Sữa áp ực phá bao nhiêu độ?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ không thể bú mẹ hoặc sữa mẹ không đủ, lúc này sữa công thức sẽ là giải pháp thay thế, giúp bé yêu nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển.

Tuy nhiên, lượng sữa pha cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ml là phù hợp. Trên thực tế, để xác định nhu cầu uống sữa của trẻ, đòi hỏi bố mẹ phải dựa vào mỗi giai đoạn phát triển của con. 

   • Từ 5 ngày - 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh nên được bổ sung 150 ml sữa cho một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. 

   • Từ 3 - 6 tháng tuổi: Lượng sữa cần thiết đối với trẻ là 120 ml sữa cho một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. 

   • Từ 6 - 12 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh cần hấp thụ lượng sữa trong khoảng 90 - 120 ml sữa cho một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. 

Mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc khuyến cáo từ nhà sản xuất sữa để hiểu rõ hơn về lượng sữa nên cho con uống mỗi ngày. 

2. Hướng dẫn chi tiết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Để con yêu hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất trong sữa, đồng thời tránh gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa của bé dẫn đến các vấn đề như đầy hơi, táo bón, đau bụng, tiêu chảy… mẹ nên tuân theo hướng dẫn pha sữa cho trẻ sơ sinh từ nhà sản xuất.

Cụ thể, các bước pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh như sau: 

Bước 1: Kiểm tra hạn sử dụng của sữa

Đầu tiên, mẹ hãy kiểm tra thông tin hạn sử dụng dưới đáy hộp hoặc trên bao bì. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng sản phẩm quá hạn sử dụng. 

Cũng cần lưu ý rằng, sau khi đã mở nắp, sữa chỉ có thể sử dụng trong vòng một tháng. Sau một tháng, hãy đổi sản phẩm mới dù cho còn sữa bên trong còn hay không. 

Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng sữa nếu thấy sản phẩm có dấu hiệu bất thường dù còn hạn sử dụng như: vỏ lon sữa bị rỉ sét, nắp lon bị phồng, sữa có mùi chua…

Bước 2: Rửa tay sạch sẽ 

Vi trùng từ tay chưa được rửa sạch có thể xâm nhập vào sữa trong khi mẹ đang pha sữa cho trẻ sơ sinh, từ đó khiến bé bị bệnh. Chính vì thế trước khi pha sữa, hãy đảm bảo mẹ đã rửa tay sạch sẽ nhé.

Bước 3: Vệ sinh bình sữa, dụng cụ và khu vực pha sữa cho bé

Chuẩn bị dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh, bao gồm: sữa bột, nước sạch, dụng cụ vệ sinh bình sữa, núm vú và bình sữa... 

Làm sạch tất cả dụng cụ bằng xà phòng và nước nóng trong khoảng 10 phút. Tốt nhất là sử dụng bàn chải tiệt trùng cọ rửa bên trong lẫn bên ngoài của chai lọ, núm vú để đảm bảo vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn, kể cả khu vực khó tiếp cận nhất. Cuối cùng, tráng lại vật dụng thêm lần nữa bằng nước sạch. 

Mẹ cũng đừng quên làm sạch các bề mặt làm việc, chẳng hạn như mặt bàn và bồn rửa, bằng xà phòng, khăn lau khử trùng hoặc khăn giấy có cồn.

Bước 4: Đun nước để pha sữa cho bé

Tiếp đến mẹ cần tiến hành đun nước sôi, sau đó để nước nguội bớt trước khi tiến hành pha sữa. Theo các chuyên gia, nhiệt độ chuẩn pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là từ 40 - 50 độ C. Tuy nhiên, mẹ đừng quên xem hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để biết nhiệt độ pha sữa chính xác nhất từ nhà sản xuất nhé.

Một yếu tố khác mà mẹ cũng cần lưu ý chính là loại nước pha sữa cho trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ nên dùng nước lọc đun sôi để nguội, tránh dùng nước luộc rau, nước trái cây, nước khoáng đóng chai,… vì có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa đấy. 

Bước 5: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Hòa tan bột sữa trong nước ấm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Bạn nên sử dụng muỗng đi kèm với hộp sữa, để tính toán chính xác lượng nước - bột sữa cần pha chế. 

Sử dụng thìa vô trùng khuấy đều sữa bột cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Sau đó, dùng một chiếc khăn vải sạch để lau khô bên ngoài bình sữa.

Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú

Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ ít sữa lên mu bàn tay. Nếu sữa quá nóng, hãy để bình sữa dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát. Sau đó, bố mẹ cần chú ý kiểm tra độ nóng thêm lần nữa trước khi cho bé bú. Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là khoảng 37 độ C, vừa ấm để mang lại cảm giác thân thuộc như khi đang bú mẹ.

 >> Xem thêm: Cách cho trẻ bú bình đúng, không bị sặc sữa

3. Một số lưu ý cần thiết khi pha sữa cho trẻ

Ngoài áp dụng cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

3.1. Pha sữa vừa đủ

Mẹ chỉ nên pha lượng sữa phù hợp với nhu cầu bú mỗi cữ bú của bé để đảm bảo con uống hết sữa. Việc pha sữa dư, ép bé uống sẽ dẫn đến nôn trớ và gây áp lực lên hệ tiêu hóa non yếu của con.

3.2. Không bao giờ dùng lại sữa thừa

Đối với lượng sữa đã pha bị thừa, mẹ nên đổ bỏ hoặc uống hết, tránh cho bé sử dụng lần nữa. Do trong sữa dư có chứa nước bọt của trẻ. Sữa cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 1 giờ. Nếu cho trẻ uống lại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột. 

3.3. Không pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ tiêu thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng là mẹ không được bổ sung bất kỳ thực phẩm hay nước ép nào khác vào sữa [khi chưa có chỉ định chính thức từ bác sĩ chuyên khoa] bởi điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. 

3.4. Ưu tiên chọn sữa dễ dàng tiêu hóa

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt nên dễ gặp các vấn đề như táo bón, chướng bụng, đầy hơi… Điều này khiến trẻ thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, dẫn đến việc trẻ ngủ không đủ giấc và ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
Bật mí, để tránh tình trạng này, mẹ nên chọn những sản phẩm sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa non yếu của bé yêu. Điển hình hiện nay nổi bật có dòng sữa thượng hạng Friso Prestige và Friso Gold đang được nhiều cha mẹ tin chọn.

Friso Prestige sở hữu công thức đột phá mới, chắt chiu từ lớp sữa vàng tinh túy giàu dưỡng chất [chỉ 4,6g/100g sữa tươi từ giống bò thuần chủng tốt nhất Châu Âu]. Với cấu trúc 3 điểm vàng, lớp sữa quý giá của Friso Prestige chứa Sn-2 Palmitate tự nhiên, Phospholipid và chất béo MCFA/SCFA, giúp bé phát triển toàn diện với hệ miễn dịch vững vàng.

Trong đó, Sn-2 Palmitate mang đến cấu trúc đặc biệt, giúp bé dễ tiêu hóa - dễ hấp thu, giảm nguy cơ táo bón hiệu quả. Dưỡng chất Phospholipid cung cấp Omega-3, Omega-6, thúc đẩy sự phát triển thị giác và não bộ. Chuỗi axit béo MCFA/SCFA cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào đường ruột, giúp tăng miễn dịch vượt trội để kháng khuẩn, virus và các hại khuẩn gây bệnh khác.

Không chỉ vậy, Friso Prestige còn bổ sung thêm dưỡng chất quý giá HMO và Alpha-Lactalbumin giúp chống lại vi khuẩn bám dính và hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa. Giờ đây, mẹ hãy an tâm lựa chọn Friso Prestige để giúp bé yêu có khởi đầu hoàn hảo nhất!

Friso Gold - dòng sữa nổi tiếng dễ tiêu hóa nhờ được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan, giúp bé êm bụng để từ đó có giấc ngủ ngon và sâu. Kết hợp cùng công nghệ xử lý nhiệt một lần hiện đại từ sữa tươi thành sữa bột, bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ và tự nhiên, cho bé dễ dàng tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, Friso còn chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotide giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, hỗ trợ bé hấp thu nhanh các dưỡng chất có trong sữa. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường Sucrose, gần gũi và hợp khẩu vị bé, giúp bé bú ngon và khỏe. 

3.5. Không trộn các loại sữa công thức với nhau 

Một số mẹ pha trộn các loại sữa công thức với nhau vì cho rằng có thể giúp bé hấp thu đầy đủ các dưỡng chất, từ đó phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, điều này là phản khoa học, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa của con. Vì vậy mẹ tuyệt đối không kết hợp các loại sữa công thức với nhau. Ngoài ra, cũng nên tránh áp dụng các cách pha sữa cho trẻ sơ sinh với nước rau quả hay các loại thực phẩm khác mẹ nhé! 

3.6. Không tự ý đổi công thức pha sữa cho trẻ

Bố mẹ biết không, mỗi loại sữa bột đều có tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh khác nhau. Hướng dẫn pha sữa đã được nhà sản xuất in rõ trên bao bì sản phẩm. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý đổi công thức pha sữa, chẳng hạn như cho nhiều nước hơn hoặc cho nhiều sữa bột hơn. Điều này có thể khiến sữa không còn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con [nếu sữa quá loãng] hoặc gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón [sữa quá đặc]. 

4. Những thắc mắc thường gặp khi pha sữa cho trẻ 

Xoay quanh việc pha sữa cho trẻ như thế nào còn khá nhiều câu hỏi. Dưới đây là một vài thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh: 

4.1. Tại sao pha sữa cho bé không tan hết? 

Pha sữa cho bé không tan hết, bị vón cục là do nhiệt độ nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ nên lưu ý điều này và pha sữa cho trẻ đúng nhiệt độ để các dưỡng chất trong sữa hòa tan tốt, sữa thơm ngon, bé uống nhiều. 

4.2. Hâm sữa cho trẻ trong lò vi sóng được không?

Mẹ không nên hâm sữa [làm ấm] sữa trong lò vi sóng. Bởi vì lò vi sóng làm nóng sữa không đều, có những phần sữa quá nóng sẽ làm bé bị phỏng khi uống. 

4.3. Cách pha sữa cho trẻ khi đi ra ngoài như thế nào? 

Nếu cần pha sữa cho trẻ khi đi ra ngoài, mẹ có thể mang theo nước nóng trong bình giữ nhiệt và sữa bột. Sau đó tiến hành pha sữa cho bé theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi bé cần uống.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất. Bố mẹ nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giúp con nhận trọn vẹn các dưỡng chất từ sữa công thức cũng như hạn chế các vấn đề về tiêu hóa do pha sữa sai cách gây ra.

Chú ý: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Chủ Đề