Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số là gì

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số - Thầy Trần Thế Mạnh [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

1. Định nghĩa:

    Cho hàm số y = f[x] xác định trên K , với K là một khoảng, nửa khoảng hoặc một đoạn.

    - Hàm số y = f[x] đồng biến [tăng] trên K nếu ∀ x1, x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f[x1] < f[x2] .

    - Hàm số y = f[x] nghịch biến [giảm] trên K nếu ∀ x1, x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f[x1] > f[x2].

2. Điều kiện cần để hàm số đơn điệu:

    Giả sử hàm số y = f[x] có đạo hàm trên khoảng K.

    - Nếu hàm số đồng biến trên khoảng K thì f'[x] ≥ 0, ∀ x ∈ K .

    - Nếu hàm số nghịch biến trên khoảng K thì f'[x] ≤ 0, ∀ x ∈ K.

3. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu:

    Giả sử hàm số y = f[x] có đạo hàm trên khoảng K.

    - Nếu f'[x] > 0, ∀x ∈ K thì hàm số đồng biến trên khoảng K.

    - Nếu f'[x] < 0, ∀x ∈ K thì hàm số nghịch biến trên khoảng K.

    - Nếu f'[x] = 0, ∀x ∈ K thì hàm số không đổi trên khoảng K.

* Chú ý.

    - Nếu K là một đoạn hoặc nửa khoảng thì phải bổ sung giả thiết “ Hàm số y = f[x] liên tục trên đoạn hoặc nửa khoảng đó”. Chẳng hạn: Nếu hàm số y = f[x] liên tục trên đoạn [a; b] và có đạo hàm f'[x] > 0, ∀x ∈ K trên khoảng [a; b] thì hàm số đồng biến trên đoạn [a; b].

    - Nếu f'[x] ≥ 0, ∀x ∈ K [ hoặc f'[x] ≤ 0, ∀x ∈ K ] và f'[x] = 0 chỉ tại một số điểm hữu hạn của K thì hàm số đồng biến trên khoảng K [ hoặc nghịch biến trên khoảng K].

Quảng cáo

1. Lập bảng xét dấu của một biểu thức P[x]

    Bước 1. Tìm nghiệm của biểu thức P[x], hoặc giá trị của x làm biểu thức P[x] không xác định.

    Bước 2. Sắp xếp các giá trị của x tìm được theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

    Bước 3. Sử dụng máy tính tìm dấu của P[x] trên từng khoảng của bảng xét dấu.

2. Xét tính đơn điệu của hàm số y = f[x] trên tập xác định

    Bước 1. Tìm tập xác định D.

    Bước 2. Tính đạo hàm y' = f'[x].

    Bước 3. Tìm nghiệm của f'[x] hoặc những giá trị x làm cho f'[x] không xác định.

    Bước 4. Lập bảng biến thiên.

    Bước 5. Kết luận.

3. Tìm điều kiện của tham số m để hàm số y = f[x] đồng biến, nghịch biến trên khoảng [a; b] cho trước.

    Cho hàm số y = f[x, m] có tập xác định D, khoảng [a; b] ⊂ D:

    - Hàm số nghịch biến trên [a; b] ⇔ y' ≤ 0, ∀ x ∈ [a; b]

    - Hàm số đồng biến trên [a; b] ⇔ y' ≥ 0, ∀ x ∈ [a; b]

Quảng cáo

* Chú ý.

    Riêng hàm số $$y = {{{a_1}x + {b_1}} \over {cx + d}}$$ thì :

    - Hàm số nghịch biến trên [a; b] ⇔ y' < 0, ∀ x ∈ [a; b]

    - Hàm số đồng biến trên [a; b] ⇔ y' > 0, ∀ x ∈ [a; b]

* Một số kiến thức liên quan

    Cho tam thức g[x] = ax2 + bx + c [a ≠ 0]

    $$a]\,\,\,g[x] \ge 0,\forall x \in \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ a \gt 0 \hfill \cr \Delta \le 0 \hfill \cr} \right.$$

    $$b]\,\,\,g[x] \gt 0,\forall x \in \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ a \lt 0 \hfill \cr \Delta \gt 0 \hfill \cr} \right.$$

    $$c]\,\,\,g[x] \le 0,\forall x \in \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ a \lt 0 \hfill \cr \Delta \le 0 \hfill \cr} \right.$$

    $$d]\,\,\,g[x] \le 0,\forall x \in \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ a \le 0 \hfill \cr \Delta \le 0 \hfill \cr} \right.$$

* Chú ý.

