Tác hại của thuốc trừ sâu đối với cây trồng

Thứ tư - 23/01/2008 22:59

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu bệnh và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản nên được người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, đó là :  Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu đục vào thân cây có loại ẩn núp dưới lá, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại thuốc phòng trừ khác nhau để diệt trừ chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá thấp. Do điều kiện kinh tế, nhiều người chỉ thích mua thuốc có giá rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Nhiều người thường phun quá liều lượng cần thiết với quan niệm “để cho chắc ăn”, làm tăng liều lượng thuốc thừa tích đọng trong môi trường đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được rất nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn đồng thời ảnh hưởng đến các loài chim ăn sâu do chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của các loại sâu cũng giảm. Điều này có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung thư. Do trình độ hạn chế, một số người sử dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn thức ăn, tủ đựng quần áo.v.v. nên đã có những trường hợp ngộ độc đáng thương tâm xảy ra  Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp  bảo hộ, phòng tránh tốt.  Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì vậy, mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng. để hạn chế sự nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu hại, người ta thường tăng dần  nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng nồng độ và số lần phun thuốc được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn do lượng tồn dư trong môi trường ngày một nhiều lên.  Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài  sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.  Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương tích cho con người và gia súc.  Như vậy, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngoài tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất, chúng còn gây nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc và phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách như đối với rác thải độc hại để không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

Tác giả bài viết: Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thứ tư, 02/06/2021 - 10:20 AM

Nếu bạn xúc một xẻng đất lành lên khỏi mặt đất, có nghĩa là bạn đang nắm giữ nhiều sinh vật sống hơn cả số người trên hành tinh Trái đất.

Máy phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng ở Mỹ. Ảnh: Getty

Giống như những công dân của một thành phố dưới lòng đất không bao giờ ngủ, hàng chục nghìn loài động vật không xương sống như giun tròn, vi khuẩn và nấm sống dưới lòng đất liên tục làm nhiệm vụ lọc nước cho chúng ta, tái chế chất dinh dưỡng và giúp điều hòa nhiệt độ Trái đất.

Tuy nhiên ở bên dưới những cánh đồng được bao phủ bởi bạt ngàn là ngô, đậu nành, lúa mì và nhiều loại cây trồng độc canh khác có một thứ được gọi là “món súp độc hại”, bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm vẫn đang âm thầm tàn phá đất đai.

Đây là nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Frontiers in Environmental Science, được đánh giá là “toàn diện nhất” từng được thực hiện về cách mà thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe của đất. Nó sẽ góp phần kích hoạt những thay đổi ngay lập tức và thực chất trong cung cách hoạt động của các cơ quan quản lý như Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ [EPA] khi đánh giá rủi ro từ gần 850 thành phần thuốc trừ sâu đang được chấp thuận sử dụng ở Mỹ.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Đa dạng Sinh học, tổ chức Những người bạn của Trái đất và Đại học Maryland thực hiện, trải qua gần 400 nghiên cứu đã được công bố khi họ cùng thực hiện hơn 2.800 thí nghiệm về cách mà thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sinh vật đất.

Hiện tại, các cơ quan quản lý hoàn toàn phớt lờ tác hại của thuốc trừ sâu đối với giun đất, côn trùng chân khớp, bọ cánh cứng và hàng nghìn loài sống dưới lòng đất khác.

Trách nhiệm của EPA?

Các loài giun đất rất có lợi giúp phân hủy chất thải và làm giàu dưỡng chất cho đất. Ảnh: Getty

Sự gia tăng liên tục của loại hình nông nghiệp thâm dụng thuốc trừ sâu và ô nhiễm là những yếu tố chính thúc đẩy sự suy giảm nhanh chóng của nhiều sinh vật đất, như bọ cánh cứng và ong làm tổ trên mặt đất. Chúng đã được xác định là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học đất đáng kể nhất trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, các công ty thuốc trừ sâu và các cơ quan quản lý thuốc trừ sâu của chúng tôi đã bỏ qua nghiên cứu đó.

