Tam giác châu thổ là gì

Tại cửa biển, nơi sông đổ ra biển thường hình thành vùng đất mầu mỡ bằng phẳng…

Trước hết, tôi sẽ đưa ra cho các bạn một con số: mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 tỷ m3 phù sa ở các dòng sông đổ ra biển.


Có nhiều cách để các con sông mang phù sa ra biển, những hạt nhỏ xíu này trôi lơ lửng trong nước, giống như tinh bột lơ lửng trong nước cơm vậy, nó di chuyển theo dòng chảy của nước; hạt to thì men theo bờ sông trôi xuống hạ lưu. Những hạt phù sa trôi theo dòng nước từ thượng lưu xuống hạ lưu, do lòng sông ở khu vực hạ lưu ngày càng được mở rộng, nên tốc độ dòng chảy ngày càng chậm lại, khả năng vận chuyển thấp, do vậy lượng phù sa không ngừng tích tụ; khi các con sông này đổ ra biển, dòng nước bị phân tán, tốc độ dòng chảy đột nhiên giảm, lại thêm việc nước hồ thỉnh thoảng cũng đổ vào, có tác dụng làm cản trở nước sông, đặc biệt là trong nước biển có hoà tan rất nhiều ion có tính điện ly mạnh của natri clorua [muối ăn], nó sản xuất ra một lượng lớn ion, có thể khiến cho các hạt phù sa trôi lơ lửng trong nước lắng xuống đáy. Lượng phù sa tích tụ ngày một nhiều, cuối cùng sẽ lộ ra khỏi mặt nước, nên dòng nước chỉ có thể chảy vòng qua hai cạnh bên của bãi đất. Phần tiếp xúc với mặt nước của bãi đất thì chịu sự tác động trực tiếp của dòng nước, không ngừng bị nước xâm thực, thường tạo thành hình chóp, trong khi mặt sau của nước thì tương đối lớn, do đó bãi biển trở thành một hình tam giác. Mọi người đặt tên cho nó là “Vùng châu thổ”. Nhưng có những bãi đất do điều kiện dòng chảy không giống nhau, cho nên không nhất thiết sẽ là hình tam giác.

Trên thế giới có một số con sông lớn như sông Trường Giang, Hoàng Hà, sông Mississippi, sông Volga, sông Hằng, sông Nile... Ở khu vực cửa sông nơi nước đổ ra biển đều có vùng châu thổ với diện tích rất lớn.


Nhưng cũng có một số cửa sông nơi đổ nước ra biển không hình thành vùng châu thổ. Cửa sông Tiền Đường của Trung Quốc không có vùng châu thổ, bởi vì lượng phù sa có trong nước sông Tiền Đường khá ít ỏi, hơn nữa cửa sông có hình phễu, rất rộng. Đồng thời, ở đây còn có những đợt thuỷ triều mạnh, cửa sông hình phễu còn chịu tác động của sức bào mòn lớn của thuỷ triều, khiến cho phù sa không thể tích tụ lại. Dù vậy nhưng vẫn có một số hạt phù sa may mắn còn sót lại, tích tụ ở cửa sông Tiền Đường, nhưng cũng khó mà tăng cao, chỉ có thể ẩn dưới mặt nước hình thành một vùng đất trũng. Cho nên cửa sông Tiền Đường không thể hình thành vùng châu thổ.
Nhiều khu vực ở giữa sông Trường Giang và Hoàng Hà, đôi khi ở một số phần của dòng sông tốc độ dòng chảy tương đối chậm, cũng có phù sa tích tụ lại tạo thành đất bồi. Ví dụ có một số chướng ngại vật cản trở dòng chảy, lúc đó cát sỏi sẽ lắng xuống dưới, hình thành bãi đất, sau khi bãi đất được hình thành, dòng chảy ở đó lại càng bị cản trở, vì vậy phù sa tích tụ lại ngày càng nhiều, khiến cho bãi đất càng tích tụ càng lớn; việc bãi đất lớn được hình thành do sự bồi đắp và liên kết giữa những bãi đất nhỏ với nhau cũng đã xuất hiện ở khu vực giữa sông Trường Giang với Hoàng Hà. Lúc mới đầu, chỉ xuất hiện khi nước cạn, trải qua nhiều diễn biến trong thời gian dài, nó còn có thể trở thành những hòn đảo không bị nước nhấn chìm hàng năm. Nhưng cũng có thể do dòng nước làm xói mòn mà biến mất, sự hoạt động của các dòng chảy ở nơi này cũng như nơi khác đều có liên quan đến sự chuyển động của vỏ Trái Đất.