    Nếu gặp bài toán tìm m để hàm số đồng biến [hoặc nghịch biến] trên khoảng [a; b]:

    - Bước 1. Đưa bất phương trình f'[x] ≥ 0 [hoặc f'[x] ≤ 0], ∀x ∈[a; b] về dạng g[x] ≥ h[m] [hoặc g[x] ≤ h[m]], ∀x ∈ [a; b].

    - Bước 2. Lập bảng biến thiên của hàm số g[x] trên [a; b].

    - Bước 3. Từ bảng biến thiên và các điều kiện thích hợp ta suy ra các giá trị cần tìm của tham số m.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

ung-dung-dao-ham-de-khao-sat-va-ve-do-thi-cua-ham-so.jsp

Để có kế hoạch, định hướng đúng đắn trong cuộc sống nhiều khi chúng ta phải biết được tốc độ tăng trưởng của một đại lượng nào đó, ví dụ, thị trường chứng khoán TQ mới bị khủng hoảng, suy thoái mà nếu theo dõi các bảng tin thời sự, tin tài chính ta sẽ thấy chỉ số của các sàn giao dịch được mô tả bằng các đường gấp khúc; theo chiều từ trái qua phải, nếu hướng lên là tăng, hướng xuống là giảm… [hoặc các biểu đồ giá vàng, USD, theo dõi nhiệt độ của các bệnh nhân, lượng mưa của một địa điểm, tốc độ tăng trưởng GDP, nợ công của VN…]

  • Hàm số $ y=f[x] $ được gọi là tăng [đồng biến] trên $ \mathbb{K} $ nếu với mọi $ x_1,x_2\in \mathbb{K} $: $$x_10,\;\forall x\in [-\frac{1}{3},+\infty] $$
  • Mà hàm số liên tục trên $ [-\frac{1}{3},+\infty] $ nên hàm số luôn đồng biến trên $ [-\frac{1}{3},+\infty] $.

Ví dụ 8. Tìm các khoảng đồng biến nghịch biến của hàm số $ y=\sqrt{1-x^2} $.

Hướng dẫn. Chúng ta lập được bảng biến thiên như hình vẽ sau:

Căn cứ vào bảng biến thiên ta có, hàm số $ y=\sqrt{1-x^2} $ đồng biến trên khoảng $ [-1,0] $ và nghịch biến trên khoảng $ [0,1] $.

3. Các dạng toán đồng biến nghịch biến của hàm số

3.1. Tìm khoảng đơn điệu của hàm số

Bài toán. Tìm khoảng đơn điệu của hàm số $f[x]$ [tức là tìm các khoảng mà hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến].

  • Bước 1. Tìm tập xác định.
  • Bước 2. Tính đạo hàm $f'[x]$ và lập bảng xét dấu của nó.
  • Bước 3. Căn cứ vào bảng xét dấu để kết luận.

Dạng toán này đã xét kỹ ở phần 2, nên ở đây O2 Education xin đề nghị một ví dụ.

Ví dụ. Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số:

  1. $y=3x^{3}+2x^{2}-5x+2$
  2. $y=x+\frac{1}{x} $
  3. $ y=\sqrt{2x-1} $
  4. $y=\sqrt{x^{2}+2x-3}$

3.2. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng lập bảng biến thiên

Trước tiên ta phải hiểu thế nào là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một hàm số.

Xét hàm số $ y=f[x] $ xác định trên tập $ \mathbb{K} $.

  • Nếu $ f[x]\leqslant M $ với mọi $ x\in \mathbb{K} $ và tồn tại $ x_0 $ thuộc $ \mathbb{K} $ sao cho $ f[x_0]=M $ thì $ M $ được gọi là giá trị lớn nhất\index{giá trị lớn nhất} của hàm số trên $ \mathbb{K}. $ Kí hiệu là $ \max\limits_{x\in \mathbb{K}}f[x] $.
  • Nếu $ f[x]\geqslant m $ với mọi $ x\in \mathbb{K} $ và tồn tại $ x_0 $ thuộc $ \mathbb{K} $ sao cho $ f[x_0]=m $ thì $ m $ được gọi là giá trị nhỏ nhất\index{giá trị nhỏ nhất} của hàm số trên $ \mathbb{K}. $ Kí hiệu là $ \min\limits_{x\in \mathbb{K}}f[x] $.

Bài toán. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $ y=f[x] $ trên tập $ \mathbb{K}. $

Phương pháp. Ta thực hiện ba bước sau.

  • Lập bảng biến thiên của hàm số trên tập $ \mathbb{K} $
  • Tính các giá trị đầu và cuối mũi tên [có thể phải sử dụng giới hạn]
  • Căn cứ vào bảng biến thiên để kết luận.

