Tài khoản 413 - chênh lệch tỷ giá hối đoái

Ngày hôm nay hãy cùng Kế toán Việt Hưng khám phá những cách hạch toán chênh lệch tỷ giá tài khoản 413 theo thông tư số 113 hiện hành. Những điểm lưu ý này chính là điều mà bất cứ kế toán viên nào khi hành nghề đều phải nắm rõ. Để không mất đi những quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện.

Tham khảo:

Tỷ giá giao dịch thực tế xác định như thế nào

Các khóa học thực hành kế toán thực tế chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Chuyển đổi tỷ giá chênh lệch tiền tệ

1. Quy định chung về hạch toán Chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413 theo Thông tư 133

Tài khoản 413 theo thông tư số 133 quy định rất rõ ràng về các tài khoản cũng như vị trí, cách tính giá trị về chênh lệch tỷ giá.

Chênh lệch tỷ giá hoán đổi được xác định là sự chênh lệch được phát sinh từ việc trao đổi. Hoặc quy đổi các tài sản ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ khác. Sự chênh lệch này phát sinh thường xảy ra trong một số trường hợp điển hình như:

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng tỷ giá ngoại tệ. Được tính trong kỳ trên thực tế mua bán hay trao đổi và thanh toán.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính sẽ đánh giá các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam.

Hạch toán Chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413 theo Thông tư 133

2. Các tỷ giá hối đoái cần lưu ý

Một số tỷ giá hối đoái cần lưu ý khi xác định độ chênh lệch tài khoản 413 thông tư số 113:

– Tỷ giá giao dịch thực tế

– Tỷ giá ghi trên sổ kế toán

Việc quy đổi đơn vị tiền ra cần tuân thủ những tỷ giá nêu trên. Khi xác định nghĩa vụ thuế như kê khai, nộp thuế và quyết toán.

3. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ

Tỷ số ghi sổ kế toán được xác định là tỷ số thực tế đích danh. Hoặc tỷ số bình quân sau mỗi lần nhập hoặc vào cuối kì.

Tỷ số ghi trên sổ kế toán thực tế đich danh. Là những khoản liên quan đến giao dịch có phát sinh tại một thời điểm cụ thế nào đó. Tỷ số này được sử dụng để ghi cho bên nợ phải thu trong sổ kế toán bằng ngoại tệ.

Tỷ giá ghi sổ kế toán bình quân được xác định bằng cơ sở lấy tổng giá trị của từng khoản mục chia cho số lượng nguyên tệ thực tế có được tại thời điểm hiện hành.

4. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

Những nguyên tắc sau đây về chênh lệch tỷ giá các doanh nghiệp đều phải áp dụng chính xác và triệt để.

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ theo dõi trên sổ kế toán những nguyên tệ chi tiết về các khoản như tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản phải trả, tiền gửi ngân hàng, vốn góp của chủ sở hữu.

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá nếu có phát sinh trong kỳ cần được phản ánh trực tiếp trong doanh thu của báo cáo tài chính hoặc chi phí tài chính tùy thuộc trường hợp doanh nghiệp lỗ hay lãi.

Với các khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ dựa theo tỷ lệ chuyển đổi tại cuối kì cần được doanh nghiệp đánh giá cẩn trọng và chính xác.

5. Những chênh lệch tỷ giá này không được phép vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang.

Cách ghi nội udng tài khoản 413 về chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tài khoản 413 cũng như hầu hết các tài khoản kế toán khác đều được ghi tại hai bên:

5.1. Bên nợ:

– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ kho bị lỗ

– Chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu của doanh nghiệp

5.2. Bên có:

– Lãi tỷ giá hối đoái với những đánh giá từ khoản mục tiền tệ có gốc là ngoại tệ

– Chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí cho doanh nghiệp.

Chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413

Trên đây là những thông tin mới cập nhật nhất cũng như cần thiết cho bất cứ kế toán viên nào khi mới bắt đầu tìm hiểu về tài khoản 413 thông tư số 113. Để đọc thêm những thông tin hữu ích từ kế toán Việt Hưng, truy cập ngay: //lamketoan.vn/

Skip to content

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái được Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

→ Tham khảo: Chế độ kế toán doanh nghiệp – Thông tư 200

Bên Nợ gồm:

  • Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
  • Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính;

Bên Có gồm:

  • Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
  • Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính;

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế quý

Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

  • Số dư bên Nợ: Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Số dư bên Có: Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 4131 – Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ [lãi, lỗ tỷ giá] cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB [doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB].
  • Tài khoản 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong giai đoạn trước hoạt động. Tài khoản này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

Xem chi tiết Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/02/2015.

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công việc báo cáo thuế, lập hồ sơ sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 [24/7] để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kế toán uy tín tại TPHCM

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH TIM SEN

🗺️ Địa chỉ : Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.

☎️ Điện thoại: [028] 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246

📧 Email :

Tư vấn miễn phí [24/7] 0903 016 246

0903.016.246

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • 1.1. Chênh lệch tỷ gái hối đoái là gì?
  • 1.2.Các loại tỷ giá hối đoáisử dụng trong kế toán
  • 1.3.Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:
  • 1.4.Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • 1.5.Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  • 2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
  • 3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Nội dungđược biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

- Luật kế toán 2015

- Thông tư 133/2016/TT-BTC

Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về hạch toántài khoản 413 - Chênh lệchtỷ giá hối đoái đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.1. Chênh lệch tỷ gái hối đoái là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;

- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

1.2.Các loại tỷ giá hối đoáisử dụng trong kế toán

Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán đó là:

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào:

- Tỷ giá giao dịch thực tế;

- Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Khi xác định nghĩa vụ thuế [kê khai, quyết toán và nộp thuế], doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.

1.3.Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:

Tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền [tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ].

- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.

- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị [theo đồng tiền ghi sổ kế toán] của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

1.4.Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái

Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:

Thứ nhất, đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

a] Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.

Tỷ giá xấp xỉ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [ngân hàng này do doanh nghiệp tự lựa chọn]. Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ kế toán đối với:

+ Bên Nợ các TK tiền; Bên Nợ các TK phải thu [trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước], Bên Nợ các TK phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.

+ Bên Có các TK phải trả [trừ trường hợp ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước]; Bên Có các TK phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.

+ Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;

+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác.

Riêng trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.

+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác.

Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước [không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí].

+ Các tài khoản phản ánh tài sản.

Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.

Việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ nêu trên của doanh nghiệp phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

b] Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo các trường hợp sau:

- Áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản phải thu [ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua], bên Nợ các tài khoản phải trả [ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán].

+ Ngoài việc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi sổ kế toán đối với bên Có các TK tiền, bên Có các TK phải thu, bên Nợ các TK phải trả.

Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc định kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

[+] Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.

[+] Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được xử lý theo quy định tại khoản 1.4.2 Điều này.

- Áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh để hạch toán đối với:

+ Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

+ Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán khi nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ của người bán.

Thứ hai, tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [do doanh nghiệp tự lựa chọn] tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ [theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413] được kết chuyển vào chi phí tài chính [nếu lỗ] hoặc doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động:

- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động [đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực] phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động [đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực] phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.5.Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

a] Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;

b] Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

c] Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.

d] Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ;

đ] Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

a] Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả, vốn góp của chủ sở hữu.

b] Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] hoặc chi phí tài chính [nếu lỗ] của kỳ báo cáo.

c] Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

d] Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Bên Nợ:

- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.

Bên Có:

- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.

Tài khoản 413 không có số dư.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề