So sánh địa tô phong kiến và địa tô tbcn năm 2024

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................

  • LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................
  • 1. Địa tô.............................................................................................................................
  • 1. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:..................................................................
  • 1. So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.......................................
    • a] Điểm giống nhau:....................................................................................................
    • b] Điểm khác nhau:.....................................................................................................
  • 1. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa.................................................................
    •  Địa tô chênh lệch:.................................................................................................
    •  Địa tô tuyệt đối:..................................................................................................
    •  Địa tô độc quyền.................................................................................................
    •  Giá cả ruộng đất..................................................................................................
  • 1. Vận dụng lí luận về địa tô tư bản chủ nghĩa vào thực tiễn......................................

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................

Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kì, mỗi thời kì trải qua những hình thức tư hữu khác nhau. Và cho đến ngày nay, Việt Nam đang trên con đường phát triển và dần hoàn thiện những quan hệ sản xuất. Nhưng để có được những thành tựu về quan hệ sản xuất và nền kinh tế ngày nay là do Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa, biết vận dụng tư tưởng của Mác làm kim chỉ nam dẫn lối đến đường phát triển và đã phát huy giúp nền kinh tế ngày càng rực rỡ trên đấu trường quốc tế.

Chúng em là những sinh viên kinh tế, những mầm non phát triển của đất nước và là những hạt giống đang được nuôi dưỡng trong trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh, được tiếp thu những tinh hoa kiến thức từ thầy cô, ngoài việc quan tâm đến vấn đề của kinh tế phát triển như cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi số,... mà ta cần phải thật sự quan tâm đến vấn đề thuế đất. Mới chỉ nghe về đất ta tưởng chừng đó chỉ là những vấn đề của nông nghiệp và nông dân nhưng thực tế hoàn toàn khác đây là một trong những vấn đề quan trọng trong dự án kinh tế sau này, đó là một trong những bước hợp đồng khởi đầu cho việc khởi lập một công ty, một doanh nghiệp, thuê đất ở đâu để kinh doanh, tiền thuê đất như thế nào, hay khi kinh doanh nông nghiệp thì tiền thuê đất là bao nhiêu, nghĩa vụ như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta phải phân tích những lí luận về địa tô của Mác, từ đó tìm hiểu xem Nhà nước ta đã vận dụng ra sao và đề ra những qui định, hạn mức gì? Bằng việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài, đề tài lí luận về địa tô của C đã không chỉ vạch ra cho ta thấy được hết những bản chất của quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp mà nó còn là cơ sở khoa học để xây dựng cho ta chính sách thuế đối với nông nghiệp hiện nay và các vấn đề khác có liên quan một cách hợp lí để đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích trong xã hội hiện nay. Đó là lợi ích cá nhân của người lao động ,lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước nhằm kích thích sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay và mai sau.

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Minh Tuấn. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Kinh tế chính trị, thầy đã giảng dạy học sinh tận tình và đầy nhiệt huyết để nhóm em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà thầy truyền tải, em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống thông qua những Tư tưởng của Mác trong Kinh tế chính trị. Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề nhân sinh quan trọng tư tưởng Mác - Lênin gửi đến thầy.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Kinh chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng day.

Kinh tế chính trị Nhóm 8 Chủ đề 8: Phân tích bản chất và các hình thức địa tô TBCN. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam

  1. Địa tô: Các Mác kí hiệu là R
  2. Nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa
  3. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp hình thành theo 2 con đường:
  4. Cải cách dần dần kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa
  5. Thông qua cách mạng tư sản xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
  6. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:

Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào trong nông nghiệp thì nông nghiệp tư bản chủ nghĩa hình thành nên ba giai cấp: Địa chủ sở hữu ruộng đất, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp là người trực tiếp lao động. Địa tô tư bản chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa “ba giai cấp cấu thành cái bộ xương sống của xã hội cận đại.

  • Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
  • Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng thu được lợi nhuận bình quân. Khác với chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ
  • Để có tiền trả cho địa chủ, ngoài số lợi nhuận bình quân thu được tương tự như kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, tức là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô.
  • Nguồn gốc:

Là giá trị thặng dư do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản thuê đất bóc lột được

  • Bản chất:

Phản ánh mối quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản và địa chủ đối với công nhân làm thuê

Để làm rõ được bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa hơn, Mác đã so sánh giữa địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.

  1. So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.
  1. Điểm giống nhau:

Đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.

  1. Điểm khác nhau:
  • Về mặt lượng:

Địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết

Địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

  • Về mặt chất:
  • Địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp:
  • Địa chủ
  • Nông dân

Trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân

chi phí cho 1 đơn vị nông sản thấp hơn, giá bán trên thị trường giống nhau thì lợi nhuận nhiều hơn

Thực chất cũng là lợi nhuận siêu ngạch

Nguồn gốc: là 1 phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra

  • Nguyên nhân hình thành địa tô chênh lệch:
  • Do chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất gây ra: ngăn cản sự tự do dịch chuyển tư bản trong NN, do đó lợi nhuận siêu ngạch không bị san bằng và bị chuyển hóa thành địa tô
  • Giá cả sản xuất trong nông nghiệp do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định chứ không phải điều kiện sản xuất trung bình
  • Điều kiện sản xuất trên các mảnh đất là khác nhau và tương đối ổn định

Địa tô chênh lệch = giá cả sản xuất trên ruộng xấu – giá cả sản xuất trên ruộng tốt

Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp cũng đều phải có lợi nhuận siêu ngạch. Nhưng trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ là một hiện tượng tạm thời đối với nhà tư bản nào có điều kiện sản xuất tốt hơn. Còn trong nông nghiệp thì ít nhiều có khác, lợi nhuận siêu ngạch hình thành và tồn tại một cách tương đối lâu dài. Vì một mặt không thể tự tạo thêm ruộng đất tốt hơn, gần nơi tiêu thụ nhưng có thể xây dựng được thêm nhiều nhà máy tối tân hơn trong công nghiệp, mặt khác diện tích ruộng đất có hạn và toàn bộ đất đai trồng trọt được đã bị tư nhân chiếm đoạt hết, và cũng có nghĩa là đã có độc quyền kinh doanh những thửa ruộng màu mỡ, có vị trí thuận lợi thì thu được lợi nhuận siêu ngạch một cách lâu dài.

Nhưng nông nghiệp có mặt khác công nghiệp khi trong công nghiệp, giá trị hay giá cả sản xuất hàng hóa là do những điều kiện sản xuất trung bình quyết định. Còn trong nông nghiệp, giá cả hay giá trị sản xuất của nông phẩm lại do những điều kiện sản xuất xấu

nhất quyết định. Đó là vì nếu chỉ canh tác những ruộng đất tốt và trung bình, thì không đủ nông phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội nên phải canh tác cả những ruộng đất xấu, và do đó cũng phải bảo đảm cho những nhà tư bản đầu tư trên những ruộng đất này có được lợi nhuận bình quân.

Như vậy giá cả sản xuất của nông phẩm trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu là giá cả sản xuất chung của xã hội nên nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất trung bình cũng thu được lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân. Thực chất thì địa tô chênh lệch cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch, hay giá trị thặng dư siêu ngạch.

Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất trung bình và tốt. Nó sinh ra là do có độc quyền kinh doanh ruộng đất nhưng bên cạnh đó lại có độc quyền chiếm hữu ruộng đất, nên cuối cùng nó vẫn lọt vào tay chủ ruộng đất.

Cũng cần chú ý rằng không phải địa tô chênh lệch là sản phẩm do độ màu mỡ ruộng đất sinh ra. Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trong nông nghiệp là do lao động thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Màu mỡ ruộng đất chỉ là điều kiện tự nhiên hay cơ sở tự nhiên làm cho lao động của nông dân có năng suất cao hơn, và là điều kiện không thể thiếu được để cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành, cũng như địa tô nói chung, không phải là do ruộng đất mà ra, nó là do lao động đã bỏ vào ruộng đất và do giá cả của sản phẩm lao động của nông phẩm, chứ không phải do bản thân ruộng đất.

Mac nói: “Lực lượng tự nhiên ấy không phải là nguồn gốc sinh ra lợi nhuận siêu ngạch, mà chỉ là cơ sở tự nhiên khiến có thể đặc biệt nâng cao năng suất lao động lên”.

Sở dĩ Mac nói như vậy là vì nếu không có bàn tay con người, không có sức lao động thì với điều kiện tự nhiên tốt cũng không thể tạo ra được nhiều lợi nhuận nhưng với sức lao

Thâm canh là việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đất đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.

Ví dụ:

Lần đầu tư tư bản

Chi phí tư bản [$]

Lợi nhuận bình quân [%]

Sản lượng [tạ]

Giá cả SX cá biệt [$]

Giá cả SX chung [$]

Địa tô chênh 1 tạ TSL 1 tạ TSL lệch [$]

Lần 1 100 20 4 30 120 30 150 0 Lần 2 100 20 5 24 120 30 150 30

Nếu miếng đất tốt nhất khi được nhà tư bản đầu tư cho ta kết quả như bảng trên.

Số thừa 30$ chính là địa tô chênh lệch 2. Miễn là thời hạn thuê đất còn hiệu lực, thì nhà tư bản kinh doanh vẫn bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch [số thừa của lần đầu tư thứ 2]. Nhưng khi hết hạn hợp đồng, chủ ruộng sẽ tìm cách nâng mức địa tô để chiếm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch.

Do đó chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê trong một thời gian ngắn còn nhà tư bản thì không muốn đầu tư nhiều vốn để cải tạo vì làm như vậy phải mất một thời gian dài mới thu hồi được vốn. Vì vậy, trong thời gian thuê ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh ruộng đất tìm mọi cách khai thác, tận dụng hết độ màu mỡ của đất đai để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

-> Như vậy trong điều kiện canh tác theo lối tư bản chủ nghĩa thì độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm.

 Địa tô tuyệt đối:

Là một loại lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, mà bất cứ nhà tư bản thuê ruộng đất nào đều phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó là tốt hay xấu

Cơ sở: do cấu tạo tư bản của hữu cơ trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp

\=> Điều này dẫn đến: nếu trình độ bóc lột ngang nhau, thì một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp giá trị thặng dư hơn trong công nghiệp.

Nguyên nhân: do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuận bình quân

Ở hình thức địa tô chênh lệch, ta đã giả định là người thuê đất xấu chỉ thu về chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân, và không tính đến việc nộp địa tô. Thế nhưng không phải như vậy, người thuê đất dù tốt hay xấu đều phải nộp địa tô cho người chủ sở hữu đất. Địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nhất thiết phải nộp - tuyệt đối phải nộp dù ruộng tốt hay xấu đến mức nào.

Địa tô tuyệt đối gắn liền với độc quyền tư hữu ruộng đất. Chính độc quyền tư hữu ruộng đất làm cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành trong nông nghiệp không bị đem chia đi và làm cho lợi nhuận siêu ngạch đó phải chuyển hóa thành địa tô

 Địa tô độc quyền: là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa, địa tô luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo nên giá cả độc quyền của nông sản, có những loại đất có thể trồng những loại cây những sản phẩm quý hiếm có giá trị cao, những khoáng sản có giá trị thì địa tô của những đất đai đó sẽ rất cao, có thể xem đó là địa tô độc quyền

Đất đai là một tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,... Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý [theo Điều 4 Luật Đất Đai 2013]. Nhà nước giao đất đai cho các tổ chức kinh tế hay đơn vị vũ trang để sử dụng, đồng thời thu một khoản thuế từ họ để bổ sung nguồn ngân sách quốc gia nhằm sử dụng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Thuế này mặc dù về mặt hình thức thì có phần tương đồng với địa tô vì chúng đều là “cóng phẩm” phải nộp cho giai cấp thống trị nhưng về bản chất thì khác xa với địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến; cụ thể, nó không mang lại lợi ích cho riêng giai cấp thống trị [địa chủ, phong kiến, ...] mà đem lại lợi ích cho toàn dân [cụ thể, thuế đất nói riêng, các loại thuế nói chung sẽ được nhà nước sử dụng để nâng cao cơ sở hạ tầng quốc gia, phát triển đường xá, dịch vụ công cộng,... chứ không giữ cho riêng mình]. Như vậy, thuế đất có thể bị ngầm hiểu là địa tô nhưng về bản chất thì có bài điểm khác so với địa tô phong kiến, tư bản chủ nghĩa về mặt lợi ích mà nó mang lại.

