Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ 1945 1946

Đăng ngày: 20/01/2015 - 3:55:34 PM | Lượt xem: 22884

Phần 4: Bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến[8/1945 12/1946]

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ViệtNam. Nước Việt Nam mới Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chính quyền cách mạng được thành lập từ Trung ương đến địa phương.

Nhà nước Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa ra đời đã phải đương đầu với bao khó khăn, trở ngại về kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay từ sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 3-9-1945, Chính phủ họp phiên họp đầu tiên đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát thành 3 nhiệm vụ lớn diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Không chỉ khó khăn về kinh tế - xã hội mà chúng ta còn phải chống thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng đang vượt biên tràn vào miền Bắc dưới. Không chỉ khó khăn về kinh tế - xã hội mà chúng ta còn phải chống thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng đang vượt biên tràn vào miền Bắc dưới. Không chỉ khó khăn về kinh tế - xã hội mà chúng ta còn phải chống thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng đang vượt biên tràn vào miền Bắc dưới sự sắp đặt của quân Mỹ, theo sau là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách. Trước việc quân Pháp theo chân Đồng Minh vào nước ta ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Nhân dân Việt Namhoan nghênh quân Đồng Minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, những cương quyết phản đối quan Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm.

Trước tình hình đó, để tập trung ngọn lửa đấu tranh vào thực dân Pháp xâm lược, ta tiếp tục tranh thủ hoà hoãn với quân Tưởng, nhằm phân hoá kẻ thù, để có thên thời gian và điều kiện chuẩn bị đối phó với cuộc kháng chiến chống Pháp có nguy cơ bùng nổ ra cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Hưng Yên lúc này cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nạn đói và nan lụt diễn ra khủng khiếp; nông thôn, nông nghiệp tiêu điều; công nghiệp, tiểu công nghiệp và thương nghiệp bị đình đốn; tài chính trống rỗng [khi giành chính quyền ngân khố của toàn tỉnh có hơn 30 vạn động và tiền mua thóc còn lại 1triệu rưỡi]Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, Hưng Yên lại có những thuận lợi cơ bản, đó là có sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng bộ Hưng Yên với đội ngũ không nhiêu nhưng được tôi luyện trong lò lửa cách mạng, sẵn sang đi tiên phong trong mọi nhiệm vụ. Nhân dân Hưng Yên có truyền thống yêu nước, một lòng tin tưởng vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, Hưng YênChính quyền mới thành lập được nhân dân ủng hộ. Mặt trận Việt Minh có cơ sở rộng rãi và có uy tín lớnDựa vào những thuận lợi cơ bản ấy, Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vượt qua những khó khăn ban đầu, thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới.

4.1 Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng

Thực hiện chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hưng Yên tập trung giải quyết hai nhiệm vụ trước mắt và cấp bách là cứu đói và xoá nạn mù chữ.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững tự do, độc lập. Đảng bộ tỉnh đã mở cuộc vận động tăng gia sản xuất với khẩu hiệu Không để một tấc đất bỏ hoang, tấc đất tấc vàng, vận động nhân dân cấy tái giá, trồng rau ngắn ngày để giải quyết chống đói; đồng thời huy động hàng vạn dân đi đắp đê phòng lụt.Cuộc vận động tăng gia sản xuất trở thành phong trào rộng rãi, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia. Mọi người đều hào hứng tham gia các phong trào thi đua người người tăng gia, nhà nhà tăng gia, tích cưc khai phá đất hoang, biến những cánh đồng ngập úng thành ruộng cấy Qua mấy vụ sản xuất dươi chế độ mới, diện tích và sản lượng lương thực tăng khá nhanh.Vụ mùa năm 1945, toàn tỉnh cấy 60.000 mẫu, thu được 30.000 tấn; vụ mùa cấy 154.000 mẫu thu được 45.000 tấn. Năm 1946, vụ mùa cấy tăng lên so với năm 1945 là 18.000 mẫu nhưng bị đại hạn và thiếu trâu bò nên thu hoạch kém, vụ mùa thu hoạch tăng 50% so với năm 1945.

