Tại sao bị covid lại khó thở

07/03/2022 19:58 [GMT+7]

Khó thở là triệu chứng đáng lo ngại nhất của COVID-19

Hà Nội [TTXVN 7/3]--


Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành tại nhiều nước trên thế giới, nhiều người vẫn đang phải chống chọi với những triệu chứng rõ ràng của căn bệnh này. Trong loạt dấu hiệu này, khó thở bị xem là triệu chứng nguy hiểm nhất trong suốt 2 năm dịch bệnh vừa qua.
Sean Marchese, một y tá làm việc tại Trung tâm Mesothelioma [Mỹ] cho biết khó thở chính là một trong những dấu hiệu đáng quan ngại nhất của COVID-19 do ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày, kể cả lúc nghỉ ngơi. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến cùng với các triệu chứng như ho và sốt. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy. Lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng đến não, tim và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Một trong những thách thức lớn nhất mà đội ngũ y tế gặp phải trong đại dịch COVID-19 đó là bệnh nhân có thể yếu đi nhanh chóng khi không đủ oxy. Virus SARS-CoV-2 đã "âm thầm" làm giảm lượng oxy bão hòa trong cơ thể bệnh nhân, và sau một thời gian tổn thương, họ sẽ rất khó có thể phục hồi hoàn toàn. 
Phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 với những biến chứng như viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển và nhiễm khuẩn. COVID-19 có thể gây tổn thương lâu dài cho phổi, biểu hiện qua triệu chứng khó thở. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, có thể gây viêm phế quản. Panagis Galiatsatos, chuyên gia về bệnh phổi tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview cho biết mức độ nghiêm trọng của tổn thương phổi do COVID-19 phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm và những nhân tố khác như bệnh nền. Chuyên gia này lưu ý rằng việc mắc bệnh nhẹ ít khả năng dẫn tới sẹo ở mô phổi.
Bước đầu tiên để điều trị triệu chứng là nhận thức được dấu hiệu xuất hiện. Khi bệnh nhân cảm thấy không hít đủ không khí từ việc hít thở bình thường, hoặc gặp khó khăn trong việc thở mạnh, nhiều khả năng họ đang bị khó thở. Triệu chứng này còn bao gồm việc cảm thấy tức ngực khi hít vào hoặc thở ra, khiến họ muốn hít mạnh hơn do cảm thấy thiếu không khí. Chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên tới cơ sở y tế ngay lập tức khi cảm thấy khó thở trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi. Trong khi đó, bác sĩ trị liệu của Johns Hopkins, Peiting Lien cho biết các bài tập hít thở sâu có thể giúp phục hồi chức năng phổi và hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi sau khi mắc COVID-19./.

Đặng Ánh

Lưu ra file

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Bác sĩ Hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hụt hơi, khó thở có thể tiếp diễn trong một thời gian sau khi đã khỏi Covid như một phần bình thường của quá trình phục hồi. Tuy nhiên, nếu các hoạt động bình thường trong nhà cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy hụt hơi, khó thở sau mắc covid thì cần đi khám để được chẩn đoán loại trừ khả năng xơ phổi cũng như được hướng dẫn các bài tập kiểm soát nhịp thở, giúp cải thiện chứng thở khó hụt hơi hậu covid và lấy lại khả năng gắng sức như trước khi mắc bệnh.

Hụt hơi, khó thở có thể gặp ở bệnh đường hô hấp nói chung mà không riêng Covid.

Khó thở hậu covid có thể xảy ra vì nhiều lý do, từ di chứng xơ phổi sau khi mắc Covid hay do bị giới hạn chức năng hô hấp. Trong các trường hợp này người bệnh có thể hạn chế các hoạt động hàng ngày, như:

  • Khó thở khi đi lên và xuống cầu thang.
  • Cảm thấy khó khăn khi đi bộ và liên tục phải dừng lại để lấy hơi
  • Cảm thấy rằng việc hít thở thực sự là một công việc khó khăn và đòi hỏi gắng sức
  • Quan sát thấy lồng ngực và hai vai di chuyển lên xuống khi hít thở
  • Thường xuyên thấy bản thân căng thẳng.
  • Kèm theo cảm giác đau ngực.

Tất cả mọi người, dù đã từng hay chưa bao giờ mắc Covid, đều có thể cảm giác khó thở với các bài tập thể dục đầy thử thách và đòi hỏi gắng sức quá mức. Do đó, khó thở khi tập thể dục là bình thường nên cần xem lại cường độ tập thể dục có phù hợp hay không. Kế tiếp, có thể áp dụng một số cách tiếp cận để giúp kiểm soát tình trạng thở khó hậu Covid trong khi nghỉ ngơi và trong khi tập thể dục, nếu nghĩ đây là nguyên nhân chủ yếu, bao gồm:

  • Ổn định lại nhịp độ và lập kế hoạch cho các hoạt động, cố gắng không vội vàng hoặc làm mọi việc nhanh chóng. Cố gắng tiết kiệm năng lượng và cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi.
  • Chọn thời gian tốt nhất trong ngày để thực hiện một số hoạt động nhất định và lên kế hoạch trước, suy nghĩ về những gì có thể cần để thực hiện nhiệm vụ.
  • Chia các hoạt động riêng lẻ thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý hơn để thực hiện rải rác cả ngày hoặc trong tuần. Nên sắp xếp các nhiệm vụ nhẹ xen kẽ giữa các nhiệm vụ nặng hơn.
  • Hãy nghỉ ngơi trước, trong và sau khi hoàn thành công việc, những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn thường xuyên sẽ tốt hơn những khoảng thời gian dài hơn một chút. Thực hành nghỉ ngơi trước khi cảm thấy thực sự mệt mỏi, kiệt sức là rất hiệu quả trong việc giúp tiết kiệm năng lượng của bản thân.
  • Không nên đánh giá quá mức năng lực của bản thân. Trước tiên, hãy thử các bài tập thể dục hoặc hoạt động đơn giản, tăng dần mức độ và tần suất.
  • Đừng chấm dứt hoàn toàn những việc khiến bản thân cảm thấy khó thở. Điều này có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn vì các cơ bắp sẽ yếu đi do không được sử dụng. Lúc này, không chỉ sẽ cảm thấy thở khó hậu Covid, người bệnh còn dễ rơi vào tình trạng tàn phế.
  • Nếu đang phải sử dụng thiết bị hỗ trợ đi bộ, chẳng hạn như gậy hoặc khung, hãy nghiêng người về phía trước khi bắt đầu cảm thấy hơi thở nông sau Covid. Điều này có thể làm giảm công việc của phần trên cơ thể và giúp lồng ngực phục hồi hơi thở nhanh hơn.

Sử dụng một kỹ thuật thở được gọi là kiểm soát hơi thở sẽ giúp người bệnh thở nhẹ nhàng với ít nỗ lực nhất, có thể giúp kiểm soát nhịp thở trong khi di chuyển và giúp phục hồi sau các hoạt động gắng sức.

  • Khi bắt đầu, nên tập thở trong khi đang ngồi để nắm vững kỹ thuật
  • Đặt lòng bàn tay lên ngực, lòng bàn tay kia trên thành bụng
  • Hít vào chậm rãi và từ từ thở ra bằng mũi, nhớ ngậm miệng lại. Nếu cảm thấy khó thực hiện, có thể chỉ hít vào bằng mũi, miệng chỉ để thở ra. Nếu các cơ thư giãn, không khí sẽ đi đến phổi và thành bụng sẽ di chuyển ra ngoài so với vị trí bàn tay ban đầu. Nếu nhịp thở được kiểm soát, bàn tay trên ngực sẽ không cần đổi vị trí.
  • Khi thở ra, thành bụng sẽ nhẹ nhàng xẹp xuống. Hãy tưởng tượng tất cả căng thẳng trong cơ thể sẽ biến mất khi thở hết khí cặn ra ngoài.
  • Trong khoảng thời gian thở ra, hãy cố gắng giữ đầu óc thư thái và bình tĩnh. Dần dần cố gắng thở chậm rãi hơn.
  • Khi có thể thực hiện các bước trên một cách dễ dàng trong tư thế ngồi, hãy thử và sau đó sử dụng kỹ thuật này khi đang hoạt động đơn giản, từ ngồi nghỉ, xem tivi cho đến làm việc nhà, đi dạo trong vườn.

Nếu tình trạng hụt hơi, khó thở sau mắc Covid mức độ nhẹ và chỉ đơn thuần ảnh hưởng một phần đến các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày, quá trình phục hồi theo thời gian và các kỹ thuật kiểm soát hơi thở như trên có thể đem lại hiệu quả cải thiện.

Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy khó thở hậu Covid nặng nề và kèm với một trong các yếu tố dưới đây thì cần đi thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Khó chịu, đau hoặc nặng ngực
  • Thở khò khè
  • Căng cứng cổ họng hoặc ho khan, khàn giọng.
  • Khó thở bắt đầu nhanh chóng chỉ sau khi hoạt động nhẹ nhàng hoặc cả khi nghỉ ngơi.
  • Khó thở gây thức giấc vào ban đêm hoặc phải ngủ đầu cao hay tư thế ngồi.
  • Khó thở khi nói từng câu từ đơn giản.
  • Khó thở gây hít sặc.

Tóm lại, hụt hơi khó thở hậu Covid là một triệu chứng hay gặp trong giai đoạn phục hồi, đôi khi cảm giác này có thể kéo dài hơn so với thời gian nhiễm trùng ban đầu và gây cản trở đến các hoạt động hàng ngày cũng như gây ra cảm giác sợ hãi và lo lắng. Theo đó, người bệnh cần sớm tìm kiếm các bài tập thở hiệu quả để mau chóng cải thiện triệu chứng này. Trong trường hợp hụt hơi, khó thở sau Covid ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh phải đi khám sớm để được điều trị thích hợp để lấy lại chức năng hô hấp một cách tối ưu.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Gói khám hậu COVID-19 với nhiều ưu đãi hấp dẫn. 4 lý do bạn nên lựa chọn gói khám hậu COVID-19 tại Vinmec:

  • Bệnh nhân được sàng lọc theo triệu chứng và tư vấn gói khám phù hợp, tiết kiệm được chi phí và thời gian thăm khám
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tham gia thăm khám và tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân tối đa trong việc điều trị các triệu chứng bệnh.
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác và kịp thời
  • Quy trình sàng lọc, kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn, đảo bảo an toàn mùa dịch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: yourcovidrecovery.nhs.uk, www2.hse.ie, advances.massgeneral.org, med.umich.edu

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề