Tại sao bị sưng lợi

Sưng chân răng có mủ [viêm lợi có mủ, sưng bọng răng có mủ] là biểu hiện của viêm nướu răng, một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến. Nướu răng bị sưng nhức gây nhiều khó chịu trong ăn uống, vệ sinh răng miệng. Nếu để triệu chứng kéo dài mà không có biện pháp điều trị có thể hình thành các túi mủ dẫn đến viêm nha chu, áp xe răng.

Sưng nướu chân răng, bệnh răng miệng rất phổ biến ở nhiều người

1. Nguyên nhân bị sưng nướu chân răng

Sưng nướu chân răng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nướu. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân sưng viêm nướu răng có thể là:

  • Thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng, bề mặt răng, hình thành nên các mảng bám chứa vi khuẩn có hại. Các mảng bám này để lâu ngày sẽ kích thích nướu, làm sưng, viêm nướu. 

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, quá mạnh gây chảy máu nướu, dẫn đến tình trạng sưng, viêm.

  • Do sâu răng, vi khuẩn sâu răng lây lan làm sưng, lở nướu.

  • Tình trạng mọc răng khôn ở độ tuổi trưởng thành cũng là nguyên nhân khiến nướu sưng, nhức, dễ tổn thương.

  • Hút thuốc lá tạo môi trường thuận lợi để những vi khuẩn răng miệng phát triển.

  • Tình trạng viêm, sưng nướu cũng có thể là một trong những biểu hiện của viêm nha chu. Khi thấy tình trạng sưng nướu có mủ nghĩa là bệnh đã nghiêm trọng. Nếu mủ ở nướu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây hỏng răng, hư xương ổ răng, ảnh hưởng những răng kế cận...

  • Do các tác dụng phụ của một số loại thuốc gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt, khiến việc rửa trôi các mảng bám và tế bào chết trong khoang miệng trở nên khó khăn.

  • Thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì hoặc mang thai cũng làm răng miệng mẫn cảm với những tác động gây tổn thương của vi khuẩn gây sưng nướu.

  • Dùng thức ăn hoặc thức uống khi còn quá nóng gây phỏng nướu hoặc quá lạnh khiến ê buốt nướu, làm sưng nướu.

  • Ăn thức ăn cay nóng lâu ngày làm lở loét nướu, sưng, nhức.

Video: Nguyên nhân phổ biến khiến sưng nướu chân răng

2. Các dấu hiệu nhận biết viêm nướu chân răng

  • Vùng nướu bị sưng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm thay vì màu hồng như bình thường.

  • Đau nhức khi chạm nhẹ, chảy máu khi đánh răng, nhai đồ ăn, ăn thực phẩm có vị cay, mặn...

  • Chân răng trông dài hơn do tình trạng tụt lợi.

  • Nướu răng bị sưng và có mủ thường kèm theo hôi miệng.

  • Tình trạng viêm lâu ngày sẽ gây hở nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, khiến nướu răng bị sưng có mủ trầm trọng hơn.

3. Phương pháp điều trị sưng nướu chân răng có mủ

Giai đoạn sưng nướu chân răng nhẹ

  • Vôi răng bám sát nướu tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

  • Cạo vôi răng, làm sạch răng miệng để phòng ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn.

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và giảm sưng.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để tránh làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

  • Không dùng các thức ăn có gia vị chua, cay, mặn vì có thể làm lan rộng vùng sưng.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như súp lơ xanh, cải xoăn, khoai lang, đu đủ...

  • Nếu vùng sưng vẫn chưa gây đau nhức dữ dội hoặc chảy nhiều máu, Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ chống sưng, viêm.

Nướu hết sưng đỏ sau khi làm sạch vôi răng

Giai đoạn nướu chân răng bị sưng mủ trầm trọng

  • Bác sĩ tiến hành làm sạch vôi răng dưới nướu cũng như các túi chứa vi khuẩn giữa nướu và răng.

  • Nếu sưng nướu chân răng do mọc răng khôn, người bệnh sẽ được kiểm tra và tư vấn nhổ bỏ răng khôn nếu tình trạng sưng viêm nghiêm trọng,

  • Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của Bác sĩ.

  • Trường hợp sưng nướu chân răng đã ảnh hưởng tới các mô mềm khác, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, ghép thêm vạt nướu nếu cần để tránh làm răng lung lay, lỏng lẻo, mất răng.

4. Biện pháp phòng ngừa viêm nướu chân răng hiệu quả

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

  • Không chải răng ngang mà nên chải xoay tròn, chiều dọc để tránh làm tổn thương lợi và men răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng thay tăm xỉa răng nhằm hạn chế các tác động lên nướu.

  • Cách sử dụng chỉ nha khoa để tránh làm tổn thương nướu răng

  • Uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày.

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.

  • Từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ răng miệng

  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khoẻ răng miệng.

Điều trị các bệnh về răng miệng [viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng...] là một trong những thế mạnh tại Nha Khoa Ocare với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, cơ sở vật chất & công nghệ chuyển giao độc quyền từ những nền nha khoa hiện đại nhất trên thế giới.

Đội ngũ bác sĩ Bác sĩ Nha Khoa Ocare ngoài trình độ chuyên môn cao, còn rất tận tâm điều trị cho khách hàng dù là những ca khó nhất

Ảnh minh họa. Nguồn: vistadental.co.in

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Tuy nhiên bệnh viêm lợi không nguy hiểm nó chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.

Thế nào là lợi khỏe?

- Lợi có màu hồng nhạt;

- Không sưng, không chảy máu;

- Hơi thở thơm tho.

Các triệu chứng khi bị viêm lợi

- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm;

- Có mảng bám răng, cao răng;

- Lợi sưng đỏ hoặc phì đại;

- Tổ chức chân răng lỏng;

- Dễ chảy máu tự nhiên;

- Miệng hôi.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

- Nghiện rượu, thuốc lá;

- Ăn nhiều đồ ngọt, cay;

- Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột;

- Chải răng không đúng cách;

- Do vi khuẩn mảng bám răng;

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;

- Người bị bệnh tiểu đường.

Một số bệnh liên quan tới bệnh viêm răng lợi

- Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.

- Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.

- Xương hàm bị biến dạng [vẩu], răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.

- Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1.

- Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.

- Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi,…

- Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.

- Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.

Cách phòng bệnh viêm lợi

- Vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày là cách phòng ngừa hiệu quả;

- Chải răng đúng cách;

- Súc miệng nước muối hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ;

- Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày;

- Ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất;

- Khám nha khoa 6 tháng một lần.

Cách điều trị viêm lợi

Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm:

- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất;

- Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị;

- Dùng bàn chải mềm;

- Thường xuyên lấy cao răng, đánh bóng mặt răng;

- Loại bỏ những yếu tố gây tích tụ mảng bám răng bằng cách đánh răng, xỉa răng bằng chỉ nha khoa;

- Sử dụng các loại nước xúc miệng chống vi khuẩn lysterin, givalex;

- Chấm lợi viêm bằng metrodenta.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp hơi thở thơm tho, tăng cường sức khỏe giúp bạn tự tin trong cuộc sống./.

Nguồn: Trang Thông tin Y học Thường thức

Video liên quan

Chủ Đề