So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trang chủ/Lớp 10/So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ Văn 10
Lớp 10Ngữ Văn

So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ Văn 10

nguyenhaiyen Send an email
0 35 3 phút
So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Câu hỏi: So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Lời giải:

Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

Bạn đang xem: So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ Văn 10

Ngôn ngữ viết : Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

Bài viết gần đây
  • So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

    Bài học rút ra từ bài thơ Nhàn? Ngữ Văn 10

  • So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

    Bài học rút ra từ Cảnh ngày hè Ngữ Văn 10

  • So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

    Bài thơ cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào? Ngữ Văn 10

  • So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

    Biện pháp tu từ bài Nhàn? Ngữ Văn 10

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Xét 4 mặt:

Tình huống giao tiếp.

Phương tiện ngôn ngữ

Phương tiện hỗ trợ

Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : Từ ngữ, câu, văn bản

Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu chi tiết hơnngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtnhé:

1. Khái niệm

Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

Ngôn ngữ viết : Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Xét 4 mặt:

Tình huống giao tiếp.

Phương tiện ngôn ngữ

Phương tiện hỗ trợ

Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : Từ ngữ, câu, văn bản

Phương diện

Ngôn Ngữ Nói

Ngôn Ngữ Viết

Tình huống giao tiếp.

Tiếp xúc trực tiếp

Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai.

Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích

Không tiếp xúc trực tiếp

Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai

Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức VB.

Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

Phương tiện ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu

Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen

Ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược nhưng đôi khi câu nói lại rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì là giao tiếp tức thời.

Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ.

Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.

Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định.

Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.

+ Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, đọc văn bản, báo cáo). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu).

Phương tiện hỗ trợ

Nét mặt, ánh mắt

Cử chỉ, điệu bộ

Đa dạng về ngữ điệu, có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin.

Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ

Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế để đạt tính chính xác.

Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ

Từ ngữ:

+ Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ

+ Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.

Câu: Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa)

Văn bản: không chặt chẽ, mạch lạc.

Từ ngữ:

+ Được chọn lọc, gọt giũa

+ Sử dụng từ ngữ phổ thông.

Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.

Văn bản: có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10,Ngữ Văn 10

Tags
Ôn tập ngữ văn 10
nguyenhaiyen Send an email
0 35 3 phút