Cuộc vận động cứu đói cũng rất cấp bách. Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Cứu quốc đã phối hợp tổ chức lạc quyên, ngày đồng tâm, lập hũ gạo cứu đói. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi theo gương Người: Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa [mỗi bữa 1 bò] để cứu dân nghèo, nhân dân toàn tỉnh đã tự nguyện nhịn bữa, bớt ăn, san sẻ thóc, gạo, ngô, khoai cho nhau, theo truyền thống lá lành đùm lá rách.Nhân dân Hưng Yên còn quyên góp giúp đồng bào Thái Bình một số lương thực thể hiện tấm lòng tương thân tương ái. Nhờ quyết tâm của nhân dân và sự hỗ trợ của Chính phủ, nạn đói dần được ngăn chặn, sản xuất được phục hồi, đời sống nhân dân bước đầu được ổn định.

Cùng với chống giặc đói là cuộc vận động diệt giặc dốt, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới. Tỉnh uỷ chỉ đạo và phát động toàn dân tham gia diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ, thành lập Ban diệt giặc dốt ở các cấp. Ngày 8-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ. Ở Hưng Yên, các lớp học bổ túc, bình dân được thành lập nhanh chóng. Với tinh thần người biết chữ dạy người chưa biết, phong trào đã lôi cuốn từ các em thiếu nhi, chị em phụ nữ, đến các cụ già, thanh niên,thợ thủ công hăng hái đi học với tinh thần đi học là yêu nước. Công tác tuyên truyên vận động nhân dân đi học cũng có nhiều hình thức phong phú như tranh thủ nói chuyện, liên hoan văn nghệ, sáng tác thơ ca Việc đôn đốc, kiểm tra cũng rất khắt khe, bằng những biện pháp hình thức nghiêm túc như ngáng chặn các trục đường lớn có nhiều người qua lại, đường vào chợ để kiểm tra, ai biết chữ thì đi qua cổng sáng, ai không biết chữ phải chui qua cổng mù hoặc phải dừng lại học nhẩm thuộc chữ rùi mớiđược đi.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng cuộc vận động diệt giặcd dốt đã trở thành phong trào rộng lớn. Tháng 6-1946, ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên tổ chức ngày đi học. Nếu như cuối năm 1946 cả tỉnh có khoảng 171.000 người mù chữ [trong tông số dân là 499.734 người] thì tháng 10-1947 chỉ còn 86.729 người chưa biết chữ. Tháng 2-1948, có 22 thôn, 3 xã thanh toán xong nạn mù chữ, 4 thôn được Uỷ ban hành chính Bắc Bộ tặng Bằng khen.

Cuộc vận động chống giặc dốt xoá nạn mù chữ đã góp phần mở mang dân trí. Ngoài ý nghĩa về giáo dục nó còn có ý nghĩa về chính trị, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của mình.

Cuộc vận động xây dựng đời sống mới cũng được đẩy mạnh nhằm xây dựng nếp sống lành mạnh, đặt lợi ích chung lên trên hết. Bài trừ những thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phong trào thể dục thể thao, diễn văn nghệ được phát triển.

Về hoạt động Văn hoá, tờ báo Bãi Sậy do Ty Thông tin phụ trách, phát hành hàng ngày với số lượng 2.000 số. Ngoài ra trong tỉnh còn có 100 tờ bích báo của các ngành và cơ sở.

ông tác y tế tập trung giải quyết những vấn đề cần kíp trước mắt như truyền bá rộng rãi cách thức vệ sinh phòng dịch bệnh, đào tạo cán bộ y tế mới, phòng chống các dịch bệnh như đậu mùa, tả Bước đầu việc chăm lo sức khoẻ cho người dân đã được quan tâm, chú ý.

