So sánh giun đốt và chân khớp

28Bài 3.Ngành Giun đốt - lớp Giun ít tơ vàngành Chân khớp - lớp Giáp xácI. Yêu cầuSinh viên cần nắm vững:- Các đặc điểm cấu tạo cơ thể và những biến đổi cấu tạo thích nghi của động vật thuộcngành Giun đốt và lớp Giáp xác thuộc ngành Chân khớp.- Nắm vững kỹ thuật quan sát, làm tiêu bản và giải phẩu đối với nhóm động vật này.- Thấy được mức độ tiến hóa và vị trí của chúng trong giới động vật.II. Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất cần thiết1. Mẫu vật+ Giun đất [Giun khoang - Pheretima sp]. Các loài giun đất thuộc giống Pheretima ởnước ta thường sống nơi đất thịt, có nhiều mùn rác [như ở các vườn trồng chuối]. Khi trờimưa nhiều, ngập nước, giun thường ngoi lên trên mặt đát, có thể bắt chúng đem về ngâmformalin 5%. Có thể nuôi giun trong bể gạch, trong bể có nhiều chất mùn, phân lá và giữ đấtluôn ẩm bằng cách tưới nước. Trước khi tiến hành quan sát hay giải phẩu, cần giết chết giunbằng nước nóng, có thể gây mê bằng hơi chloroform hay nước có pha chloroform 1%.+ Tôm càng Macrobrachium nipponense thường sống phổ biến ở sông suối, ao, hồ,ruộng... Chúng bò dưới đáy, ở trong các hang hốc của các bến đá, ao ngâm tre gỗ, hay bơitrong nước. Tôm càng ăn côn trùng dưới nước, nòng nọc, giáp xác nhỏ. Để có mẫu vật sốngcó thể mò tôm bằng tay ở nơi có các rễ cây si, cây sung... hay câu tôm bằng rớ, vó, lờ. Tốtnhất là đặt cho các vó bè hay mua ở chợ vào lúc sáng sớm. Có thể nuôi tôm trong phòng thínghiệm bằng các bể kính hay các bô can thủy tinh lớn. Chú ý tính phàm ăn của tôm và nhucầu ô xy rất cao, thức ăn là cám rang, tép, giun và cá con. Phân biệt tôm đực và tôm cái bằngcách so sánh 2 con cùng kích thước, con nào có càng lớn hơn thì đó là con đực.2. Dụng cụChậu mổ, bộ đồ mổ, kim găm, khăn lau, lúp cầm tay, lúp bàn, một mảnh giấy crôki...3. Hóa chấtFormalin 5%, cồn 700, chloroform, xanh metylen, đỏ trung tính, thuốc nhuộmhematocylin hay eozinII. Nội dung tiến hành2.1 Nghiên cứu Giun đất [Giun khoang - Pheretima sp]a] Nghiên cứu hình dạng ngoài 29+ Giun đất trưởng thành dài khoảng 20 - 30cm, có tới 100 đốt khá giống nhau. Các đốtphân biệt rõ nhờ các vách ngăn đốt. Màu sắc khác nhau: Xám đỏ có ánh kim, mặt bụng sánghơn mặt lưng. Mặt ngoài cơ thể khá nhẵn, luôn nhờn, ẩm rất thích ứng với sự chui luồn trongđất. Dùng tay sờ hay quan sát dưới kính lúp thì mới thấy rõ ranh giới của các đốt và thấy mỗiđốt có một vòng tơ, gồm nhiều tơ ngắn đều đặn.