Tại sao bút chì

Chắc hẳn bạn chưa biết về nguồn gốc, cách các nhà sản xuất tạo bút chì như thế nào và tại sao bút chì lại có sức cuốn hút đối với những thiên tài như Leonardo da Vinci đến như vậy. Bút chì đáng là vật dụng đáng để lựa chọn cho những ý tưởng mới được bắt đầu.

Bút chì xuất hiện khi nào?

Nguyên liệu đầu tiên để hình thành lên cây bút chì là một khoáng chất được tìm thấy ở nước Anh năm 1564, khoáng chất này có màu giống chì, bóng mỡ và dễ bị lây bẩn khi chạm tay vào.

Với đặc tính để lại dấu vết đậm hơn chì, nên được sử dụng để đánh dấu các con cừu trong đàn gia súc. Cuối thế kỉ 18 chính thức nghiên cứu và đặt tên cho nó là Graphite – tức than chì.

Vào những năm 1400 còn người viết bằng than chì nguyên chất. Nhưng đến cuối những năm 1700, vật liệu than chì trở nên khan hiếm hơn tại Châu Âu. Vì vậy Nicolas – Jacques Conté – nhà hóa học người pháp phát minh ra một công thức mới, cũng là cách mà các nhà sản xuất bút chì hiện nay vẫn sử dụng. Thay vì sử dụng than chì nguyên chất, Conté nung bột than chì+bột đất sét + nước.

Cây bút chì đầu tiên được sáng tạo nhờ tách 2 thanh gỗ được bào nhẵn, đặt thanh than chì vô giữa rồi dán chắc lại. Sáng tạo này tiếp tục được ứng dụng.

Hiện nay các nhà sản xuất thay đổi lượng than chì mà họ cho vào hỗn hợp đó. Bút chì với nhiều bột than chì và ít đất sét sẽ có màu tối hơn. Bằng cách tăng tỉ lệ đất sét và than chì, người ta có thể kiểm soát độ cứng cũng như độ đậm nhạt của lõi bút.

Để nhận biết sự khác nhau đó, các nhà sản xuất đã sử dụng 1 thang đo độ cứng của các bút chì, ký hiệu trên thân bút.

Bút chì No.2 2B được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Lý do khách quan đưa ra đó là do các máy quét thế hệ đầu tiên đọc nó dễ dàng nhất. Số No.1 có nét đậm dễ bị làm nhòe trong khi số 3 và số 4 quá mờ để đọc được.

Cấu tạo của bút chì

Bút chì gồm lõi chì và lớp vỏ bên ngoài.

Sau khi tìm ra than chì có thể đánh dấu được, nhiều người đã dùng vải hoặc chỉ cuốn quanh lõi than chì tạo thành một lớp vỏ, giúp cho việc viết trở nên dễ dàng hơn.

Cách làm này có sáng tạo vào lúc đầu nhưng vẫn tốn nhiều thời gian và không mở rộng được thành mô hình sản xuất. Và cách mới làm vỏ bút chì được tìm ra nhờ một người thợ mộc người Ý, cho lõi than chì vào thanh gỗ rỗng - cách mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Thông tin thú vị về nguồn gốc của bút chì.

Đây là hình ảnh cây bút chì có thân bút làm bằng gỗ được tạo ra, vẫn còn lưu giữ được đến ngày nay.

Ta biết rằng ruột chì là từ hỗn hợp bột than chì và đất sét nung ở 800 độ C

Còn thân chì làm bằng gỗ, tuy nhiên trong quá trình sản xuất cũng có nhiều khó khăn, không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng để sản xuất ra thân bút chì. Nếu chọn thân gỗ quá cứng sẽ gặp khó khăn trong quá trình gọt, nếu dùng gỗ từ cây thân mềm bút chì sẽ rất dễ gãy.

Hai loại gỗ dung hòa được các yếu tố như không quá cứng và không quá mềm là gỗ cây tuyết tùng và cây bách xù. Nếu muốn thân bút chì có mùi thơm mà không có sự can thiệp của các hợp chất hóa học tạo mùi, một số nhà sản xuất còn dùng cả gỗ thông!!, tuy nhiên loại gỗ này khá đắt nên không thông dụng trên thị trường, ít người có khả năng sở hữu.

Cách làm ra một cây bút chì

Một người Anh đã tìm ra cách sản xuất bút chì theo lối sản xuất công nghiệp.

Thông tin thú vị về nguồn gốc của bút chì.

Với một khối gỗ lớn, người ta rạch các rãnh nhỏ trên bề mặt tấm gỗ, đặt ruột chì vừa khít với các rãnh đó, rồi đặt tiếp lên một miếng gỗ đã được phết hồ dính bên trong, rồi ép chặt xuống mặt dưới.