“Đánh giá của chúng tôi bao gồm 275 loài hoặc loại sinh vật đất độc nhất và 284 loại thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp thuốc trừ sâu khác nhau. Chỉ trong hơn 70% các thí nghiệm đó, thuốc trừ sâu đã được phát hiện gây hại cho các sinh vật quan trọng để duy trì sức khỏe của đất- những tác hại mà đến nay vẫn chưa được xem xét trong các đánh giá an toàn của EPA”, nhóm nghiên cứu cho biết.

EPA, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thuốc trừ sâu ở Mỹ từng công khai thừa nhận rằng khoảng từ 50% đến 100% các loại thuốc trừ sâu được áp dụng trong nông nghiệp sẽ đến hồi kết. Tuy nhiên, để đánh giá tác hại của thuốc trừ sâu đối với hệ sinh thái đất, cơ quan này vẫn sử dụng một cách thử nghiệm duy nhất – dùng loài sống trên mặt đất cả đời đưa vào trong các hộp nhân tạo để đại diện, rồi đưa ra phép tính rủi ro chung cho tất cả các sinh vật trong đất.

Thực tế là đã cung cấp một cái nhìn đáng lo ngại về cách hệ thống quản lý thuốc trừ sâu của Mỹ được thiết lập để bảo vệ ngành công nghiệp thuốc trừ sâu, thay vì bảo vệ các loài và hệ sinh thái đất. Điều này có nghĩa là việc phê duyệt thuốc trừ sâu không hề quan tâm đến hậu quả mà nó có thể gây hại cho sinh vật đất như thế nào.

Chưa kể là khi các nguyên tắc về nông nghiệp tái sinh và sức khỏe của đất ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, các công ty thuốc trừ sâu đã nhảy vào cuộc gây hiệu ứng nhằm đánh bóng các sản phẩm của họ.  

Hiện các công ty thuốc bảo vệ thực vật lớn đều có tài liệu Web chào hàng, quảng bá vai trò của họ trong việc thúc đẩy sức khỏe của đất, thiên về việc giảm xới xáo đất và trồng cây che phủ. Về nguyên lý chung, cả hai phương pháp này đều thực sự tốt cho sức khỏe đất và nếu được áp dụng một cách có trách nhiệm đều là những bước tiến tuyệt vời cần thực hiện.

Tuy nhiên các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đều thừa biết rằng, những thực hành này thường đi kèm với việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu. Một khi ruộng không được xới, thuốc trừ sâu thường được sử dụng để diệt cỏ dại, và các loại cây che phủ thường bị thuốc trừ sâu tiêu diệt trước khi xuống giống mùa vụ.      

Cách tiếp cận “tiến một bước, lùi một bước” này đang cản trở tiến trình có ý nghĩa nhằm bảo vệ đất đai của chúng ta. Các công ty thuốc bảo vệ thực vật cho đến nay đã thành công trong việc áp dụng thông điệp “đất lành” bởi các cơ quan quản lý nhà nước đã chứng tỏ họ không mong muốn hoặc sẵn sàng bảo vệ sinh vật đất khỏi thuốc trừ sâu.

Không thể phớt lờ mãi

Đất đai là một trong những hệ sinh thái đa dạng và phức tạp nhất trên Trái đất, chứa gần một phần tư sự đa dạng của hành tinh. Chính vì vậy, bảo vệ chúng nên được ưu tiên, trước khi quá muộn.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, để đạt được điều này đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với nhiệm vụ giảm thiểu tình trạng “nghiện thuốc trừ sâu” đang ngày càng gia tăng và không bền vững trên thế giới.

Các nhà khoa học cho biết sẽ yêu cầu EPA thực hiện các bước đi tích cực để bắt đầu chiến dịch bảo vệ sức khỏe của đất, bằng cách giải quyết các tác hại đã được ghi nhận rõ ràng của thuốc trừ sâu đối với các loài sống dưới đất mà chúng ta đã bỏ qua từ lâu.

Video liên quan

Chủ Đề