Soạn văn lớp 6 sách mới

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Ôn tập trang 58 Ngữ văn lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Ôn tập trang 58 [Chân Trời Sáng Tạo]

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2]. 

Trả lời

- Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích nhằm thuyết phục người đọc [người nghe] về một vấn đề.

 - Trong văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.

- Lí lẽ: Cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.

- Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế.

Câu 2: [trang 58 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2]. 

Trả lời

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Học thầy, học bạn

Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Lí lẽ: Trong cuộc đời của mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Dẫn chứng: Về thời tuổi trẻ của danh hoạ Lê-ô-na-đô Đa Vin-chi có sự dẫn dắt của người thầy Ve-rốc-chi-ô.

Mặt khác, hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Lí lẽ: Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Dẫn chứng: Hiệu quả của việc học tập từ bạn bè.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường.

- Lí lẽ: Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng

- Dẫn chứng: Bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh…

Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

- Lí lẽ: Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

- Dẫn chứng: Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im không biết nói. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng vụt lớn lên và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc.

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Ngọt ngào là hạnh phúc.

- Lí lẽ: Ngọt ngào mang đến sự bình yên…

- Dẫn chứng: Những hành động quan tâm, Tỷ phú Bin Gết-xơ.

Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.

- Lí lẽ: Một người mẹ sinh con dù đau đớn mệt mỏi vẫn thấy hạnh phúc; Những người bị tật nguyền vẫn hạnh phúc vì có thể sống, cống hiến…

- Dẫn chứng: Quá trình mang thai, sinh con của người mẹ; Võ Thị Ngọc Nữ.

Câu 3: [trang 58 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2]. 

Trả lời

- Mỗi văn bản đã thể hiện những góc nhìn về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

- Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề cần có sự quan sát từ nhiều góc độ và đánh giá khách quan, tránh phiến diện, một chiều.

Câu 4: [trang 58 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2]. 

Trả lời

Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến trình bày lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

- Kinh nghiệm sau khi viết và chia sẻ bài viết: Bày tỏ quan điểm một cách khách quan, chuẩn bị bài viết bài nói kĩ càng…

Câu 5: [trang 58 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2]. 

Trả lời

Cuộc sống từ góc nhìn của ta và từ góc nhìn của người khác là không giống nhau. Vì mỗi người đều có những suy nghĩ, quan điểm riêng.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bài Ôn tập trang 58 - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Ngữ văn lớp 6 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 1

Đoạn trích Cô Tô của Nguyễn Tuân sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 6, thuộc sách Kết nối tri thức.

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 6: Cô Tô. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh khi chuẩn bị bài.

Soạn văn 6: Cô Tô

- Kí là loại tác phẩm văn học chú trong ghi chép sự thực.

- Trong kí có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết.

- Với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian. Tác giả có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc.

II. Du ký

Du kí là thể loại ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.

III. Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Soạn bài Cô Tô

I. Trước khi đọc

1. Kể tên những nơi em đã từng được đến tham quan. Chia sẻ một số điều em quan sát được từ những chuyến đi đó.

- Một số nơi em được đến tham quan: Lăng Bác, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử [Hà Nội]...

- Một số điều em quan sát được từ chuyện đi đó: Những địa điểm trên đã giúp em hiểu hơn về Hà Nội.

2. Tìm quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của quần đảo này.

Cô Tô là một quần đảo trong vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Vị trí thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

II. Đọc văn bản

1. Cảnh cơn bão ở Cô Tô

Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan:

- Xúc giác: Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

- Thính giác: Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…

- Thị giác: Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung.

=> Cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.

2. Cảnh Cô Tô sau cơn bão

- Vị trí quan sát: nóc đồn

- Cảnh vật sau cơn bão:

  • Một ngày trong trẻo, sáng sủa.
  • Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt.
  • Nước biển lam biếc đậm đà hơn.
  • Cát lại vàng giòn hơn.
  • Lưới nặng mẻ cá giã đôi.

=> Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão

3. Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô

- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước

- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:

  • Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
  • Mặt trời nhú lên dần dần
  • Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
  • Quả trứng hồng hào... nước biển ửng hồng
  • Y như một mâm lễ phẩm

=> Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

4. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

- Cuộc sống thanh bình: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành”.

=> Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

- Từ “trận địa” khiến em hình dung cơn bão biển giống như một kẻ thù nguy hiểm, đang dàn trận để đánh bại con người.

- Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan: xúc giác [Mỗi viên cát bắn vào má….], thính giác [gió liên thanh quật lia lịa…, sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, nó rít lên rú lên...], thị giác [sóng cát đánh ra khơi… trời đất trắng mù…]

III. Sau khi đọc

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân [1910 - 1987], sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Khi còn nhỏ, Nguyễn Tuân đã theo gia đình sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung.

- Ông học đến cuối bậc Thành chung [tương đương với cấp THCS hiện nay] ở Nam Đinh. Sau khi học xong thì về Hà Nội viết văn, làm báo.

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.

- Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.

- Nguyễn Tuân có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại đó là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ văn học của dân tộc.

- Nguyễn Tuân được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi [1938], Vang bóng một thời [1940], Thiếu quê hương [1940], Chiếc lư đồng mắt cua [1941], Đường vui [1949], Tình chiến dịch [1950], Sông Đà [1960], Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi [1972]...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, về con người lao động của vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân nhu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.

b. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và lớn lên theo mùa sóng ở đây”: Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “là là nhịp cánh…”: Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô.
  • Phần 3. Còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô.

c. Tóm tắt

Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, sáng sủa, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn, cá nhiều hơn, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Khung cảnh mặt trời mọc trên biển thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến những nơi nào và gặp gỡ những ai?

Nhà văn đã đưa người đọc đến với: thiên nhiên đảo Cô Tô trong cơn bão cho đến sau cơn bão [từ bình minh đến hoàng hôn] và gặp gỡ những người dân sống ở đảo.

Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến.

- Từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão: nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn bung hết, kính bị thứ gió cấp 11 ép vỡ tung, tiếng gió càng ghê rợn mỗi khi nó thốc vào…, nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh.

- Những từ ngữ cho thấy rõ việc tác giả chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến: trận địa, viên đạn mũi kim, hỏa lực, liên thanh.

Câu 3. Biển sau bão hiện lên như thế nào [qua hình ảnh bầu trời, cây, nước, biển...]

  • Một ngày trong trẻo, sáng sủa.
  • Cây thêm xanh mượt.
  • Nước biển lam biếc đặm đà hơn..
  • Cát lại vàng giòn hơn.
  • Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Câu 4. Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ vị trí nào?

Từ trên cao nhìn xuống: Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô.

Câu 5. Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô” đến “theo mùa sóng ở đây”.

Câu văn: Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

Câu 6. Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?

Khung cảnh Cô Tô sẽ chỉ có thiên nhiên đẹp đẽ nhưng trở nên mênh mông, vô tận vì mất đi nhịp sống tấp nập, vui vẻ của con người qua chi tiết giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng.

Câu 7. Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về chị Châu Hòa Mãn: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những người dân ở đây như thế nào?

Hình ảnh về chị Châu Hòa Mãn: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành” đã thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho biển cả và những người dân ở đây.

4. Viết kết nối với đọc

Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng [5 - 7 câu] chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó [có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết].

Gợi ý:

Trong đoạn trích của bài kí Cô Tô, đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc đã đem đến nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo: “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Việc sử dụng hình ảnh khiến cho thiên nhiên trở nên rực rỡ, tráng lệ. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự tinh tế, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân.

Xem thêm Ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh trong bài Cô Tô

Cập nhật: 13/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề