Soạn văn 7 bài 8 bạn đến chơi nhà

Soạn bài Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến- Bài 8 trang 104 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và phần luyện tập trang 105, 106 SGK Văn lớp 7. Câu 2: Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà ? Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”…

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ . Có gieo vần ở các câu cuối 1,2,4,6,8 : nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4,  câu 5 và câu 6.

Câu 2:  a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”.

b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Tác giả cho thấy là có sẵn tất cả mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì. Vì lúc thì lấy lí do trẻ đi vắng, chợ thì xa, lúc lại ao sâu nên không bắt được cá rồi thì vườn rộng khó bắt gà…Chính vì thế, nên chỉ tiếp bạn bằng mỗi cái tình.

Tác giả khi tạo ra tình huống như vậy là có dụng ý: tác giả nói lên sự mong ước muốn tiếp đãi bạn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng giờ đây vật chất thì không có nên sự chân tình có thể bù đắp những thiếu hụt về vật chất.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà cái quan trọng là tình cảm chân thực giữa bạn bè với nhau. Những người tri âm, tri kỉ chỉ cần gặp nhau là thấy vui sướng lắm rồi, không nhất thiết là cứ phải vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:

Qua cách ứng xử của Nguyễn Khuyến đối với bạn, cho thấy Nguyễn Khuyến rất đối tốt với bạn và muốn tiếp đãi bạn một cách chu đáo. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình bạn tốt  đẹp, trong sáng của của những người bạn thân với nhau. Tác giả tiếp bạn bằng những gì chân tình, sâu sắc và tôn trọng nhất.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1:  a. Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã, đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia li” là bài được dịch ra từ chữ Hán nên mang tính trang trọng và mẫu mực.

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với “Qua Đèo Ngang”:

*Giống nhau: đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

*Khác nhau:

– Trong bài “Qua Đèo Ngang”: Hai từ ta nhưng chỉ một người , một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.

*Trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người [Nguyễn Khuyến và ông bạn già Dương Khuê] chung một tâm trạng mừng vui vì lâu rồi mới gặp lại nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau, chung niềm tâm sự của những nhà Nho về ở ẩn trước cảnh đất nước sắp mất về tay người khác nhưng không làm gì được. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn cô đơn.

Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Soạn văn 7 tập 1 bài 8 [trang 104]

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay về tình bạn. Đây là một tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập 1.

Soạn bài Bạn đến chơi nhà

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Bạn đến chơi nhà. Hy vọng sẽ giúp cho học sinh chuẩn bị bài đầy đủ và nhanh chóng.

Soạn văn 7: Bạn đến chơi nhà

I. Tác giả

- Nguyễn Khuyến [1835 - 1909]: lúc nhỏ tên là Thắng, quê ở thôn Vị Hạ [làng Và], xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

- Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng vốn tính thông minh lại học giỏi nên khi đi thi đều đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình. Do đó ông có tên là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Ông làm quan khoảng mười năm, đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ liền cáo quan về ở ẩn.

- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc.

II. Tác phẩm

- Bạn đến chơi nhà được sáng tác sau khi ông cáo quan về ở ẩn.

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú.

- Bố cục:

  • Câu đầu: Giới thiệu việc bạn đến chơi nhà.
  • 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà.
  • Câu cuối: Tình cảm bạn bè thắm thiết.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Câu đầu: Giới thiệu việc bạn đến chơi nhà

- Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm.

- Cách xưng hô: bác, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn.

- Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.

- Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình.

=> Câu mở đầu giống như một lời mời đầy chân tình, tự nhiên.

2. 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà

Nhà thơ đã tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà:

- Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn.

- Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.

- Còn trong nhà thì không có gì:

  • Ao sâu - khôn chài cá: khó mà bắt được cá để mời bạn.
  • Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.
  • Miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất [Miếng trầu là đầu câu chuyện] cũng không có.

=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất.

- Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời: Thể hiện qua giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

3. Câu cuối: Tình cảm bạn bè thắm thiết

- Bác đến chơi đây: Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi.

- “Ta với ta”:

  • Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà
  • Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách
  • Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.

Tổng kết: 

- Nội dung: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết.

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ và hình ảnh giản dị, giọng thơ chất phác hồn nhiên…

Soạn văn Bạn đến chơi nhà ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ gì? Vì sao?

- Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú.

- Vì:

  • Bài thơ có 8 câu, 7 chữ
  • Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 3, 4 và 6 [nhà, xa, cá, gà và ta].
  • Phép đối: Câu 3 và câu 4 [ ao sâu nước cả - vườn rộng rào thưa, khôn chài cá - khó đuổi gà]; Câu 5 và câu 6 [cải chửa ra cây - bầu vừa rụng rốn, cà mới nụ - mướp đương hoa].

Câu 2. Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.

- Ý kiến: tán thành

- Trả lời câu hỏi

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn:

Khi bạn lâu không đến thăm nhà, Nguyễn Khuyến phải tiếp đã cẩn thận, chu đáo.

b.

- Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến: Trong nhà có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại chẳng có thứ gì có thể đem ra tiếp khách.

- Tác dụng: Tuy rằng thiếu thốn vật chất nhưng tình cảm thì luôn sâu nặng.

c.

- Câu thơ thứ tám nói lên tình nghĩa bạn bè thắm thiết giữa nhà thơ và người bạn.

- “ta với ta”:

  • Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà
  • Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách
  • Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

d. Nhận xét: Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là sự sẻ chia, đồng cảm và không màng đến những giá trị vật chất.

II. Luyện tập

Câu 1. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia ly đã học?

- Ngôn ngữ ở “Bạn đến chơi nhà”: mộc mạc giản dị và hóm hỉnh, hài hước.

- Ngôn ngữ ở “Sau phút chia ly”: tượng trưng, ước lệ và buồn bã, sầu thảm

Câu 2. So sánh cụm từ “ta với ta” trong Bạn đến chơi nhà và Qua Đèo Ngang:

- Giống nhau: Đều thể hiện tâm trạng của nhà thơ

- Khác nhau:

  • Qua Đèo Ngang: Cả hai từ “ta” đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.
  • Bạn đến chơi nhà: Từ “ta” đầu tiên chỉ nhân vật trữ tình - chủ nhà, từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách. Qua đó thể hiện tình cảm bạn bè gắn bó, tri kỷ.

Soạn bài Bạn đến chơi nhà - Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ gì? Vì sao?

- Thể thất ngôn bát cú.

- Đặc điểm:

  • Bài thơ có 8 câu, 7 chữ
  • Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 3, 4 và 6 [nhà, xa, cá, gà và ta].
  • Phép đối: Câu 3 và câu 4 [ao sâu nước cả - vườn rộng rào thưa, khôn chài cá - khó đuổi gà]; Câu 5 và câu 6 [cải chửa ra cây - bầu vừa rụng rốn, cà mới nụ - mướp đương hoa].

Câu 2. Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.

- Ý kiến: tán thành

- Trả lời câu hỏi

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn:

Khi bạn lâu không đến thăm nhà, Nguyễn Khuyến phải tiếp đã cẩn thận, chu đáo.

b.

- Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến: Trong nhà có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại chẳng có thứ gì có thể đem ra tiếp khách.

- Tác dụng: Tuy rằng thiếu thốn vật chất nhưng tình cảm thì luôn sâu nặng.

c.

- Câu thơ thứ tám nói lên tình nghĩa bạn bè thắm thiết giữa nhà thơ và người bạn.

- “ta với ta”:

  • Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà
  • Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách
  • Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

d. Nhận xét: Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là sự sẻ chia, đồng cảm và không màng đến những giá trị vật chất.

II. Luyện tập

Câu 1. Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia ly” đã học?

  • Ngôn ngữ ở “Bạn đến chơi nhà”: mộc mạc giản dị và hóm hỉnh, hài hước.
  • Ngôn ngữ ở “Sau phút chia ly”: tượng trưng, ước lệ và buồn bã, sầu thảm

Câu 2. So sánh cụm từ “ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đèo Ngang”:

Gợi ý:

Đối với “Qua đèo Ngang”, “ta với ta” ở đây cực tả nỗi cô đơn trước một không gian bao la. Cả hai từ “ta” ở đây đều là đại từ ngôi thứ nhất, chỉ bản thân nhà thơ trong tình cảnh lẻ loi giữa đèo Ngang rộng lớn:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta"

Thời gian vào buổi xế tà, gợi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy. Không gian tuy rộng lớn nhưng chỉ toàn những vật vô tri, vô giác. Có xuất hiện hình ảnh đời sống con người nhưng hết sức thầm lặng, nhỏ bé. Âm thanh sự sống đơn điệu, gợi nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ mênh mông. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên rộng lớn chỉ có mình cô độc. Bà Huyện Thanh Quan phải thốt lên rằng “một mảnh tình riêng ta với ta”. Chẳng ai thấu hiểu, chẳng ai chia sẻ. Nỗi trống trải đã lên đến tận cùng. Không người giao cảm, khách đành trở về với lòng mình. Đành ôm một mối sầu hoài cổ một mình mình biết, một mình mình hay.

Còn với “Bạn đến chơi nhà”, “ta với ta” chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. “Ta với ta” là cách nói biểu hiện một tình bạn chân thành, tri kỉ, thắm thiết. Họ lấy sự hiểu nhau, cảm thông với nhau làm điều quý giá nhất, hơn tất cả mọi phẩm vật trên đời. Tuy cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất đến ngay cả miếng trầu tiếp khách cũng không có. Nhưng việc người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi. Nhà thơ ở đây không hề buồn thương, cô độc mà rất vui vẻ, ấm áp bởi tình bạn tri kỷ.

Xem thêm So sánh cụm từ “ta với ta” trong Bạn đến chơi nhà và Qua Đèo Ngang

Cập nhật: 19/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề