: Tạo giống bằng công nghệ gen[ tiếp theo]94.2. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để dạy chương “Ứng dụng di truyềnhọc”4.2.1. Tiết 23:CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG1. Mục tiêu bài học:1.1. Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh phải:− Phân biệt được nguồn gen tự nhiên và nhân tạo.− Biết được vai trò của biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.− Nêu được các phương pháp chọn giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp.1.2. Kỹ năng:− Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.1.3. Thái độ :− Có ý thức vận dụng kiến thức về di truyền học chọn giống vào thực tiễn.2. Chuẩn bị :2.1. Chuẩn bị của giáo viên:− Sơ đồ tư duy về quy trình sản xuất giống mới.− Sơ đồ tư duy về chọn giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp.− Các slide.− Câu hỏi thảo luận.**CÂU HỎI THẢO LUẬN:Hãy đọc mục II SGK trang 89, và dựa vào kiến thức sưu tầm được, để thực hiện cácyêu cầu sau:- Nêu quy trình, và thành tựu của phương pháp chọn giống dựa vào nguồn biến dị tổhợp+ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 : phương pháp tạo giống thuần chủng.+ nhóm 4, nhóm 5, nhóm 6: phương pháp tạo giống có ưu thế lai cao2.2. Chuẩn bị của học sinh:− Soạn trước câu lệnh.− Sưu tầm thành tựu chọn giống dựa vào nguồn biến dị tổ hợp.3. Các hoạt động dạy – học:10Hoạt động của GV* Hoạt động 1:Hoạt động của HSGiới thiệu bài mới− Ở các chương trước chúng ta tìm hiểu về ditruyền học. DTH được ứng dụng trong nhiềulĩnh vực. Lĩnh vực ứng dụng di truyền sinh vậtlà chọn giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật.− Giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật lànhững quần thể các sinh vật do con người tạora và có những đặc điểm di truyền xác định.Tất cả các cá thể của giống đều có các tính chấtgiống nhau được cố định về mặt di truyền:năng suất, các tính chất sinh lý, hình thái và cócác phản ứng cùng kiểu đối với các điều kiệnngoại cảnh.− Quy trình chọn giống gồm những bước nào?− Chiếu slide: sơ đồ tư duy về quy trình sảnxuất giống mới.− Giới thiệu sơ lược quy trình.− Để tạo nguồn nguyên liệu cần có vật liệukhởi đầu, nó có thể có trong tự nhiên[ nguồngen tự nhiên], hoặc do con người tạo ra[ nguồngen nhân tạo].− Trong chương này chúng ta chỉ học bướcđầu tiên trong quy trình : tạo nguồn nguyênliệu.− Nêu mục tiêu HS cần đạt được như phầnmục tiêu.− Lắng nghe .− Lắng nghe .− Trả lời.− Quan sát.− Quan sát và lắng nghe.− Lắng nghe .− Lắng nghe.* Hoạt động 2: Tìm hiểu chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.− Theo em, nghiên cứu phương pháp tạogiống chúng ta cần tìm hiểu cái gì?− Chiếu slide: sơ đồ tư duy về các vấn đềcần cần tìm hiểu 1 phương pháp tạo giống.− Xét phương pháp tạo giống chúng ta cầnxét:+ cơ sở khoa học.+ nguồn nguyên liệu để tạo giống.+ quy trình tạo giống.+ ưu thế của phương pháp.+ hướng ứng dụng và thành tựu.− Dựa vào kiến thức đã học để trả lời các vấnđề sau:+ Biến dị tổ hợp là gì?+ Nêu vai trò của biến dị tổ hợp?+ Nêu nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp?+ Nêu cơ sở khoa và nguồn nguyên liệu củaphương pháp chọn giống dựa vào nguồn biến11dị tổ hợp.− Chiếu slide: một phần của sơ đồ tư duy− Trả lời.− Quan sát và lắng nghe.− Trả lời.− Lắng nghe, quan sát, ghi bài.4. Tổng kết đánh giá:4.1. Tổng kết:− Đọc khung ghi nhớ ở SGK.− Trả lời các câu hỏi ở SGK.4.2. Đánh giá:− Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV đánh giá mức độ hoàn thành các mụctiêu .5. Hướng dẫn về nhà:− Học bài cũ.− Soạn câu lệnh bài 23.− Sưu tầm thành tựu về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.4.2.2. Tiết 24:CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG[ tiếp theo]1. Mục tiêu bài học:1.1. Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh phải:− Phân tích được từng bước qui trình gây đột biến nhân tạo.− Nêu được các thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt Nam.1.2. Kỹ năng:− Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.1.3. Thái độ :− Có ý thức vận dụng kiến thức về di truyền học chọn giống vào thực tiễn.2. Chuẩn bị :2.1. Chuẩn bị của giáo viên:− Sơ đồ tư duy về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.− Các slide.− Câu hỏi thảo luận.**CÂU HỎI THẢO LUẬN:Hãy đọc mục III SGK trang 92, 93 và dựa vào kiến thức sưu tầm được, để thực hiệncác yêu cầu sau:Nêu cơ sở khoa học, nguồn nguyên liệu, quy trình tạo giống, ưu thế, hướng ứngdụng và thành tựu của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.+ nhóm 1, nhóm 2 : Nêu cơ sở khoa học, nguồn nguyên liệu+ nhóm 3, nhóm 4 : phân tích quy trình tạo giống.+ nhóm 5, nhóm 6 : ưu thế, hướng ứng dụng và thành tựu2.2. Chuẩn bị của học sinh:− Soạn trước câu lệnh.− Sưu tầm thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.3. Các hoạt động dạy – học:12Hoạt động của GV* Hoạt động 1:Hoạt động của HSGiới thiệu bài mới− Mỗi giống có 1 mức trần về năng suất. Đểcó năng suất cao hơn mức trần người ta phảitác động vào yếu tố nào[ giống hay điều kiệnsản xuất]?− Để tạo nguồn biến dị cho chọn giống ngoàiphương pháp lai, người ta còn sử dụng phươngpháp nào?− Tạo giống mới bằng phương pháp gây độtbiến được thực hiện như thế nào và đã đạt đượcnhững thành tựu gì? Để tìm hiểu vấn đề này,chúng ta học bài mới.− Nêu mục tiêu HS cần đạt được như phầnmục tiêu.− Trả lời.− Trả lời.− Lắng nghe và suy nghĩ.− Lắng nghe.* Hoạt động 2: Tìm hiểu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.− Em hãy cho biết, chúng ta phải tìm hiểunhững vấn đề gì của tạo giống bằng phươngpháp gây đột biến?− Trả lời:+ cơ sở khoa học.+ nguồn nguyên liệu để tạogiống.+ quy trình tạo giống.+ ưu thế của phương pháp.+ hướng ứng dụng và thành tựu.− Treo câu hỏi thảo luận.− Quan sát.− Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận − Thảo luận nhóm.7 phút.− Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng nội dung− Lắng nghe.của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.− Trước hết chúng ta tìm hiểu cơ sở khoa học − Lắng nghe.của phương pháp.− Gọi bất kỳ 1 HS của một trong 2 nhóm− Một HS trả lời, các HS khác[nhóm 1, 2] trình bày ý kiến của nhóm.nhận xét, bổ sung.− Vừa chỉnh sửa, hoàn thiện kiến thức cho HS − Lắng nghe, quan sát, ghi bàivừa chiếu lần lượt các nhánh của sơ đồ tưduy về tạo giống bằng phương pháp gây độtbiến.− Tiến trình dạy các nội dung khác củaphương pháp tương tự như trên.− Chiếu slide thành tựu tạo tạo giống bằng − Quan sát.phương pháp gây đột biến.− Quan sát.− Chiếu sơ đồ tư duy về tạo giống bằngphương pháp gây đột biến[ sơ đồ hoàn 13chỉnh]4. Tổng kết đánh giá:4.1. Tổng kết:− Đọc khung ghi nhớ ở SGK.− Trả lời các câu hỏi ở SGK.4.2. Đánh giá:− Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV đánh giá mức độ hoàn thành các mụctiêu .5. Hướng dẫn về nhà:− Học bài cũ.− Soạn câu lệnh bài 24.− Sưu tầm thành tựu tạo giống bằng công nghệ tế bào.4.2.3. Tiết 25:TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO1. Mục tiêu bài học:1.1. Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh phải:− Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùngvới các kết quả của chúng.