Sau khi hồ khô, người ta cắt phiến gỗ có ruột chì bên trong ra, tạo thành các cây bút chì, người ta gọi phương pháp này là "bánh sandwich bút chì"

Bút chì có bề dày lịch sử lâu đời, cho đến ngày nay vẫn chứng minh những công dụng tuyệt vời của nó. Bạn có biết những tác phẩm bất hủ nào tạo ra từ cây bút chì hay không?

Bút chì rất dễ dàng sử dụng, một số nhà văn, họa sĩ thiên tài có thói quen sử dụng loại bút chì này. Nhà văn Hemingway tác giả của các tác phẩm:"Ông già và biển cả" rất thích viết tác phẩm của mình bằng bút chì, Leonardo da Vinci trong cuốn ghi chép của chính ông cũng thường xuyên sử dụng bút chì để nghiên cứu đường nét vẽ,...

Còn bạn thì sao, có nên chuẩn bị cho mình một cây bút chì thật tốt và khởi đầu những ý tưởng mới cho mình??

Anlocviet.vn - chuyên cung cấp văn phòng phẩm giá rẻ trên khắp cả nước.

Thông tin thú vị về nguồn gốc của bút chì.

Chào bạn ^ ^

Đề bài hay quá, nhưng có vẻ hơi rộng. Bạn thử xem qua một vài ý của mình nha.

- Bút chì có tẩy đề làm gì? Để xóa đi những lỗi sai, làm cho những dòng viết trở nên sạch đẹp, hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, tẩy của bút chì cũng có hạn, không thể xóa được quá nhiều lỗi. Sau khi tẩy xong trang giấy vẫn còn lưu lại vết.

- Cuộc sống cũng như vậy, cũng có những lỗi lầm mà ta muốn sửa chữa. Tuy nhiên, như cục tẩy bé nhỏ trên đầu bút chì, cơ hội cho chúng ta sửa sai cũng không phải là bất tận. Dù sửa chữa được thì vẫn còn đó những vết sẹo để lại trên trang giấy cuộc đời.

- Chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho cuộc sống của riêng mình, để xóa đi những sai sót trong quá khứ, đề hoàn thiện mình thành một con người tốt hơn, sống thanh thản và trọn vẹn hơn. Song, cuộc đời người phức tạp hơn những dòng chữ rất nhiều, đâu thể cứ tẩy xóa đi hết lỗi lầm là xong. Đằng sau đấy là biết bao cố gắng, nỗ lực để sửa sai, để bù đắp, để lấp vào những khoảng trống đã xóa những điều tốt đẹp nhất có thể. Có được cục tẩy cho riêng mình có lẽ chỉ là một nửa những gì chúng ta cần làm. Hơn nữa, cần phải biết dùng cục tẩy ấy ra sao cho tốt nhất, hiệu quả nhất. Có những lỗi lầm đáng tiếc, song cũng có những vấp váp dạy cho ta nhiều điều ý . Vì vậy cần phải cân nhắc để có thể làm đẹp lên cuộc sống của mình mà không làm mất đi những điều ý nghĩa đáng quý.

  Trên đây là vài suy nghĩ của mình, bạn tham khảo để hoàn thiện bài nha. Cố lên...!!! 

Trong thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta có rất nhiều thiết bị điện tử có thể dùng để ghi chép. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qa những vật dụng cơ bản cần thiết mà trước kia vẫn sử dụng. Những chiếc bút, quyển sổ … cũng vẫn được tiêu thụ và sử dụng. Đặc biệt trong đó là bút chì. Hàng năm vẫn có hàng tỉ chiếc bút chì được tiêu thụ. Nó không chỉ là một vật để viết mà còn dùng để vẽ. Và thực tế là người ta ưa chuộng sử dụng bút chì nhất trong các loại bút bởi những thứ viết ra, vẽ ra có thể dễ dàng xóa, chỉnh sửa được. Thứ công cụ dùng để xóa vết bút chì được gọi là viên tẩy. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tẩy và công năng “thần kì” của nó.

Từ chiếc bút chì

Nói đến tẩy có lẽ phải bắt đầu từ động lực để phát minh ra nó, đó là bút chì. Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn tin vào một điều là bút chì được làm từ chì. Thật may mắn là hoàn toàn không phải như thế nên có lỡ nuốt phải một mẩu bút chì thì bạn cũng sẽ không phải lo về việc nhiễm độc chì [cho dù vậy điều này cũng không nên xảy ra]. Chính xác thì bút chì thường có lõi bằng chất liệu than chì [graphite] và các hợp chất của nó, Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus. Than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564. Ruột bút chì trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại được trải từ 9H [cứng và nhạt nhất] đến 9B [mềm và đậm nhất].

Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng triệu đô la Mỹ để nghiên cứu một loại bút áp lực để các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng một phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là viết trong tình trạng không trọng lực: sử dụng bút chì truyền thống.

Cho đến cục tẩy 

Và do nhu cầu, nửa thế kỉ sau khi bút chì được sử dụng rộng rãi, người ta bắt đầu nghiên cứu để cho ra sản phẩm đồng hành cùng nó là tẩy. Xuất phát từ nhu cầu muốn sửa chữa đường nét từ bút chì viết ra, người ta bắt đầu nghĩ đến một vật có khả năng làm được điều đó. Cục tẩy đầu tiên được sử dụng từ hàng trăm năm trước, khi người ta viết bằng thứ bút chì cứng làm bằng chì và thiếc - chính là ruột bánh mì. Vào ngày 15 tháng tư năm 1770, Joseph Priestley dùng kẹo cao su thực vật để loại bỏ các vết bút chì, từ đó người ta bắt đầu sáng chế ra tẩy gần giống với hiện đại. Ý tưởng gắn liền bút chì và tẩy là của Hyman L. Lipman ở Philadelphia. Điều này đã mang lại sự giàu có cho ông ta nhờ bán bản quyền phát minh vào năm 1858 với giá 100.000 đô la. Tuy nhiên cuối cùng thì bằng sáng chế này bị vô hiệu hóa bởi nó đơn giản chỉ là sự kết hợp của hai sáng chế chứ không phải là một phát minh hoàn toàn mới. Ngày nay, những cục tẩy hiện đại làm bằng hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur - tất cả được kết dính nhờ cao su.

Việc sử dụng tẩy rất đơn giản, khi nhận thấy cần sửa chữa gì, người ta chỉ việc mài tẩy vào đoạn giấy đó, chà xát nó thật mạnh. Và như chúng ta thấy cục tẩy sẽ dần rã ra. Chính vì sự dễ dàng này nên tẩy rất nhanh chóng trở nên phổ biến. Một ví dụ minh chứng cho việc viên tẩy có tính đa năng và công dụng thương mại cao đó là vào năm 1955, khi Walt Disney gọi điện cho William Diener về việc các cây bút chì không được ưa chuộng lắm trong các cửa hàng lưu niệm tại Disneyland. Trong cuộc điện thoại đó, William Diener – với tư cách là một nhà công nghiệp chuyên sản xuất tẩy đã thuyết phục Disney đặt các viên tẩy dưới hình dạng các nhân vật Disney để bán kèm. Và sau đó việc kinh doanh tại Disneyland được cải thiện rất nhiều.

Một số loại tẩy

Có rất nhiều các loại tẩy khác nhau. Loại tẩy đi kèm cùng cây bút chì còn được gọi là tẩy cắm, thường có màu hồng và chứa cao su cứng nên đôi khi sử dụng loại này sẽ gây xước giấy và phải dùng lực mạnh để chà. Tẩy bằng nhựa vinyl trắng dễ dàng tẩy hơn nhiều so với tẩy màu hồng nên sau này được ưa chuộng hơn. Hiện tại hầu như những loại bút chì mới sản xuất ra không gắn kèm cục tẩy hồng ở trên nữa. Một loại tẩy nữa được gọi là tẩy nhào, nó mềm và bạn có thể nhào trong tay. Nó hấp thụ được các hạt than chì mà không gây ma sát nhiều cũng như không để lại các vết ố, vụn … Tẩy nghệ thuật là tên của một loại tẩy mềm được làm từ cao su thô. Ưu điểm của nó là không làm hỏng giấy và tẩy được trên diện tích rộng nhưng nhược điểm đó lại để lại quá nhiều vun bám. Màu của loại tẩy này thường là nâu, đôi khi là màu xanh.

Ngoài ra do sự phát triển hiện đại, người ta còn chế tạo ra được tẩy điện, tẩy điện là một cái bút có nút bấm. Khi bấm nút, đầu có tẩy sẽ được ma sát với một tốc độ đều và thích hợp, giúp tẩy đi được vết bẩn dễ dàng và gây ít xây xước cho giấy, nó giúp tiết kiệm được thời gian.

Kết

Từ khi được phát minh ra cho đến tận bây giờ. Cục tẩy đã luôn được sử dụng thường xuyên và đối với trẻ em khi đi học hoặc những kiến trúc sư, họa sĩ đây là một đồ dùng không thể thiếu trong công việc hàng ngày. Trong tương lai gần, có lẽ rằng cục tẩy cũng vẫn sẽ giữ được vị trí tối quan trọng của nó và là người bạn song hành của những chiếc bút chì.

Video liên quan

Chủ Đề