+ Giữa mặt lưng, tại ranh giới của các đốt, bắt đầu từ đốt thứ XI -XII trở về sau đều cólỗ sinh dục xếp thành hàng dọc. Đai sinh dục được hình thành từ 3 đốt: Đốt thứ XIV, XV vàXVI. Phân biệt đai sinh dục bằng cách so sánh là vùng này thường dày lên, không có ranhgiới của các đốt và bao quanh cơ thể, ở giữa đai sinh dục về phía mặt bụng có lỗ sinh dục cái.Lùi về phía sau đai sinh dục một đốt có 2 lỗ sinh dục đực nằm trên 2 nhú lồi của đốt XVIII,quanh lỗ sinh dục đực có các nhú nhỏ [thay đổi từ 5 - 10 cái ở mỗi bên]. Ở vách các đốtVII/VII và VIII/IX có 4 lỗ nhận tinh [hình 3.1A].b. Nghiên cứu cấu tạo trong+ Xoang cơ thể: là xoang thứ sinh, trong xoang có nhiều vách ngăn đốt, ứng với ngấnđốt bên ngoài. Ở loài Pheretima aspergillum thiếu vách ngăn đốt I/II, III/IV, VIII/IX và IX/X.Trong xoang chứa đầy dịch thể xoang [các sản phẩm bài tiết, sinh dục...]+ Hệ tiêu hóa: Từ tước ra sau có lỗ miệng, xoang miệng, hầu, thực quản, mề, dạ dày,ruột giữa, ruột thẳng và hậu môn.Lỗ miệng nằm ở đỉnh đầu và hơi lệch về phía bụng.Xoang miệng nằm ở đốt I và II.Hầu có thành cơ khỏe, kéo dài từ đốt III - V. Vùng hầu có nhiều bó cơ khỏe giúp choquá trình co bóp, trong hầu không có hàm kitin khỏe phù hợp với lối ăn mùn, đất.Thực quản là một ống dài, thành mỏng, nằm từ đốt VI - VII, thường bị các vách ngănđốt bao kín.Mề là khối cơ dày, phình to, hình tròn chắc chắn, nằm ở các đốt VIII, IX và X.Dạ dày là phần thu hẹp sau mề, có thành mỏng, nằm ở các đốt XI - XIV, ở các đốt XI vàXII dạ dày bị các túi chứa tinh bao kín xung quanh.Ruột giữa là phần sau dạ dày, phình to, có thành mỏng, bắt đầu từ đốt XV trở về sau.Phía lưng, phía chính giữa có rãnh ruột lớn chạy dọc, quanh ruột có lớp tế bào vàng. Ruộtđược treo lơ lửng trong xoang cơ thể nhờ màng treo ruột.Phần sau của ống tiêu hóa là ruột thẳng hay ruột sau và không sai khác nhiều so với ruộttrước. Giun đất có 2 manh tràng mọc ra từ hai bên ruột giữa, từ các đốt XXVII. Manh tràng cóhình sừng nhọn, chiếm khoảng 4 - 5 đốt [hình 3.1B].+ Hệ tuần hoàn: Có hệ tuần hoàn kín, khá phức tạp. Máu đỏ do có sắc tố hemoglobin.Hệ tuần hoàn gồm hệ mạch máu trung tâm, hệ máu quanh ruột và các cung tuần hoàn máungoại biên. Hệ mạch trung tâm có 3 mạch máu chính chạy dọc cơ thể là mặt lưng, mặt bụngvà mạch dưới thần kinh. Ngoài ra thấy rõ mạch trên ruột và mạch dưới ruột. 30161817AQ425768391151413121110BHình 3.1 Cấu tạo cơ thể Giun ít tơ [Pheretima sp][A] Hình dạng ngoài; [B] Cấu tạo trong: 1. Miệng; 2. Não; 3. Hầu; 4. Tim bên; 5. Thực quản; 6. mạchmáu lưng; 7. Ruột; 8. Vắch ngăn; 9. Cơ dọc; 10. Thận; 11. Cơ vòng; 12. Mạch máu bụng; 13. Chuỗithần kinh; 14. Tuyến sinh dục cái; 15. Tuyến sinh dục đực; 16. Đai sinh dục;17. Các vách; 18 Các đốtGiun đất có 4 đôi tim bên, nằm ở phía trước vách giữa các đốt từ thứ X đến XIII, riêngđôi tim bên thứ nhất gắn chặt vào vách ngăn giữa đốt X và XI. Tim bên là các mạch ngắn,phình to dần, nối liền giữa mạch trên ruột xuống mạch máu bụng. Mạch máu lưng lớn, nằmtrên rãnh ruột, đoạn phía trước các đôi tim bên bé dần và phân làm nhiểu nhánh ở đầu, tớiđoạn gốc mề thì tách làm 2, một nhánh lớn chạy vòng xuống bụng và nhánh trên hình thành 2mạch nhỏ khác chạy