Về chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, ngày 16-11-194, Chính phủ ra Thông tư về việc tạm chia ruộng cho dân cày nghèo. Ngày 20-11-1945, Ủy ban nhân dân Bắc Bộ ra Thông tư về thực hiện việc giảm tô 25%, bãi bỏ một số thứ thuế cũ, thực hiện giảm tô, hoãn nợ

Cùng với chỉ đạo nông nghiệp, sản xuất chăn nuôi, Tỉnh uỷ còn chủ trương khôi phục bước đầu các ngành kinh tế, tài chính, sản xuất thủ công nghiệp truyền thống như dệt vải, thổi bóng đèn, gò hàn bước đầu đã đi vào ổn định.

Ngành giao thông, bưu chính đã đi vào hoạt động cho đến khi cuộc kháng chiến của toàn quốc bùng nổ.

Ngày 4-9-1945, Chính phủ cách mạng lâm thời ra sắc lệnh xây dựng Quỹ độc lập và Tuần lễ vàng nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính. Hưởng ứng phong trào này, nhân dân trong tỉnh đã hăng hái đóng góp, riêng Tuần lễ vàng nhân dân Hưng Yên đã ủng hộ hàng trăm lạng vàng bạc, tiền Đông Dương. Nó thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin của nhân dân ta đối với Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về chính quyền, sau Tổng khởi nghĩa thắng lợi, Tỉnh uỷ đã có nhiều biện pháp để củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cách mạng lâm thời các cấp. Tại hội nghị Thổ Cốc ngày 18-8-1945, Tỉnh uỷ đã phân công tỉnh uỷ viên phụ trách và tham gia Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh, các ngành quân sự, công an Đến tháng 9-1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng đổi thành Uỷ ban nhân dân lâm thời. Đầu năm 1946 đổi thành Uỷ ban hành chính lâm thời

Thi hành chủ trương của Trung ương về việc tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 06-01-1946, từ tháng 12-1945, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo và quán triệt chủ trương của Trung ương, mở đợt tuyên truyền, cổ động rộng khắp trong tỉnh, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc bầu cử.

Theo Sắc lệnh số 63 của Chính phủ, tháng 4-1946 nhân dân Hưng Yên đi bầu Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đông nhân dân xã. Kết quả có 30 đại biểu chính thức và 5 đại biểu dự khuyết đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân tỉnh khoáI. Ngày 9-5-1946, Hội đồng nhân dân tỉnh họp phiên đầu tiên bầu ra Uỷ ban hành chính, thay cho Uỷ ban lâm thời. Uỷ ban hành chính tỉnh gồm 3 người: 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và 1 Bí thư Việt Minh. Uỷ ban hành chính xã có 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, 2 uỷ viên.

Tháng 9-1946, Uỷ ban hành chính cấp huyện được bầu ra [nhưng chưa có Hội đồng nhân dân cùng cấp]. Riêng huyện Khoái Châu, đến tháng 11-1946 mới bầu ra Uỷ ban hành chính.

Thắng lợi của các cuộc bầu cử đã thể hiện tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới của nhân dân ta và điều này có tính chất quyết định đến công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân

.Đối với lực lượng vũ trang đã được Đảng bộ xây dựng và củng cố. Phong trào luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí, tự trang bị phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là mã tấu, dao găm, mác, giáo, súng Nhiều lớp huấn luyện được tổ chức để đào tạo cán bộ quân sự. Tổ chức chỉ huy quân sự đã được hình thành tuy nhiệm vụ chức năng chưa rõ ràng. Cấp tỉnh có Uỷ ban bảo vệ, huyện có Ban bảo vệ, trực tiếp chỉ huy lực lượng cảnh vệ chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ công sở. Cùng với xây dựng lực lượng canh vệ, Tỉnh uỷ đã

chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an. Tháng 4-1946, lực lượng Công an tỉnh Hưng Yên chính thức được thành lập bao gồm đội viên các đội Việt Minh danh dự, Đội danh dự trừ gian, Đội phòng mật Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là giữ gìn trật tự an ninh, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.