Ví dụ 1. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $ y=3x+5 $ trên đoạn $ [2;7] $

Ví dụ 2. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $ f[x]=x+\frac{4}{x} $ trên đoạn $ [1,3]. $

Ví dụ 3. [DB2015] Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $ f[x]=x^3 +3x^2-9x+3 $ trên đoạn $ [0,2] $.

Đáp số $ \max\limits_{x\in[0,2]}f[x]=f[2]=5,\min \limits_{x\in[0,2]}f[x]=f[1]=-2 $.

Ví dụ 4. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số:

  • $ f[x]=1+8x-x^2 $ trên $ [-1,3] $
  • $ g[x] = {x^3} – 3{x^{2 }} +1 $ trên ${\left[ { – 2,3} \right]}$
  • $ h[x] = x – 5 + \frac{1}{x} $ trên $\left[ {0, + \infty } \right] $

Ví dụ 5. [B2003] Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $ f[x] = x + \sqrt {4 – {x^2}} $

3.3. Tìm điều kiện để hàm số đơn điệu

Bài toán. Tìm điều kiện của tham số $ m $ để hàm số $ y=f[x] $ đồng biến trên $ \mathbb{K}. $

Phương pháp. Ta thực hiện các bước sau:

  1. Tìm tập xác định và tính đạo hàm của hàm số.
  2. Khẳng định: Hàm số $ y=f[x] $ đồng biến trên $ \mathbb{K} \Leftrightarrow f'[x] \geqslant 0 $ với mọi $ x\in \mathbb{K}. $
  3. Xét các tình huống:
    • Nếu $ \mathbb{K} $ là $ \mathbb{R} $ và $ f'[x] $ là tam thức bậc hai thì sử dụng \emph{định lí về dấu tam thức bậc hai}.
    • Nếu cô lập được tham số $ m $ đưa điều kiện $ f'[x] \geqslant 0, \forall x\in \mathbb{K} $ về một trong hai điều kiện:
      • $ m\geqslant g[x], \forall x\in \mathbb{K} \Leftrightarrow m\geqslant \max\limits_{x\in \mathbb{K}} g[x] $
      • $ m\leqslant g[x], \forall x\in \mathbb{K} \Leftrightarrow m\leqslant \min\limits_{x\in \mathbb{K}} g[x] $
    • Các tình huống còn lại, ta lập bảng biến thiên và biện luận.

Tương tự đối với bài toán tìm điều kiện để hàm số $ y=f[x] $ nghịch biến trên $ \mathbb{K}. $

Ví dụ 1. Tìm $ m $ để hàm số $ y = -x^3 + [m – 1]x^2 – [m – 1]x + 9 $ luôn nghịch biến trên $ \mathbb{R}. $

  • Tập xác định $\mathbb{D}=\mathbb{R}. $
  • Đạo hàm $ y’=-3x^2+2[m-1]x-m+1 $ có $ \Delta’=m^2-5m+4. $
  • Hàm số luôn nghịch biến trên $ \mathbb{R} \Leftrightarrow y’\leqslant 0 $ với mọi $ x\in \mathbb{R} $ khi và chỉ khi\[ \begin{cases} a0\\\Delta’\leqslant 0 \end{cases} \Leftrightarrow 6-3\sqrt{3}\leqslant m\leqslant 6+3\sqrt{3}\] \end{itemize}

    Vậy với $ 6-3\sqrt{3}\leqslant m\leqslant 6+3\sqrt{3} $ thì hàm số đã cho luôn đồng biến trên $ \mathbb{R}. $

Ví dụ 4. Cho hàm số $ y=\frac{1-m}{3}{{x}^{3}}-2\left[ 2-m \right]{{x}^{2}}+2\left[ 2-m \right]x+5 $.

  1. Tìm $ m $ để hàm số luôn đồng biến trên tập xác định.
  2. Tìm $ m $ để hàm số luôn nghịch biến trên tập xác định.

Chú ý dấu bằng trong điều kiện $ y’\geqslant 0 $ hoặc $ y’\leqslant 0 $, cụ thể ta đi xét hai ví dụ sau:

Ví dụ 5. Tìm $ m $ để hàm số $ y=\frac{mx-2}{x+m-3} $ nghịch biến trên mỗi khoảng xác định.

Hướng dẫn.

  • Tập xác định $ \mathbb{D}=\mathbb{R}\setminus \{3-m\}. $ Đạo hàm $ y’=\frac{m^2-3m+2}{[x+m-3]^2} $.
  • Hàm số đã cho nghịch biến trên mỗi khoảng xác định khi và chỉ khi $$ y'

Chủ Đề