vào mề, hầu...Mạch máu bụng nằm ở dưới ruột. Về phía đầu cũng nhỏ dần và mạch máu trên ruột làmột mạch ngắn, mỏng, nằm sát ruột [hình 3.2].Cung tuần hoàn ngoại biên đều có ở mỗi đốt, đó là các mạch nhánh đi từ mạch bụng đếnmạch lưng qua hệ thống mao quản nằm rải ra khắp cơ thể. Bộ phận này thường khó thấy.Khi nghiên cứu hệ tuần hoàn cần lưu ý đến tính chất đơn giản về cấu tạo của tim bênnhưng lại phức tạp về tổ chức các mạch máu...+ Hệ bài tiết:Gồm nhiều vi thận, là dạng biến đổi của hậu đơn thận [là đặc điểm chung của các loàiGiun đất thuộc họ Megaselecidae].Có 3 loại vi thận: vi thận hầu, vi thận da và vi thận vách.Ngoài các vi thận, ở giun đất còn có tế bào vàng [tế bào Chloragoren] bao quanh ruộtcũng tham gia vào chức phận bài tiết. Ngoài ra còn có hàng lỗ lưng, tiết chất dịch thể xoang rangoài vừa tham gia điều áp suất thể dịch, vừa tham gia bài tiết [hình 3.3]. 31Hình 3.2 Sơ đồ hệ tuần hoàn phần trước thân của giun [Pheretima sp]+ Hệ thần kinh:Gồm có vòng não, vòng thần kinh hầu,hạch dưới hầu và chuỗi thần kinh bụng. Từnão có 3 đôi dây thần kinh đến hầu, xoangmiệng, và thùy trước miệng. Hạch thần kinhdưới hầu lớn, có 3 đôi dây thần kinh tới váchcác đốt I, II và III [hình 3.4].Ở chuỗi thần kinh bụng, các tế bào thầnkinh tập trung thành hạch ở mỗi đốt, nhìn bênngoài cứ tưởng là một hạch đơn nhưng thực ralà 2 hạch trái và phải chập lại với nhau. TừThậnỐng thậnRuộtTúi chứaVáchPhễu thậnXoang thậnLỗ thậnHình 3.3 Hậu đơn thận của giun Pheretima sp 32hạch thần kinh có một đôi dây thầnkinh đi tới thành cơ thể và một đôidây thần kinh phía trước đi tới váchđốt. Như vậy cấu tạo chuỗi thầnkinh sắp xếp đều đặn trong mỗi đốtcũng thể hiện tính chất phân đốtđồng hình ở Giun đất.Cơ quan cảm giác ở dạng tếbào riêng lẻ hay tập trung.HầuHạch nãoKhoang miệngThần kinh cảm giácThuỳ trước miệngMiệngVòng thần kinh quanh hầuDây thần kinh bênHạch dưới hầuDây thần kinhHình 3.4 Hệ thần kinh giun Pheretima sp+ Hệ sinh dục:Giun đất là động vật lưỡng tính [trong một cá thẻ có cả hệ sinh dục đực và cái].Cơ quan sinh dục đực gồm 2 đôi tuyến tinh có hình khối bầu dục, màu vàng nhạt, nằm ởphía bụng của các đốt X và XI. Túi chứa tinh lớn hơn, chia thùy, màu trắng và phủ quanh dạdày ở các đốt từ XI - XIII. Từ 2 phễu sinh dục trước và sau ở mỗi bên, có 2 ống dẫn đổ ra phíasau, phần cuối tạo thành óng phóng tinh, có thành cơ phát triển và đổ ra ngoài qua lỗ sinh dụcđực ở mặt bên bụng đốt XVIII. Cạnh ống phóng tinh dễ dàng nhìn thấy tuyến tiền liệt hình hạtđậu nhiều thùy màu trắng, nằm dọc chiều dài mỗi đốt, từ đốt XVII - XIX, có ống dẫn ngắn đổthẳng vào ống phóng tinh.Cơ quan sinh dục cái gồm một đôi tuyến trứng hình hạt tròn, màu vàng nhạt, nhỏ hơntuyến tinh và nằm sau tuyến tinh, sau vách đốt XII và XIII. Hai phễu trứng nằm trong đốtXIII, từ đó có ống dẫn trứng