Ngoài lực lượng vũ trang của tỉnh còn có bộ đội chủ lực. Thực hiện Sắc lệnh 33/SL tháng 5-1946 và Sắc lệnh 71/SL tháng 6-1946 của Chính phủ, chiến khu 3 đã cải tổ các chi đội Vệ quốc đoàn thành lập 3 trung đoàn vệ quốc đoàn của chiến khu. Trung đoàn 44 đứng chân và hoạt động ở Hưng Yên, Hải Dương [Trung đoàn 50 ở Quảng Yên; Trung đoàn 41 ở Thái Bình, Kiến An].

Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài ở Hưng Yên khá phức tạp. Đầu tháng 10-1945, quân Tưởng từ Hà Nội theo đường 5, đường sắt tràn về Hưng Yên. Ngày 20-11-1945, hơn 800 quân Tưởng kéo vào đóng ở thị xã Ba Hàng, Thuỵ Lôi [Tiên Lữ]. Căn cứ vào tình hình cụ thể, Đảng ta đã chủ trương hoà hoãn với quân Tưởng để chống thực dân Pháp. Ngày 20-11-1945, tàn quân Nhật kéo về Hưng Yên với 3.000 tên, ở rải rác từ thị xã đến Thuỵ Lôi [Tiên Lữ]. Đến ngày 20-3-1946, chúng mới rút đi hết.

Chấp hành chủ trương của trung ương, theo tinh thần Hoa-Việt thân thiện để phân hoá kẻ thù, chúng ta đã đón tiếp chu đáo, mềm dẻo tránh xung đột. Tỉnh uỷ lãnh đạo và giáo dục cán bộ, quân đội, quần chúng nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo giữ nghiêm kỷ luật khi tiếp xúc với chúng và thành lập Uỷ ban liên lạc Hoa - Việt. Tuy nhiên, chúng tiếp tục đưa ra những yêu sách ngang ngược, không chịu tiếp xúc với chính quyền ta. Bên cạnh đó, bọn phản động, tay sai của chúng đã ngang nhiên hoạt động, kéo cờ,bắc loa nói xấu cách mạng. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ một mặt chỉ đạo đấu tranh mềm dẻo nhưng kiên quyết, kiên trì và khôn khéo, vạch trần âm mưu và bộ mặt thật của quân Tưởng. Mặt khác, ta tổ chức, mít tinh biểu tình, biểu dương lực lượng với hàng ngàn người, hô vang những khẩu hiệu Nước Việt Nam của người Việt Nam, Việt Nam độc lập muôn năm, Ủng hộ Chính phủ Hồ Chủ Tịch Ngoài ra, ta còn phối hợp với lực lượng vũ trang bí mật, bao vây xung quanh khu vực chúng đóng quân.

Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, ngày 21-4-1946, quân Tưởng buộc phải rút lui ra khỏi địa bàn Hưng Yên.

Mặc dù vừa phải giải quyết những công việc chồng chất, khó khăn, vùa đấu tranh trực diện với quân Tưởng và bọn tay sai, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo kịp thời toàn tỉnh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Nhân dân nô nức đóng tiền, gạo, thuốc men vào Quỹ Nam Bộ kháng chiến. Tỉnh, huỵên thành lập Phòng Nam Bộ. Tỉnh tổ chức hai lần Nam tiến chỉ sau ba ngàyNam Bộ kháng

4.2 Củng cố phát triển đảng, mặt trận và các đoàn thể cứu quốc

Sau cách mạng tháng Tám 1945, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán mà thực chất là rút lui vào hoạt động bí mật để bảo vệ Đảng.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chủ trương giải tán đồng thời vẫn tiến hành công tác củng cố phát triển Đảng và chỉ đạo phong trào trong tỉnh.

Ngày 10-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân Hưng Yên. Bác căn dặn đồng bào đắp đê chống lụt.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chủ trương giải tán đồng thời vẫn tiến hành công tác củng cố phát triển Đảng và chỉ đạo phong trào trong tỉnh.

Ngày 10-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân Hưng Yên. Bác căn dặn đồng bào đắp đê chống lụt.

