Tròn đầy là gì

Ý nghĩa của từ Viên mãn là gì:

Viên mãn nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 7 ý nghĩa của từ Viên mãn. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Viên mãn mình


41

  16


1. Tính từ [Từ cũ, Ít dùng] đầy đủ, trọn vẹn Ví dụ: kết quả viên mãn mặt đầy vẻ viên mãn nụ cười viên mãn

hạnh phúc viên mãn

ThuyNguyen - Ngày 30 tháng 7 năm 2013


24

  8


Hài lòng về mọi thứ cảm thấy đủ và đầy

Ẩn danh - Ngày 12 tháng 5 năm 2016


32

  18


VIÊN MÃN: là từ Hán việt, có nguồn gốc từ trong kinh Phật [佛教语。谓佛事完毕] Với ngữ nghĩa gốc này, chữ viên mãn [EN: satisfactory] có nghĩa là 十分完满,没有欠缺: tuyệt vời không tì vết, đầy đủ vẹn toàn;

Cũng xin nói là: từ này không phải là từ cũ, ít ra cũng nằm trong Hán-Việt từ điển của Nguyễn Quốc Hùng [lẫn từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh]. Từ này ngày nay đã dung tục hóa, và người sử dụng chúng tỏ vẻ là người điển nhã và sính dùng Hán Việt mà không rõ nguồn gốc của ngôn từ

Ẩn danh - Ngày 13 tháng 7 năm 2015

10:45 - 28/01/2019

Mãn là tròn đầy [viên mãn], trọn vẹn kỳ vọng [mãn nguyện].

  • Trích ‘ru’ của Kim Thuý
  • Văn chương người Việt ngoài cõi: Vừa yêu thương vừa…

Má cô gái kể mình từng ao ước có đứa con gái da trắng như bánh cuốn và bà là người mẹ duy nhứt biết dùng bánh cuốn trắng muốt bọc làn da con gái khi nó ngủ để nó lớn lên có làn da như nguyện. Bà cũng mỗi sáng chín lần vuốt mũi con cho nó cao lên, mũi cao được xem là đẹp. Nhiều bà mẹ khác cũng làm như bà, vuốt ve thương yêu, nắn tay nắn chân con, cách cổ truyền người mẹ Việt chăm bé sơ sinh. Nhưng chỉ có con gái của bà quả thật có làn da trắng muốt, chiếc mũi cao xinh. Vì vậy, bà đặt tên con là Mãn và dạy con “cũng như hoa sen mọc từ bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn, con không được để ai hỗn xược làm nhơ nhuốc sự trong sáng của con”. Tin hay không, tuỳ bạn, câu chuyện nguyên nhân làn da trắng, chiếc mũi cao. Tôi thì tin ở tình yêu nhiệm mầu của người mẹ cho con niềm tự tin vào đời, khi bà sinh nó lần hai, dang tay nuôi lấy đứa con không rứt ruột đẻ ra. Bà bảo vệ nó, giải thoát nó khỏi miệng lưỡi người đời đồn đãi cha nó là giống người Âu, da trắng, mũi cao và là kẻ xâm lược.Nhưng cũng vì vậy, đứa trẻ được giải thích rằng vì tên của nó có nghĩa tròn đầy, đời nó không còn gì để mơ ước.Nó đã lớn lên mà không có ước mơ.

Đời đưa đẩy nó sang bờ bến khác. Cô gái Việt lớn lên từ vòng tay má lấy chồng xa xứ, làm quen và chia sẻ cuộc sống với những con người có thói quen, văn hoá, cách sống khác với tuổi thơ mình. Khác biệt không ở người chồng luống tuổi mà má đã chọn cho cô như chọn một người cha, bởi má biết không thể tự mình suốt đời bao bọc, chở che.Với người chồng ấy, cô tiếp tục được dạy ở đời chỉ nên đặt những câu hỏi mà mình biết trước câu trả lời, nếu không biết, chẳng thà im lặng.Và vì không biết nổi lời giải cho muôn vàn câu hỏi của mình, cô đã lặng im, trong không gian chật hẹp của gian bếp, chiếc giường như một lồng chim ấm áp giữa mùa đông lạnh lẽo.

Thay đổi đến từ đâu?

Từ những món ăn mà cô cố làm cho đa dạng hơn so với thực đơn nghèo nàn, đơn điệu của nhà hàng trước khi cô về làm vợ? Để khám phá lại và làm nên kỳ tích từ truyền thống ẩm thực độc đáo của Việt Nam, độc đáo chính vì nó tự do biến tấu, kết hợp xíu mại của người Hoa Chợ Lớn với bánh mì baguette của Pháp, và chút rau dưa tiêu ớt để làm nên ổ bánh mì đậm vị Việt Nam; hay từ cách thưởng thức bữa điểm tâm đơn giản nhứt bằng bánh mì ốp la xịt xì dầu. Nó chắt chiu từng hạt muối đánh rơi, tỉ mẩn từng muỗng nước tỏi ngâm dấm làm chảy nước mắt người con Rạch Giá, lâu ngày được nếm lại đúng vị bún cá quê nhà mà nghe thấm tình đất mẹ nơi mình từng được yêu thương. Nó cũng biết ơn tài nghệ của người bếp bánh Pháp đã làm thăng hoa chiếc bánh chuối nướng thô ráp, nhưng chứa sẵn trong công thức chế biến sự dung hoà Á – Âu tuyệt diệu, khi chuối quyện bánh mì đẫm cả sữa bò và nước cốt dừa béo ngậy.

Từ người bạn Julie như một người chị mà cô chưa từng có, khi chị ấy kiên trì mở ra trước mắt cô những chân trời rộng rãi, đa dạng, lung linh của sách vở, của ẩm thực nhiều quốc gia khác nhau? Và nhứt là chị khuyến khích, thúc giục cô thở sâu, chứ không chỉ là thở, cắn ngon lành vào quả táo, cắn đến ngập răng, tận dụng độ dẻo của lưỡi và tất cả các cơ mặt khi mình nói thay vì cứ phải lấy tay che miệng. Điều chắc chắn, là cô gái Việt đã ngất ngây trước khả năng ban phát hạnh phúc của bạn, thứ hạnh phúc có thể nhân ra vô tận, biến tấu thích nghi với từng tạng người, theo cách riêng của họ. Từ cuộc đổi đời của tất cả những người cộng sự như anh sinh viên vừa phụ rửa chén vừa theo đuổi học hành, thi cử và còn cưới được vợ yêu, như cô Hồng nấu bếp được tiếp sức để tự giải thoát khỏi người chồng vũ phu nát rượu, đưa con gái vào đại học y?

Thay đổi lớn nhứt là từ chính Mãn, khi cô gặp tình yêu đích thực.“Khi ở bên anh, khuôn mặt tôi trông mới giống tôi, như lẽ hiển nhiên. Nếu tôi là bức ảnh, anh là cái làm tôi lộ dạng và định dạng tôi, cho đến trước khi gặp anh, nó chỉ là âm bản”. Đó là tình yêu trắc trở; vì cả hai đều đã có gia đình. “Tôi nín thở, cắt mình làm đôi, cắt lìa anh khỏi cơ thể mình, chết đi một nửa. Vì nếu không, anh sẽ chết toàn thân, bị xé làm đôi, làm bảy, làm trăm ngàn mảnh, khiến các con anh cùng bị thương lây”.

Nhưng làm sao chấp nhận? Dù có cả ám ảnh quá khứ của mối tình không trọn từ thời má của cô, khi bà yêu người đồng đội nhưng phải chọn “hy sinh”. Cô vùng vẫy, mà không tuyệt vọng. Đọc đến dòng cuối, mới hiểu hết xót xa trong ghi nhận từ trang đầu sách: Mãn có ba người mẹ. Người thứ nhứt, mẹ đẻ, “có một lỗ thủng trong đầu”. Người thứ hai, “một lỗ thủng trong niềm tin” ở con người. “Má có một lỗ thủng ở bắp đùi, và tôi có lỗ thủng trong tim”. Vậy đó, con người tưởng chừng viên mãn chỉ thực sự tròn đầy khi nhận ra lỗ thủng trong bản thân và sống với nó, mà không cam tâm chịu đựng. Đó là lý do vì sao tôi tha thiết mong Mãn, cũng như nhiều chuyện đời khác của Kim Thuý, của những người Việt sống phương xa, được kể lại bằng tiếng Việt cho độc giả trong nước.