ngắn, xuyên qua vách ngăn đốt XIII và XIV rồi đổ chung rangoài qua lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đốt XIV [đốt thứ nhất của đai sinh dục]. Cơ quan sinhdục cái còn có 2 đôi túi nhận tinh nằm trong các đốt VII và VIII. Mỗi túi nhận tinh gồm 2phần: túi chứa lớn và ống dẫn dài, cả 2 đều thông ra ngoài theo lỗ nhận tinh.c. Nghiên cứu lát cắt ngangTừ ngoài vào trong, có các bộ phận sau:+ Thành cơ thể còn giữ cấu tạo kiểu bao biểu môcơ: ngoài cùng là lớp cuticun mỏng, trong suốt rồi đếnlớp biểu bì. Trong lớp biểu bì là lớp cơ gồm cơ vòngmỏng, cơ dọc rất dày. Cơ của Giun đất cấu tạo đồng đều,không phân hóa thành các dải cơ dọc như ở một số bọnkhác. Trên thành cơ thể còn thấy được các tơ cứng đâmxuyên ra ngoài [hình 3.5].LôngCuticulCơ coBiểu bìCơ vòngCơ dọcBiểu môthể xoangCơ giãnTế bào tiếtHình 3.5 Cắt ngang phần thân của+ Xoang cơ thể của Giun đất là xoang thứ sinh,giun Pheretima spgiới hạn với thành cơ thể bởi lá thành [parietal] và vớiruột bởi lá tạng [visceral]. Trên tiết diện cắt ngang đó là các lớp tế bào mỏng.Trong xoang còn thấy được tiết diện cắt ngang của mạch máu, chuỗi thần kinh bụng,ruột. Tiết diện của ruột hình tròn, ở giữa [hình 3.6]. 33Hình 3.6 Sồ đồ lát cắt ngang qua phần sau cơ thể Pheretima sp2.2 Nghiên cứu tôm càng [Macrobrachium nipponense]a. Vị trí phân loạiLoài Macrobrachium nipponenseHọ PalaemonidaeBộ Mười chân - DecapodaLớp Giáp xác - CrustaceaNgành Chân khớp - Arthropodab. Kỹ thuật tiến hành+ Dùng mẫu vật tươi hay định hình trong cồn 700 để nghiên cứu hình dạng ngoài.+ Gỡ nhẹ nhàng các phần phụ theo thứ tự từ trước ra sau và quan sát dưới kính lúp bànhay lúp cầm tay.+ Để quan sát nội quan cần phải gỡ một phần vỏ giáp đầu ngực về phía mặt lưng vàphần thân: cầm tôm trên tay, cắt hai đường dọc theo 2 bên thân từ phần đầu ngực tới cuốibụng. Sau đó gỡ vỏ và gỡ dần các lớp cơ để quan sát nội quan: Trong phần đầu ngực có dạdày, tim, khối gan tụy, các tuyến và ống dẫn sinh dục...Muốn quan sát hệ thần kinh thì phải gỡ bỏ tất cả các nội quan. Chú ý vị trí của não,vòng thần kinh hầu và các đôi hạch khác.Muốn quan sát hệ tuần hoàn thì phải tiêm cacmin - gelatin vào tim của tôm sống, khitim vẫn đang còn co bóp yếu.c. Nội dung nghiên cứu1] Quan sát hình dạng ngoài+ Phân đốt cơ thể: Cơ thể chia làm 2 phần là đầu ngực và bụng, bao ngoài là lớp vỏ 34kitin. Phần đầu ngực gồm 13 đốt dính liền nhau, có tấm giáp bọc kín, chỉ để hở phía bụng.Phía trước có chủy đầu là gai dài, nhọn và sắc cạnh. Cạnh trên có 13 - 14 răng, cạnh dưới có 3- 5 răng. Phía trước giáp đầu ngực có 2 đôi gai ở hai bên, đôi gai dưới là gai anten [gai râu],đôi gai trên gọi là gai gan. Trên bề mặt của giáp đầu ngực có các đường gờ và rãnh, chia giápđầu ngực thành các vùng: vùng tim, vùng mang, vùng vị, vùng mắt, vùng râu và vùng má[hình 3.7 và 