Sử dụng thuốc đúng cách

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Dương Thanh Hải - Dược sĩ lâm sàng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của cộng đồng. Đáng chú ý, sử dụng kháng sinh tại nước ta đã tăng vọt trong giai đoạn 2009-2015 với mức tăng gần gấp 3 so với giai đoạn 2005-2009, đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. “Chấm dứt lạm dụng kháng sinh - Chung tay hành động ngay hôm nay” với 5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh dưới đây

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.. Tuy nhiên, chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Dùng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn có thể học cách chống lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng.

Các bệnh cảm lạnh, cúm; hầu hết các trường hợp viêm họng, viêm phế quản [85-95 %] là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm 20-30 % các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh.

Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể lây truyền sang người khác.

  • Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
  • Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.
  • Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng và làm cho vi Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một loại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận hoặc thấp tim. Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng trên. Đồng thời giúp hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, cần phải dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ. Ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra đề kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát lại và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.

Hãy luôn ghi nhớ: dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, không bỏ sót liều và dùng đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ, kể cả khi bạn đã thấy khỏe hơn. Bỏ dở liệu trình điều trị là cơ hội cho vi khuẩn sống sót trở lại, tiếp tục nhân lên và đề kháng lại kháng sinh.

Hãy cùng tăng cường hiểu biết, tích cực lan tỏa kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý

XEM THÊM:

Thời điểm uống thuốc hợp lý sẽ ảnh hưởng tới nồng độ cao trong máu, giúp thuốc được phát huy hiệu quả tối đa, từ đó cũng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Sự tương tác giữa thuốc uống và thức ăn tiêu hóa là yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc. Thời điểm uống thuốc đúng lúc còn giúp làm giảm các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

1 số loại thuốc chuyển hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào lúc dạ dày rỗng hay dạ dày chứa nhiều thức ăn [sau ăn]. Có nhiều loại thuốc gây cảm giác khó chịu, kích ứng dạ dày cho người uống, vì vậy thời điểm uống thuốc rất quan trọng.

  • Với các loại thuốc làm tăng nồng độ máu sẽ tránh uống vào bữa ăn để tránh gây ngộ độc.
  • Những thuốc khi gặp thức ăn làm giảm hấp thu thì uống xa bữa ăn
  • Những loại thuốc còn lại sẽ chỉ định uống vào bữa ăn để tránh làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Sự tương tác giữa thuốc uống và thức ăn tiêu hóa là yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc

Tùy theo tính chất, thành phần của thuốc, mục đích điều trị bệnh mà mỗi loại thuốc sẽ có thời điểm uống thuốc khác nhau:

Các loại thuốc nên uống sau khi đã ăn no:

Các thuốc uống cùng bữa ăn hoặc uống trước khi ăn từ 5-10 phút hoặc sau ngay sau bữa ăn:

  • Thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như vitamin;
  • Thuốc kháng sinh kháng nấm griseofulvin, nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn;
  • Thuốc trợ tiêu hóa giúp bổ sung enzyme tiêu hóa pancreatin [Festal, Neopeptine...];
  • Thuốc kháng histamin H1, levodopa, diazepam... đây là những loại thuốc khi uống hấp thu quá nhanh dễ gây ra tác dụng phụ do nồng độ trong máu cao đột ngột.

Các loại thuốc uống cách xa bữa ăn [1 giờ trước khi ăn hoặc uống sau bữa ăn 1-2 giờ]:

  • Thuốc bị giảm hấp thụ bởi thức ăn, các dạng bao tan trong ruột như aspirin pH8,...
  • Các loại thuốc yếu trong môi trường axit dạ dày như ampicillin, erythromycin...
  • Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày để điều trị chữa loét dạ dày như sucralfat

Thuốc uống vào buổi sáng: Thuốc lợi tiểu hoặc kích thích thần kinh trung ương...

Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kích thích thần kinh trung ương sẽ phù hợp nếu uống vào buổi sáng

Thuốc uống vào buổi tối: Các thuốc an thần, thuốc ngủ. Khi uống thuốc không nên nằm ngay vì để thuốc có thời gian xuống dạ dày, phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, việc quyết định uống thuốc vào lúc nào còn phải tùy thuộc vào xuất hiện triệu chứng, bác sĩ sẽ dựa vào đó để quyết định kê đơn loại thuốc và thời điểm uống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Thuốc được dùng để phòng ngừa và chữa bệnh. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích thì thuốc có thể gây ra một số nguy cơ cho người sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả vitamin, thuốc bổ đều có khả năng 'gây hại' cho người sử dụng nếu không được dùng đúng cách.

Bất kỳ loại thuốc nào đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu không uống đúng cách.

Vì vậy điều quan trọng nhất cần nhớ là khi có bệnh nên dùng thuốc do bác sĩ kê đơn theo đúng chỉ định, không được tự ý tăng giảm liều lượng, khoảng cách dùng thuốc. Bởi dùng quá liều cũng không có lợi ích mà tăng nguy cơ bất lợi, dẫn đến ngộ độc thuốc, thậm chí tử vong.

Trong quá trình điều trị nên tái khám theo lịch trình hẹn của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ biết rõ về bất kỳ phản ứng phụ nào nếu có khi sử dụng thuốc. Qua đó, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm liều lượng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác phù hợp hơn.

Không giới thiệu cho người khác các loại thuốc do bác sĩ chỉ định cho mình, cũng như không tự ý mua thuốc uống theo lời mách bảo của người khác. Vì các triệu chứng và tình trạng thể chất là khác nhau giữa các cá nhân nên mỗi đơn thuốc do bác sĩ chỉ định sẽ chỉ dành riêng cho một cá nhân cụ thể.

2. Làm thế nào để uống thuốc đúng cách

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ giống nhau, và hầu hết chúng sẽ giảm dần sau khi sử dụng thuốc một thời gian. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm buồn nôn, táo bón và chóng mặt.

Các loại thuốc khác nhau có thể tương tác với nhau và một số có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Ví dụ, thuốc an thần không nên dùng chung với đồ uống có cồn. Do đó, nên thông báo cho bác sĩ trong quá trình tư vấn y tế về những loại thuốc mình đang sử dụng và tuân thủ những hướng dẫn trên nhãn thuốc để tránh nguy hiểm.

Nên uống thuốc với nước lọc.

3. 8 điều cần lưu ý khi uống thuốc:

1. Hiểu rõ về cách sử dụng thuốc [ví dụ: uống với nước, đặt dưới lưỡi, nhai trước khi nuốt, hít vào, đưa vào trực tràng hoặc bôi ngoài...].

2. Đọc kỹ nhãn thuốc và chú ý đến các chi tiết bao gồm liều lượng, lịch dùng thuốc, hiệu quả, chống chỉ định và tác dụng phụ. Ví dụ, một số loại thuốc nhất định có thể gây buồn ngủ và do đó có thể gây nguy hiểm nếu phải vận hành máy móc và lái xe sau khi dùng thuốc.

3. Trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng cùng lúc nhiều loại thuốc, kể cả thuốc bắc, thuốc nam, thảo dược và thuốc tránh thai để tránh tương tác thuốc.

4. Trong trường hợp xảy ra phản ứng có hại, như phát ban, đau đầu và đau bụng, hãy ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

5. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì một số loại thuốc có thể đi vào nhau thai hoặc sữa mẹ và gây tác động xấu đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

6. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng.

7. Các loại thuốc nói chung cần được cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát, nhưng một số loại thuốc, như các sản phẩm insulin và thuốc kháng sinh dạng lỏng, cần được giữ trong tủ lạnh theo quy định trên nhãn. Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Thuốc cần được bảo quản đúng cách để tránh nguy cơ trẻ vô tình uống nhầm.

8. Hầu hết các loại thuốc uống như viên nén nên được nuốt toàn bộ với nước. Không được bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi dùng trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như dược sĩ.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi

DS. Nguyễn Phương Thảo

Video liên quan

Chủ Đề