So sánh cải cách Bourbon và Pombal

So sánh những cải cách ở cấp xã của Hoàng đế Lê Thánh Tông và Minh Mệnh. Bài tập nhóm Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 8,5 điểm.

I. LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Lê Thánh Tông đã tiến hành hàng loạt công cuộc cải cách và giai đoạn trị vì của Lê Thành Tông được coi là thịnh trị nhất không chỉ ở thời Lê sơ mà còn có vị trí nổi bật về xây dựng đất nước và phục hưng dân tộc trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam. Người đã đưa ra những cải cách để trị vì đất nước bên cạnh đó còn có vua Minh Mạng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và công cuộc cải cách cấp xã của hai vị vua này, sau đây nhóm em xin tìm hiểu đề: So sánh những cải cách ở cấp xã của Hoàng đế Lê Thánh Tông và Minh Mệnh.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở so sánh

1.1. Định nghĩa

Thứ nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể. Cải cách còn có thể hiểu là sự sửa đổi, điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa của xã hội.

Xã là tên gọi chung chỉ đơn vị hành chính cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống nhà nước. Xã còn là nơi cung cấp sức người, sức của cho nhà nước, là nơi trực tiếp quản lý dân cư, thực thi các chính sách của nhà nước.

1.2. Sơ lược về Lê Thánh Tông và Minh Mệnh

*Lê Thánh Tông

Xem thêm: Dòng họ Civil Law có xu hướng coi trọng án lệ và pháp luật thành văn

Lê Thánh Tông [1442 1497], tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư của Lê Thái Tông. Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận [1460-1469] và Hồng Đức [1470-1497]. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa.

*Minh Mệnh

Vua Minh Mệnh hay là Minh Mạng [1791 1841], tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn gọi là Nguyễn Phúc Kiểu, là vị vua thứ nhì của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1841, là hoàng tử thứ tư của vua Gia Long. Năm 1816, ông được phong làm Hoàng Thái tử. Tháng Giêng năm Canh Thìn [1820] ông lên ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Từ nhỏ Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học, năng động và quyết đoán, là người tinh thông Nho học; là người đã có nhiều cải cách tiến bộ trong suốt thời kỳ trị vì đất nước.

1.3. Nguyên nhân cải cách

Trải qua mấy chục năm, bộ máy hành chính nhà nước dần bộc lộ những hạn chế, yếu kém và bất cập. Cơ chế hành chính còn nhiều tầng, quyền hạn quan lại rất lớn, tình trạng đó thường dẫn đến sự lộng quyền và có nguy cơ nội chiến.

Nền kinh tế còn lạc hậu, kém phát triển, quan tham còn nhiều, đời sống của nhân dân trở nên khổ cực trăm đường. Cần có đội ngũ quan lại có trình độ cao, yêu nước, thương dân, thấm nhuần tư tưởng nho giáo và thuyết an dân.

Nguy cơ ngoại xâm là rất lớn. Do vậy, cần xây dựng nhà nước hùng mạnh từ trung ương đến địa phương và xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh.

Xem thêm: Nguồn của pháp luật quốc tế là gì? Khái quát các loại nguồn của luật quốc tế?

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Video liên quan

Chủ Đề