So sánh tự vệ thương mại và bán phá giá năm 2024

Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp về nguyên tắc được sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp) của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài khi nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ.

Trường hợp của biện pháp tự vệ thì các hoạt động cạnh tranh của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan vẫn hoàn toàn “lành mạnh” tuy nhiên lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Do có sự khác biệt cơ bản về tính chất mặc dù các thủ tục và điều kiện điều tra gần tương tự nhau, hệ quả của nhóm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp không giống với trường hợp của biện pháp tự vệ. Cụ thể, trong khi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp là “biện pháp trừng phạt” một chiều đối với nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không công bằng (chủ yếu thông qua việc bị áp dụng các mức thuế bổ sung khi nhập khẩu mặt hàng liên quan vào Hoa Kỳ) mà Hoa Kỳ có thể thực hiện mà không mất gì thì biện pháp tự vệ lại không phải biện pháp “miễn phí” như vậy: việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ của nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài bị hạn chế (bằng các biện pháp như cấm nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch, thuế bổ sung… đối với sản phẩm liên quan) nhưng Hoa Kỳ cũng phải bồi thường cho nước xuất khẩu (bằng cách giảm thuế cho các mặt hàng khác với trị giá thương mại tương tự).

Ngoài ra, khác biệt về tính chất này cũng tạo ra những khác nhau trong điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ so với điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (ví dụ thiệt hại phải là nghiêm trọng, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải chịu nhiều hạn chế về thời gian và mức độ…).

Bảng: So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ

Yếu tố

Chống bán phá giá

Chống trợ cấp

Tự vệ

Điều kiện áp dụng

- Có hành vi nhập khẩu bán phá giá;

- Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể (đối với ngành sản xuất nội địa)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại

- Có hiện tượng hàng nhập khẩu được trợ cấp;

- Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể (đối với ngành sản xuất nội địa)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc trợ cấp và thiệt hại

- Có hiện tượng hàng nhập khẩu ồ ạt, tăng đột biến về số lượng

- Có thiệt hại nghiêm trọng (đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ sản xuất mặt hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp) Nhằm đảm bảo hàng hóa trong nước không bị áp đảo bởi hàng nhập khẩu, quy định phòng vệ thương mại được ra đời. Có 03 biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế bao gồm: biện pháp tự vệ, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp. Vậy các biện pháp phòng vệ thương mại này có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

So sánh tự vệ thương mại và bán phá giá năm 2024

– Đều là biện pháp phòng vệ thương mại, là những thủ tục pháp lý cho phép các quốc gia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời mà không ảnh hưởng tới những cam kết mở cửa thị trường của mình.

– Mục đích: Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và trong những điều kiện nhất định mà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại và cam kết mở cửa thị trường của quốc gia.

– Đối tượng: Là các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.

Điểm khác nhau giữa các biện pháp phòng vệ thương mại

Biện pháp tự vệ Biện pháp chống bán phá giá Biện pháp chống trợ cấp Cơ sở pháp lý + Điều XIX-GATT.

+ Hiệp định Tự vệ Thương mại SA

+ Điều V – Hiệp định Nông nghiệp.

– Biện pháp chống bán phá giá

+ Điều VI – GATT 1994.

+ Hiệp định về chống bán phá giá (ADA).

+ Điều VI, XVI – Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994).

+ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng – SCM.

+ Điều XV – Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).

+ Phần IV – Hiệp định về Nông nghiệp AOA

Khái niệm Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước. Biện pháp chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Thời điểm áp dụng Được áp dụng khi và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều XIX GATT và Điều 2 hiệp định về các biện pháp tự vệ. Được áp dụng khi tuân thủ các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng quy định của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT. Đồng thời khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá. Được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra,được khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định Nông nghiệp Điều kiện áp dụng + Có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu.

+ Sự gia tăng này mang tính đột biến do những thay đổi về chế độ thương mại.

+ Sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa tương ứng.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

+ Hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường.

+ Ngành sản xuất nội địa tương ứng bị thiệt hại về vật chất.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật chất đó.

+ Có sự tồn tại của trợ cấp.

+ Thiệt hại hoặc khả năng đe dọa gây ra thiệt hại

+ Mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại

Nguyên tắc áp dụng + Đáp ứng điều kiện được ghi nhận tại Điều 2,4 Hiệp định Tự vệ Thương mại

+ Đồng thời, phù hợp với các nguyên tắc: Biện pháp Tự vệ Thương mại được áp dụng đáp ứng điều kiện bắt buộc; Ngăn chặn thiệt hại giúp ngành sản xuất trong nước điều chỉnh; Không phân biệt đối xử; Bồi thường khi áp dụng biện pháp Tự vệ Thương mại.

+ Được áp dụng để đối phó hành vi bán phá giá gây thiệt hại chỉ bao gồm 3 biện pháp thuế: chống bán phá giá, biện pháp chống phá giá tạm thời và cam kết về giá.

+ Nguyên tắc: áp dụng 4 nguyên tắc: Chứng minh sự hiện diện của 4 điều kiện,yếu tố của hành vi bán phá giá; Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng phạt; Áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử và mang tính tạm thời.

Áp dụng biện pháp chống trợ cấp để khắc phục thiệt hại do các trợ cấp mang tính riêng biệt gây ra trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn kết luận là có trợ cấp và gây thiệt hại. Thời hạn áp dụng Về nguyên tắc, biện pháp Tự vệ Thương mại là các biện pháp mang tính tạm thời, chỉ được áp dụng tối đa 4 năm (trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 4 năm tiếp theo).

Đối với các nước đang phát triển là 10 năm.

Thông thường một quy định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết. Áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng.

Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm, thời hạn gia hạn thêm không vượt quá 05 năm trong mỗi lần gia hạn

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Tại sao cấm bán phá giá?

Chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một biện pháp thường được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.

Thuế chống bán phá giá được áp dụng khi nào?

5. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Bán phá giá là gì ví dụ?

Từ đó, có thể thấy bán phá giá được xem là hành vi xuất khẩu một loại hàng hóa, sản phẩm sang nước khác với mức giá cao hơn giá của sản phẩm tương tự được bán ở quốc gia xuất khẩu. Ví dụ: Đường mía được doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá 123,54$/ tấn.

Bạn pha là gì?

Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá thấp hơn giá thông thường của nó, nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bán phá giá có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, cụ thể là: - Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trong nước, dẫn đến độc quyền thị trường.