Đầu tháng 7-1946, Hội nghị đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên họp tại xã Chiến Thắng [Ân Thi] gồm 52 đại biểu toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra đựoc Ban Chấp hành tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí do đồng chí Vũ Huy Hiệu làm Bí thư.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công nhất là sau Hội nghị Đảng bộ tỉnh, huyện, công tác phát triển đảng được đẩy mạnh từ 35 đảng viên [lúc Tổng khởi nghĩa] lên 134 đảng viên [12-1945] rồi 328 đảng viên [6-1946]. Đến ngày 19-12-1946 toàn tỉnh có 629 đảng viên. Sinh hoạt đảng đã được chấn chỉnh.

Đối với Mặt trận và các đoàn thể cứu quốc, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, mở rộng Mặt trận. Tỉnh có 2 cán bộ phụ trách, ở huyện có một số cán bộ phụ trách các xã, ở xã có ban vận động Việt Minh xã. Ở tỉnh có Tổng bộ Việt Minh, ở xã có Uỷ ban Việt Minh. Các tổ chức thanh niên Cứu quốc, phụ nữ Cứu quốc, nông dân Cứu quốc, Công giáo Cứu quốc phát triển rộng khắp.

Ngày 27-5-1946, hội Liên - Việt Trung ương được thành lập, tháng 6-1946 Hội Liên - Việt Hưng Yên được thành lập. 4.3 Đấu tranh thi hành hiệp định Sơ bộ [6-3-1946]. Chuẩn bị kháng chiến.

Đầu năm 1946, theo sự dàn xếp của bọn đế quốc Mỹ, Anh để Pháp chiếm lại Đông Dương, quân Pháp được thay thế quân Anh và quân tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở Việt Nam. Ngày 28-2-1946, Pháp - Tưởng ký Hiệp ước Trùng Khánh, Pháp chính thức tiếp quản Đông Dương thay cho Tưởng. Như vậy, cách mạng Việt Nam đứng trước một tình thế mới hết sức phức tạp. Đất nước bớt đi một kẻ thù nhưng quân Pháp ngày càng ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.Trước tình hình đó, ngày 24-2-1946, Thường vụ Trung ương Đảng họp chủ trương ta nên nói chuyện với Pháp, nhưng đồng thời chuẩn bị kháng chiến, và ngày 3-3-1946 ra tiếp chỉ thị Tình hình và chủ trương. Ngày 5-3-1946, Ban Chấp hành Trung ương họp đồng ý ra chủ trương Hoà để tiến.

Ngày 5-3-1946, hạm đội Pháp tiến vào vùng biển Hải Phòng.

Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ.

Ngày 9-3-1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Hoà để tiến.

Ngày 30-10-1946, ta lại ký với Pháp Tạm ước 14-9. Tuy nhiên chỉ 10 ngày sau chúng lại bội ước.

Nhận thấy tình hình có nhiều diễn biến phức tạp và khẳng địng không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta. Tháng 10-1946, Tỉnh uỷ Hưng Yên họp Hội nghị cán bộ các huyện tại Thổ Cốc [Yên Mỹ] phổ biến tình hình nhiệm vụ mới và đề ra khẩu hiệu Chuẩn bị kháng chiến là trên hết. Sau Hội nghị, toàn tỉnh đã tập trung vào các nhiệm vụ lớn: Tăng cường củng cố phát triển Đảng, củng cố chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang; khẩn trương luyện tập quân sự

Từ tháng 11 đến tháng 12-1946, công tác chuẩn bị kháng chiến càng khẩn trương. Ở các huyện gần đường 5 huyện uỷ chỉ đạo các xã tản cư xuống phía Nam. Công tác xây dựng thôn trang chiến [làng chiến đấu] được thực hiện khẩn trương; việc tiêu thổ kháng chiến được tiến hành triệt để

Trong khoảng thời gian hơn 1 năm, từ Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã giành được những thắng lợi bước đầu trong xây dựng và bảo vệ chính quyề cách mạng; giải quyết nạn đói và xoá nạn mù chữ, đấu trang thi hành Hiệp định Sơ bộ 6-3 và chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến.

Video liên quan

Chủ Đề