3.8].Hình 3.7 Hình dạng ngoài của tôm càng [Macrobrachium nipponennse]Phần bụng [kể cả telson] gồm 7 đốt, mỗi đốt có một vòng vỏ, vòng vỏ trước che lấp vòng vỏsau. Trên mặt telson có 2 đôi gai bất động, đầu telson có 2 gai động.Tùy theo chứcphận mà phần phụ củatôm có cấu tạo khácnhau, tuy nhiên về cơbản vẫn là phần phụhai nhánh điển hìnhcho giáp xác: Mỗiphần phụ gồm có 2đốt gốc [đốt thứ nhấtHình 3.8 Mặt ngoài giáp đầu ngực của Tôm cànglà coxopodite nối vớithân, đốt thứ 2 gọi làbasipodite nối với 2 nhánh ngọn]. Nhánh ngọn có 2 là nhánh ngọn ngoài [exopodite] và nhánhngọn trong [endopodite] [hình 3.9].Tôm càng có tất cả 19 đôi phần phụ, sắp xếp theo thứ tự từ đầu xuống đuôi như sau: 2đôi anten [râu]; 1 đôi hàm trên; 2 đôi hàm dưới; 3 đôi chân hàm; 5 đôi chân bò [chân ngực]; 5đôi chân bơi [chân bụng]; 1 đôi chân đuôi, còn telson không có phần phụ.Anten I [râu I]: Phần gốc có 3 đốt, đốt thứ nhất dài có hốc lõm ở mặt lưng và có gai cảmgiác nhỏ ở mặt bụng, đốt thứ 3 có 3 nhánh là nhánh trong, nhánh ngoài và nhánh phụ ngoài. 35Râu II: Phần gốc 2 đốt, đốt thứ 2 mặt lưngcó có một gai, mặt bụng có lỗ bài tiết. Phần ngọn2 nhánh: nhánh ngoài dẹt gọi là vảy anten, nhánhtrong hình sợi dài. Bên dưới râu II có một nếp gấpkitin có thể xem là môi trên.Hàm trên: Gồm 2 phần nằm thẳng góc vớinhau: phần dùng để xé mồi dẹp có 3 - 4 răng, phầndùng để nghiền mồi dày hơn có 5 - 6 răng.MangĐốt háng [Coxa]Đốt gốcNhánh ngoàiNhánh trongHàm dưới I: Phần gốc 2 đót hình lá nằmngang, cạnh trong có lông cứng. Nhánh trongkhông phân đốt, đầu chẻ đôi.Hàm dưới II: Phần gốc 2 đốt, nhánh trongkhông phân đốt, ngắn, chen giữa nhánh ngoài dẹt,rộng thành bộ phận quạt nước.Hình 3.9 Phần phụ 2 nhánh của giáp xácChân hàm I: Phần gốc có 2 đốt, cạnh trong có lông cứng. Nhánh trong nhỏ, nhánh ngoàikéo dài thành một đuôi. góc nhánh ngoài có 2 thùy mang [epipodite].Chân hàm II: Phần gốc 2 đốt hình lá, nhánh trong cong, có 5 đốt, nhánh ngoài khôngphân đốt.Chân hàm III: cấu tạo kiểu phần phụ miệng 2 nhánh điển hình: gốc 2 đốt, nhánh ngoàikhông phân đốt, nhánh trong có 4 đốt. Gốc chân hàm có tấm mang khớp [arthrobranchia].Chân bò: có 5 đôi chân bò, mỗi chân có phần gốc 2 đốt [coxopodite, endopodite] vàphần ngọn 5 đốt [ischiopodite, meropodite, carpodite, propodite và dartylus]. Đôi chân bò thứnhất và thứ 2 biến đổi thành càng, trê đầu có kẹp do đốt dartylus khớp động với đốt propodite.Càng sau lớn hơn càng trước và càng con cái nhỏ và nhẵn hơn con cái [hình 3.10].Chân bơi: Có 5 đôi ở phần bụng, có cấu tạo phần phụ 2 nhánh điển hình. Đôi chân bơi 1Hình 3.10 Các phần phụ của Tôm càng 36và 2 nhánh trong và ngoài dài ngắn khác nhau, các đôi còn lại có độ dài của nhánh trong vàngoài gần như nhau. Riêng con đực có thêm phần phụ sinh dục hình que dài, có lông cứng ởđôi chân bơi II.Chân đuôi: Đôi