− Biết được phương pháp nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo, tạo giốngbằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.− Biết được ý nghĩa của công nghệ tế bào thực vật , công nghệ tế bào độngvật1.2. Kỹ năng:− Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.1.3. Thái độ :− Có ý thức vận dụng kiến thức về di truyền học chọn giống vào thực tiễn.2. Chuẩn bị :2.1. Chuẩn bị của giáo viên:− Sơ đồ tư duy về công nghệ tế bào.− Sơ đồ tư duy về công nghệ tế bào thực vật.− Sơ đồ tư duy về công nghệ tế bào động vật− Các slide.− Câu hỏi thảo luận.**CÂU HỎI THẢO LUẬN:Hãy đọc mục I, II SGK trang 95, 96, 97 và dựa vào kiến thức sưu tầm được, để thựchiện các yêu cầu sau:- Nêu cách tiến hành, ưu điểm nổi bật, và thành tựu của phương pháp tạo giống bằngcông nghệ tế bào.+ nhóm 1: phương pháp nuôi cấy hạt phấn.+ nhóm 2: phương pháp nuôi cấy TBTV in vitro tạo mô sẹo+ nhóm 3: phương pháp chọn dòng TB xoma có biến dị+ nhóm 4: phương pháp dung hợp TB trần+ nhóm 5: phương pháp cấy truyền phôi14+ nhóm 6: phương pháp nhân bản vô tính2.2. Chuẩn bị của học sinh:− Soạn trước câu lệnh.− Sưu tầm thành tựu chọn giống bằng công nghệ tế bào.3. Các hoạt động dạy – học:15Hoạt động của GV* Hoạt động 1:Hoạt động của HSGiới thiệu bài mới− Mỗi tế bào của cơ thể chứa toàn bộ hệ gencủa 1 cơ thể. Vậy từ tế bào chúng ta có thể tạonên cơ thể mới được không?− Chiếu slide cây pomato, cừu Đolly− Đây là là 2 loài sinh vật không được sinh rabằng con đường sinh sản hữu tính thôngthường, mà chúng được tạo ra bằng công nghệtế bào. Vậy công nghệ tế bào là gì? Phươngpháp thực hiện như thế nào? Và tạo giống bằngcông ngệ tế bào có ưu điểm gì hơn các phươngpháp chúng ta đã học? Để tìm hiểu vấn đề này,chúng ta học bài mới.− Nêu mục tiêu HS cần đạt được như phầnmục tiêu.− Lắng nghe và suy nghĩ.− Quan sát.− Lắng nghe và suy nghĩ.− Lắng nghe.* Hoạt động 2: Tìm hiểu tạo giống bằng công nghệ tế bào− Công nghệ tế bào là gì ?− Công nghệ tế bào là quytrình công nghệ dùng để tạo ranhững tế bào có kiểu nhân mới từđó tạo ra cơ thể với những đặcđiểm mới, hoặc hình thành cơ thểkhông bằng sinh sản hữu tính màthông qua sự phát triển của tế bàoxôma nhằm nhân nhanh cácgiống vật nuôi, cây trồng.− Em hãy cho biết, chúng ta phải tìm hiểu− Trả lời.những vấn đề gì của tạo giống bằng công nghệ + cơ sở khoa học.tế bào?+ nguồn nguyên liệu để tạogiống.+ quy trình tạo giống.+ ưu thế của phương pháp.+ hướng ứng dụng và thành tựu.− Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu cơ sở − Trả lời.khoa học và nguồn nguyên liệu của phươngpháp tạo giống bằng công nghệ tế bào.− Chiếu slide: sơ đồ tư duy về công nghệ tế − Quan sát và lắng nghe.bào.− Giới thiệu các phương pháp trong côngnghệ tế bào thực vât, động vật.− Quan sát− Treo câu hỏi thảo luận.− Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận − Thảo luận nhóm.7 phút.− Lắng nghe.− Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng phươngpháp tạo giống bằng công nghệ tế bào.− Trước hết ta tìm hiểu phương pháp nuôi16 cấy − Lắng nghe.hạt phấn.− Một HS trả lời, các HS khác− Gọi bất kỳ 1 HS của nhóm 1 trình bày ý4. Tổng kết đánh giá:4.1. Tổng kết:− Đọc khung ghi nhớ ở SGK.− Trả lời các câu hỏi ở SGK.4.2. Đánh giá:− Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV đánh giá mức độ hoàn thành các mụctiêu .5. Hướng dẫn về nhà:− Học bài cũ.− Soạn câu lệnh bài 25.4. 2.4 Tiết 26:TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN1. Mục tiêu bài học:1.1. Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh phải:− Nêu được khái niệm công nghệ gen, kĩ thuật chuyển gen.− Biết được quy trình chuyển gen.1.2. Kỹ năng:− Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.1.3. Thái độ :− Có ý thức vận dụng kiến thức về di truyền học chọn giống vào thực tiễn.2. Chuẩn bị :2.1. Chuẩn bị của giáo viên:− Sơ đồ tư duy về tạo giống bằng công nghệ gen.− Các slide.− Phim về quy trình chuyển gen.− Hệ thống câu hỏi tự lực:Hãy xem phim để trả lời các câu hỏi sau:+ ADN tái tổ hợp là gì?+ ADN tái tổ hợp được tạo ra như thế nào?+ ADN tái tổ hợp được đưa vào tế bào nhận bằng phương pháp nào?+ Dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp được nhận biết bằng cách nào?2.2. Chuẩn bị của học sinh:− Soạn trước câu lệnh.3. Các hoạt động dạy – học:17Hoạt động của GV* Hoạt động 1:Hoạt động của HSGiới thiệu bài mới− Trong ứng dụng di truyền vào chọn giống , − Lắng nghe và suy nghĩ.ngoài chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp, tạogiống bằng phương pháp gây đột biến, tạogiống bằng công nghệ tế bào người ta còn tạogiống bằng công nghệ gen. Vậy tạo giống bằngcông nghệ gen là gì? Quy trình tạo giống bằngcông nghệ gen được tiến hành như thế nào vàđã thành công trên những đối tượng nào đó làlý do chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bàihôm nay.− Nêu mục tiêu HS cần đạt được như phần− Lắng nghe.mục tiêu.* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm công nghệ gen và quy trình chuyển gen− Giới thiệu : Công nghệ gen là một quy trìnhcông nghệ dùng để tạo ra những tế bào và sinhvật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từđó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.− Giới thiệu: Kĩ thuật chuyển gen là chuyểnmột đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.− Em hãy cho biết, chúng ta phải tìm hiểunhững vấn đề gì của tạo giống bằng công nghệgen.− Lắng nghe.− Lắng nghe.− Trả lời.+ cơ sở khoa học.+ nguồn nguyên liệu để tạogiống.+ quy trình tạo giống.+ ưu thế của phương pháp.+ hướng ứng dụng và thành tựu.− Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu cơ sở − Trả lời.khoa học và nguồn nguyên liệu của phươngpháp tạo giống bằng công nghệ gen.− Chiếu slide: 1 phần của sơ đồ tư duy về− Quan sát.tạo giống bằng công nghệ gen.− Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng bước của− Lắng nghe.quy trình chuyển gen.− Treo hệ thống câu hỏi tự lực.− Quan sát.− Chiếu phim về quy trình chuyển gen.− Quan sát.− Gọi bất kỳ 1 HS trả lời.− Trả lời.− Vừa chỉnh sửa, hoàn thiện kiến thức cho HS − Quan sát, lắng nghe và ghivừa chiếu slide: 1 phần của sơ đồ tư duy vềbài.tạo giống bằng công nghệ gen: tạo ADN táitổ hợp.− Chiếu slide về thể truyền là plasmit, thể − Quan sát.thực khuẩn.−− Các bước tiếp theo của quy trình thực hiện− Trả lời, lắng nghe, quan sát,18tương tự như trên.ghi bài− Chiếu slide: Sơ đồ tư duy về tạo giống− Quan sát.bằng công nghệ gen[ hoàn chỉnh]4. Tổng kết đánh giá:4.1. Tổng kết:− Đọc khung ghi nhớ ở SGK.− Trả lời các câu hỏi ở SGK.4.2. Đánh giá:− Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV đánh giá mức độ hoàn thành các mụctiêu .5. Hướng dẫn về nhà:− Học bài cũ.− Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu làm việc theo nhóm:+ Sưu tầm thành tựu về tạo giống mới ở vi sinh vật, thực vật, động vật bằng côngnghệ gen.+ Trình bày kết quả sưu tầm trên giấy A0 ở dạng sơ đồ tư duy. Tiết sau trình bày kếtquả của nhóm trước lớp.4.2.5 Tiết 27:TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN [ tiếp theo]1. Mục tiêu bài học:1.1. Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh phải:− Trình bày được ứng dụng của công nghệ gen trong tạo giống vi sinh vật,cây trồng, vật nuôi.1.2. Kỹ năng:− Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.1.3. Thái độ :− Có ý thức vận dụng kiến thức về di truyền học chọn giống vào thực tiễn.2. Chuẩn bị :2.1. Chuẩn bị của giáo viên:− Sơ đồ tư duy về ứng dụng công nghệ gen− Các slide.2.2. Chuẩn bị của học sinh:− Sưu tầm thành tựu về tạo giống mới ở vi sinh vật, thực vật, động vật bằngcông nghệ gen. Trình bày kết quả sưu tầm trên giấy A0 ở dạng sơ đồ tư duy.3. Các hoạt động dạy – học:19Hoạt động của GV* Hoạt động 1:Hoạt động của HSGiới thiệu bài mới− Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:− Trả lời.+ Trình bày quy trình chuyển gen.+ Nêu hướng ứng dụng của công nghệ gen.− Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra − Lắng nghe và suy nghĩ.các sinh vật chuyển gen. Tạo giống bằng côngnghệ gen là phương pháp mới nhưng phát triểnrất nhanh và có nhiều thành tựu. Bài học hômnay giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về vấn đềnày.− Nêu mục tiêu HS cần đạt được như phần− Lắng nghe.mục tiêu.* Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen tạo giống vi sinh vật, thựcvật, động vật.− Lần lượt gọi học sinh của các nhóm trình− Trình bày kết quả của nhóm.bày.− Các học sinh nhóm khác nhận− Gọi học sinh nhóm khác nhận xét.xét.− Chỉnh sửa, hoàn thiện kiến thức cho HS.− Lắng nghe.− Chiếu slide: sơ đồ tư duy về ứng dụng− Lắng nghe, quan sát, ghi bài.công nghệ gen.− Chiếu các slide về các giống sinh vật được − Quan sát.tạo ra bằng công nghệ gen.4. Tổng kết đánh giá:4.1. Tổng kết:− Đọc khung ghi nhớ ở SGK.− Trả lời các câu hỏi ở SGK.4.2. Đánh giá:− Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV đánh giá mức độ hoàn thành các mụctiêu .5. Hướng dẫn về nhà:− Học bài cũ.− Soạn câu lệnh bài 27.KẾT LUẬN1. Qua giảng dạy tôi nhận thấy, để các tiết dạy có sử dụng sơ đồ tư duy đạt hiệuquả như mong muốn thì cần có sự kết hợp của giáo viên, học sinh và đặt biệt là thiếtbị dạy học, cụ thể:* Đối với giáo viên:20+ Lựa chọn đúng nội dung kiến thức hợp với việc sử dụng sơ đồ tư duy.+ Thiết kế các sơ đồ tư duy đảm bảo các yêu cầu.+ Xây dựng hệ thống câu hỏi tự lực, phiếu học tập, câu hỏi thảo luận phảisát với nội dung bài học.+ Sử dụng phần mềm về sơ đồ tư duy thành thạo.* Đối với học sinh:+ Phải tự giác, thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên.+ Soạn trước câu lệnh ở sách giáo khoa.* Thiết bị dạy học:+ Trường phải có đủ phòng máy đạt yêu cầu và tạo mọi điều kiện thuậnlợi để giáo viên đăng kí, sử dụng.2. Với những kinh nghiệm trên, qua các tiết dạy, tôi thấy hiệu quả dạy học tănglên rõ rệt:+ Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học, giúp các em tiếpthu kiến thức một cách hứng thú, nắm kiến thức vững chắc.+ Giúp học sinh khái quát hoá được nội dung kiến thức.+ Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh.+ Giảm bớt nặng nề trong giờ học.+ Học sinh yêu thích môn sinh học hơn.3. Trên đây chỉ là những kinh nghiệm và kết quả được rút ra từ thực tiễn của quátrình nghiên cứu , giảng dạy của bản thân tôi tại trường THPT Nguyễn Trãi. Vì vậycũng có thể chưa phù hợp với tình hình giảng dạy và học tập ở các trường khác.Với tinh thần cầu tiến, rèn luyện tay nghề để dạy học ngày càng tốt hơn, tôi rấtmong nhận được những lời góp ý chân thành và thiện chí của các cấp quản lý giáodục và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!Trương Thị Kim LoanGiáo viên trường THPT Nguyễn Trãi21

Video liên quan

Chủ Đề