 

Châu thổ là một địa mạo cấu tạo khi một dòng sông chảy vào một vụng nước, nhỏ là hồ, đầm phá, lớn là vịnhbiển hay đại dương khiến dòng nước bị cản chậm lại. Chất phù sa cuốn theo dòng nước khi tốc độ nước không đủ mạnh sẽ phải lắng đọng xuống, bồi lên lòng sông và hai bên bờ. Lượng trầm tích lan tỏa theo bề rộng làm lòng sông chuyển từ hẹp và sâu sang càng nông và rộng. Nhiều nhánh sông phân lưu nhỏ xuất hiện, giúp trải rộng cửa biển. Địa hình đặc trưng này gọi là châu thổ sông.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA ĐỊA CHẤT  TRẦM TÍCH TAM GIÁC CHÂUĐỀ TÀI: PHÂN LOẠI TAM GIÁC CHÂU GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc LanNHÓM: ISTT TÊN MSSV1 Tạ Quốc An 07160062 Trần Quốc Dũng 07160373 Nguyễn Tấn Bạch 07160184 Ngyễn Thành Phong 07161075 Hoàng Thị Hồng Anh 07160126 Nguyễn Trần Minh 07160847 Nguyễn Vũ Minh Thiên 07161388 Trần Minh Cường 0716028Mục lục I. GIỚI THIỆU TAM GIÁC CHÂUI.1 Định nghĩa tam giác châuI.2 Hệ thống tam giác châuI.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến địa hình tam giác châuI.4 Tầm quan trọng của tam giác châuII. TƯỚNG TAM GIÁC CHÂUIII. PHÂN LOẠI TAM GIÁC CHÂUIII.1 Tam giác châu ảnh huởng bởi sôngIII.2 Tam giác châu ảnh hưởng bởi triềuIII.3 Tam giác châu ảnh hưởng bởi sóngIII.4 Tam giác châu hỗn hợpIII.5 Quạt châu thổ IV. KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo I. GIỚI THIỆU TAM GIÁC CHÂUI.1 Định nghĩa tam giác châu- Tam giác châu : là phần của dãy rìa biển bao gồm tam giác châu, bãi biển, và hệ thống đảo ngầm, cửa sông, và ao hồ, nó có hình dạng của một tam giác.- Tam giác châu có mặt nơi dòng nước hay sông chảy vào 1 bộ phận nước đứng yên- Tam giác châu cũng hiện diện trong ao hồ [nhưng được phân chia thuộc môi trường ven biển] Tam Giác Châu sông Nile.I.2 Hệ thống tam giác châu - Tam giác châu tạo lập trên thềm lục địa [độ sâu mực nước khoảng < 120m]- Tam giác châu là mặt phân cách giữa trầm tích lục địa và biển- Tam giác châu là nơi bảo tồn chính chất trầm tích lục địa [vỏ Trái đất đang sụp lún dưới trọng lượng của hơn 10.000 feet [300m] bề dày các chất trầm tích trong vịnh sông Missisipi]- Tam giác châu thường gặp trong môi trường hiện tại - Thường hiện diện nơi rìa lục địa tĩnh I.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến địa hình tam giác châu- Bồn cung cấp+ Chế độ điều tiết+ Đường kính Vật liệu TT+ Khối lượng VLTT- Bồn thu nhận+ Độ sâu+ Sóng và triều- Mực biển tương đối+ Kiến tạo, đẳng tĩnh+ Sự thay đổi mực biển do Trái Đất quay+ Khí hậuI.4 Tầm quan trọng của tam giác châu: Tam giác châu thường có giá trị kinh tế cao :Bồn dầu khí chính được tìm thấy ở đây [dầu, khí tự nhiên]Một số than đá, uranium Vùng duyên hải Vịnh của Hoa kỳ : khoan dầu khí ngoài khơi nằm trong trầm tích tam giác châu sông MississippiII. TƯỚNG TAM GIÁC CHÂU- Tướng hiện tại sẽ thay đổi theo kiểu tam giác châu- Sau đây là một số tướng tam giác châu thường gặp : a.Tiền Tam Châu [Triền Tam Giác Châu] :–Lòng được gọi là bộ đáy với vật liệu trầm tích mịn hạt, thường là sét, mặt lớp hơi nghiêng–Độ sâu mực nước từ 10 -100m b.Trán Tam Châu [Bộ Đầu] :–Lớp trầm tích ở đây được gọi là bộ đầu với vật liệu hơi thô hạt [cát] ,dốc hơn [10-25 độ]–Đặc trưng sụp lún : gãy sụp, dòng bùn, đứt gãy lớn–Nét sụt lún có nhiều dạng khác nhau–Mực nước

Chủ Đề