chân đuôi khớp sát với telson, mỗi bên có 2 nhánh xòe rộng. Cùng vớitelson có nhiệm vụ giữa thăng bằng và hướng chuyển động của tôm.2] Cấu tạo trongTimLỗ tim+ Hệ tiêu hóa: Miệng nằm ởXoang timVùng quanh timmặt bụng của đầu, phía trước có môiTuyến sinh dụctrên che kín, phía sau thông với thựcquản. Thực quản của tôm ngắn,thẳng góc với trục cơ thể, đổ vào dạRuộtdày. Mặt trong của thành thực quảncó 5 bó cơ sắp xếp xung quanh. DạPhòngmangdày là là một bao cơ dài, phía sau Động mạch ngựcXoang ngựcphình ra thành 2 túi nhỏ ở hai bên.Vỏ ngoàiMổ dọc dạ dày theo mặt lưng có thểthấy dạ dày được chia làm 2 phần:Dây thần kinhĐốt háng Tuyến tiêu hoáPhần trên là thượng vị lớn và cóHình 3.11 Nội quan của tôm càngnhiều dải cơ tham gia điều khiển[Cắt ngang phần ngực]họat động và vùng hạ vị nhỏ hơn, cócác gờ cơ tham gia điều khiển họat động. Mặt bụng của dạ dày có lỗ thông với tuyến gan.Ruột giữa ngắn, ruột sau dài, chạy suốt phần bụng, tiếp theo đoạn cuối của ruột sau làruột thẳng, đổ ra hậu môn nằm ở gốc telson [hình 3.11].+ Hệ tuần hoàn: Tôm có hệ tuần hoàn hở, cấu tạo gồm có các phần sau: Tim, các độngHình 3.13 Cấu tạo nội quan của Tôm càngHình 3.12 Hệ thần kinh của Tôm càng 37mạch và khe mang tĩnh mạch. Tim hình tam giác được bọc trong xoang bao tim, nằm ở phíasau mặt lưng của giáp đầu ngực, có 3 đôi lỗ thông với xoang bao tim. Từ tim có các độngmạch đi về phía trước, phía dưới và phía sau. Các động mạch chính là động mạch bụng, độngmạch dưới thần kinh....Ở mặt bụng của phần đầu ngực có xoang tĩnh mạch bụng đưa máu tĩnh mạch tới mangqua các tĩnh mạch mang. Máu từ mang theo ống dẫn hai bên đổ vào xoang bao tim.+ Hệ thần kinh: Hạch não nằm ở mặt trên, phía trước của thực quản. từ hạch não có 5đôi dây thần kinh đi đến anten I, anten II, vùng chủy, mắt và cơ cuống mắt [trong đó đôi dâythần kinh của anten I và II là lớn hơn cả]. Từ hạch não có 2 dây thần kinh đi xuống phía saunối với hạch dưới hầu. Hạch dưới hầu lớn, do nhiều đốt của vùng này hợp lại. Mặt lưng củahạch dưới hầu có 4 đôi dây thần kinh đi vào các cơ quan của vùng đầu ngực, từ mặt bụng củahạch dưới hầu có có 8 đôi dây thần kinh đi tới phần phụ miệng và các tuyến bài tiết.Tiếp theo là 5 đôi hạch ngực nằm sát nhau, hạch trái và phải dính liền nhau, từ mỗi đôihạch này có 2 dây thần kinh đi tới 2 phần phụ ở hai bên. Chuỗi thần kinh bụng gồm 6 hạch,nằm xa nhau, có các dây thần kinh điều khiển cácphần phụ bụng và các cơ bụng tương ứng.+ Hệ hô hấp: Cơ quan hô hấp của Tôm cànglà mang. Mang nằm ở gốc các đôi phần phụ củaphần đầu ngực, từ đôi chân hàm thứ nhất đến đôichân bò thứ V. Khoảng trống giữa nội quan và vỏcủa giáp đầu ngực gọi là xoang mang, thông vớingoài về phía bụng của phần đầu ngực. Sự họatđộng của các đôi phần phụ vừa có ý nghĩa dinhdưỡng, vừa có ý nghĩa tạo ra dòng nước để làmgiàu ô xy, thuận lợi cho sự hô hấp.Túi chứaMê lộTúi chứaỐngTúi cùngMê lộ+ Hệ bài tiết: Gồm 2 đôi tuyến xanh lục nằmHình 3.14 Cơ quan bài tiết của tôm càngở gốc anten II [được gọi tuyến anten]. ống dẫn bàitiết ngắn, đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết nằm ở mặt bụng của gốc thứ 2 của anten II [hình 3.14].Hình 3.15 Mặt bụng phần đầu - ngực của Tôm càng 38+ Hệ sinh dục: Tôm càng là động vật phân tính. Tuyến sinh dục đực gồm tuyến tinhhình dải gập đôi, hai đầu dính sát vào nhau. Hai bên tuyến tinh có ống dẫn dài, đổ ra lỗ sinhdục ở gốc chân bò thứ 5. Tuyến sinh dục cái gồm một tuyến trứng hình 5 cạnh, ống dẫn trứngngắn đổ ra gốc chân bò thứ 3 [hình 3.15].Ngoài ra sinh viên cần tìm hiểu thêm:Một số loài giáp xác phổ biến khác:+ Các loài tôm gồm: Tôm càng xanh [Macrobrachium rosenbergi] là đối tượng nuôi ởcác tỉnh Nam Bộ, các loài tôm thuộc họ Panaeidae như tôm bạc Panaeus merguiensis, tôm súP. monodon, P. semisulcatus, tôm rảo Metapenaeus sinnensis. Các loài tép như Cardinatonkinensis, C. vietnammensis sống ở ao, hồ, sông, ruộng lúa nước ngọt. Các loài sống ở biểngồm: tép moi [Acetes sinensis], tôm hùm Homarus palinurus ...+ Các loài cua phổ biến khác như: Cua biển [Scylla serata], Ghẹ hoa [Portunuspelagicus], Rạm [Varuna litterata], Rụm [Matura planipes], Còng [Uca dasumeri], cáy[Ocypoda ceratophithalma]...+ Thuỷ tao Mongolodiaptomus formosanus, họ Diaptomidae, bộ Chân chèo[Copepoda], sống nhiều ở ao hồ, sông, ruộng nước ngọt.+ Các loài rận nước như Daphnia lumholtzi, Ceriodaphnia rigaudi sống cùng với loàinghiên cứu.Tìm hiểu thêm về các giai đoạn phát triển của tôm và cua:+ Tôm: Từ trứng nở ra ấu trùng nauplius hình quả lê, chưa phân đốt, có 1 mắt trán rấtđặc trưng, đôi anten I có 1 nhánh, anten II dạng 2 nhánh. Nội quan đã có ống ruột, hạch não,hạch thần kinh bụng và đôi tuyến bài tiết. Tiếp theo là ấu trùng metanauplius có thân dài hơn,nhú thân hàm dưới và các mầm chân ngực. Tiếp theo là các giai đoạn đặc trưng là protozoeacơ thể đã chia làm 2 phần đầu ngực và bụng, zoea có phần đầu ngực và bụng dài, phân đốt, đãroz giáp đầu ngực, 2 mắt kép, các phần phụ miệng, chân hàm, chân ngực, chân bụng và đôichân đuôi. Dạng ấu trùng cuối cùng là mysis gần giống với tôm trưởng thành, sau khi lột xácsẽ biến thành tôm trưởng thành.+ Cua: Từ trứng nở ngay thành zoea [không qua nauplius và metanauplius], zoea pháttriển thành megalopa có đầu to phần bụng chưa gập dưới phần đầu ngực, sau một số lần lộtxác phát triển thành cua trưởng thành.Câu hỏi đánh giá1. Cho biết các đặc điểm hình thái ngoài chứng minh tính chất phân đốt đồng hình của giunđất Pheretima ?2. Cấu tạo phân đốt của hệ tuần hoàn, thần kinh và bài tiết của giun đất Pheretima sp?3. Tính chất phân đốt dị hình căn cứ vào hình dạng ngoài của tôm càng?

Video liên quan

Chủ Đề