Mặt khác, Mác đã kết luận: “mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là bước tiến về

mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ mà sự bóc lột đó được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có địa tô”. Cụ thể, Nhà nước đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người dân theo những điều khoản như: điều 1, điều 4, điều 5, điều 12, điều 22, điều 79 Luật Đất Đai 2013. Ngoài ra, trong pháp luật về đất đai của nhà nước ta hiện nay cũng ban hành những quy định để người dân phải trả tiền thuê đất [một hình thức của địa tô] khi sử dụng đất một cách tự nguyện. Hiện nay, đất được cấp cho dân, dân có quyền sử dụng đất vào mục đích của mình. Nếu đối với đất ở thì người dân phải nộp một khoản tiền thuê đất rất nhỏ so với thu nhập của họ. Còn đối với đất để làm nông nghiệp thì người dân phải nộp thuế nhưng họ có thể tự do kinh doanh trên đất của mình sao cho thu được lợi nhuận cao nhất. Như vậy, người dân phải khai thác tối đa tài nguyên để có thể đồng thời thu lợi nhuận cao nhất và đủ để trả thuế do nhà nước quy định; điều đó đã góp phần làm cho đất đai kiệt quệ, thiếu dinh dưỡng đồng thời sử dụng nhiều sức lao động hơn bình thường.

VẬN DỤNG 2

[Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.]

  • Nhà nước đã quy định rất rõ việc thuê đất để kinh doanh, trên cơ sở ấy, ta thấy rõ sự khác biệt và sự vận dụng lý luận địa tô của Mác trong thời đại ngày nay. Đó chính là việc nhà nước sử dụng những văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê đất để người dân khi nộp tiền thuê đất đều tự nguyện đóng góp. Trong việc thuê đất để kinh doanh thì người đã thuê đất của nhà nước sẽ phát triển kinh doanh trên mảnh đất đó rồi lấy lợi nhuận mà mình làm ra để trả cho nhà nước và số tiền đó sẽ vào ngân sách nhà nước.

Hiện nay không chỉ có việc thuê đất trong nông nghiệp trong việc kinh doanh mà nhà nước còn cho nước ngoài thuê đất để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam và tăng nguồn thu cho ngân sách.

[Theo SCMP, Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple, đã ký hợp đồng thuê khu đất có diện tích 45 ha của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang với giá 62,5 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và mở rộng năng lực sản xuấtợp đồng thuê có thời hạn đến tháng 2/2057.]

[Khu đất mới của Foxconn nằm trong khu công nghiệp Quang Châu.] Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về luật đất đai, thuế nông nghiệp cũng như trong một số lĩnh vực kinh doanh, ta có thể khẳng định hiện nay địa tô vẫn còn tồn tại nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác so với địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên trong việc sử dụng lý luận địa tô của Các trong việc quản lý đất đai vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn như nhà nước thu đất của nông dân với giá rất rẻ sau đó quy hoạch xây dựng nhà ở và cho thuê với giá rất cao. Đây là vấn đề cần được kiến nghị lên cấp có thẩm quyền nhằm có sự đền bù thỏa đáng cho dân. Nếu như trong xã hội phong kiến và tư bản chủ nghĩa, người sử dụng đất phải nộp tô cho địa chủ thì ngày nay tô hay còn nói các khác là thuế đất, thuế nhà, tiền thuê đất đều được nộp vào ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách đó lại được dung vào những công việc nhằm xây dựng đất nước.

Chủ Đề