Bùi Trân Phượng [theo TGTT]

Thứ sáu - 20/03/2020 18:01

Trong những năm tháng trên đời, hẳn ai cũng mong có được một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng thật chẳng dễ dàng để có được một cuộc sống mà từng giây từng phút đều ngập tràn tiếng cười vui. Bởi cuộc đời cũng như bản nhạc với đầy đủ nốt thăng nốt trầm, giống như dòng sông kia, có khúc bồi, có đoạn lở, có lúc thì hiền hòa lơ đãng êm xuôi, nhưng cũng có khúc gặp phải gập ghềnh bờ đá…

Những người đã phần nào hiểu được mục đích của cuộc sống trong “cõi tạm” thì lại cho rằng nguyện vọng về niềm hạnh phúc thực sự không phải là quá xa vời, thậm chí hạnh phúc ở ngay bên cạnh chúng ta thôi, ở ngay trong chúng ta thôi. Họ không dễ dàng chấp nhận một cuộc sống bất an với nỗi buồn đau kéo dài xen lẫn với những cái vui chốc lát. Họ cho rằng tâm thái của chúng ta, những việc mà chúng ta làm sẽ quyết định cuộc đời của chúng ta. Chỉ cần chúng ta quyết làm, tự lựa chọn cách sống của mình, lựa chọn tâm thái của mình, hành xử theo lời dạy của những bậc tiền bối, sống theo Đạo, trong Đạo, thì sẽ được kết quả tốt đẹp.

Trước hết là nói về mục đích của cuộc sống. Cũng không khó để cảm nhận được rằng, với những ai lấy tiền của, danh lợi làm mục đích sống thì người đó sẽ thấy rất khổ sở. Bởi vì lúc nào họ cũng cứ phải luôn phấn đấu, so đo về cái được cái mất trong cuộc đời. Do cứ mải mê kiếm tiền, tranh tranh đấu đấu về cái danh, cái lợi nên họ sẽ mệt mỏi. Họ không có thời gian thảnh thơi để tận hưởng hết những niềm vui giản đơn mà họ có thể có được. Hiển nhiên là họ cũng chẳng còn thời gian vật chất để chăm sóc cho chính bản thân họ chứ nói gì đến quan tâm chăm sóc những người thân xung quanh của họ nữa.

Tôi cũng đã từng đọc được những dòng như thế này: Người không biết thế nào là đủ thì sẽ có cuộc sống rất bất an, bởi người đó sẽ luôn lấy ganh đua, so bì làm trọng, giống như kiểu được voi thì lại vòi tiên. Người biết thế nào là đủ sẽ luôn có một cuộc sống sung túc. Bởi mọi thứ với họ luôn nhẹ tênh. Họ có được tất cả, vui với một miếng khi đói, vui với những gì mà họ có, hưởng một cuộc sống đủ đầy chỉ bởi đơn giản rằng, trong đầu họ họ không có từ “thiếu”.

Người sống lụy vào tình lúc nào cũng lấy tình yêu làm trung tâm thì sẽ không còn được tận hưởng những thú vui an nhàn mà đáng ra họ có thể được hưởng. Họ sẽ không thể thoải mái, vô tư khi hết được yêu chiều. Cuối cùng họ sẽ phải vật vã đau khổ để mất tình yêu. Họ không thể hiểu rằng tình yêu là do nhân duyên an bài chứ không phải là điều có thể mong cầu.

Người không biết tha thứ sẽ mãi mãi đau khổ, lúc nào cũng cảm thấy bất an vì cứ phải ôm lấy mối thù hận trong lòng. Nếu trong lòng cứ ôm giữ mãi mối thù hận thì chính là đang nuôi dưỡng sự đau khổ. Giá như họ biết được rằng sự thật sẽ phản đảo, sẽ là ngược lại nếu ta nhìn từ hướng khác, có cách tiếp cận khác: Tha thứ cho người khác và tha thứ cho bản thân mình chính là một phép nhiệm màu có thể làm thay đổi cả cuộc đời của mình. Tha thứ sẽ cởi trói cho tâm hồn của mình khỏi mối thù hận ấy. Vì vậy, hãy học cách tha thứ, cho người và cho chính bản thân mình.

Người biết thế nào là liêm sẽ luôn giữ cho mình được thanh khiết như bông hoa sen mọc dưới đầm lầy. Nếu cứ trước sau như một, kể cả khi xao lòng nhất, thì đó chính là đã có chữ tín, khi mà niềm tin vững bền chỉ đặt ở một nơi xứng đáng với nó. 

Người biết thế nào là hạnh phúc sẽ biết cách quên đi cái khổ đau đang phải chịu, bởi vì, lúc này, toàn tâm toàn ý của họ, chỉ là quan tâm đến người khác. Họ sẵn sàng cho đi chứ không màng đến việc nhận về. Và cho đi là hạnh phúc hơn nhận về.

Nói về chuyện “cho” và “nhận”, trong Phật giáo có một câu chuyện rất có ý nghĩa. Chuyện rằng, A và B là đôi bạn thân. Khi chết đi, họ được đưa đến Diêm Vương. Diêm Vương bèn mở sách ghi Điều Tốt và Điều Xấu ra xem để quyết định cho họ đầu thai. Ngài cho mỗi người được chọn một trong hai điều: một là “sống để cho” và hai là “sống để nhận”.

A rất tham lam và muốn có một cuộc sống không bị khổ cực vì thế anh ta lập tức chọn “sống để nhận”; B không vì thế mà buồn rầu mặc dù A nhận trước. B chỉ tâm nguyện rằng: “Sống để có thể giúp mọi người và biết được ý nghĩa đời sống thật sự!” Sau khi nghe hai lời ước nguyện, Diêm Vương làm một khế ước về số mệnh. Diêm Vương nói với B: “Vì ngươi chọn sống để cho, vậy ngươi sẽ là một người giàu trong kiếp tới và ngươi sẽ hiến tiền của mình cho người nghèo”. Còn điều gì sẽ xảy ra cho A? Vì A muốn có một đời sống chỉ nhận của người khác, nên Diêm Vương phán rằng A sẽ trở thành một kẻ ăn mày và sống dựa vào lòng nhân từ của người khác trong kiếp tới.

Như vậy, cái mất và cái được của chúng ta không thể biểu hiện hay quyết định chỉ từ trên bề mặt. Đôi khi dường như ta “được” một điều gì đó, nhưng từ một khía cạnh khác, ta có thể “mất: nhiều hơn. Phật gia và Đạo gia đã từng giảng: Lùi lại thật sự là tiến tới. Người xưa có câu: Lùi một bước biển rộng trời cao. Trên thực tế, những người nông dân phải nhìn xuống mặt bùn, rồi bước lùi lại để cấy lúa. Đó là triết lý sâu xa đã được người xưa đúc kết: những thành công có được là từ việc cúi đầu xuống và lùi lại, hay suy rộng ra thì “lùi lại thật sự là tiến tới”. Triết lý này cũng tương tự như câu “Đôi khi cái được tốt nhất chính là mất đi”.

Thầy của tôi từng giảng rằng: Con người ta, lúc ở bên nhau mà biết đem yêu thương cho đi thì sẽ được tấm chân tình đáp lại và sự nghiệp thành công. Khi có được sự nghiệp thành công, nếu đem trí tuệ cho đi thì niềm vui sẽ đến. Không cho đi thì không nhận được, không mất thì không được. Đối xử với người khác như thế nào thì người khác cũng sẽ đối xử với mình như vậy. Vậy nên, chìa khóa của hạnh phúc chính là BUÔNG! Hạnh phúc là từ bi cho đi chứ không phải là tham vọng nhận về.

 

Hạnh phúc không gắn với thành công, không đi đôi với tiền bạc, quyền lực hay danh vọng. Hạnh phúc đến bên ta, tự nhiên như thinh không bao la, như không khí mát lành của sự sống. Nếu biết sống trọn vẹn với hiện tại, trân quý hôm nay, khép lại quá khứ và nỗi lo tương lai, hạnh phúc sẽ tròn đầy.


Trần Huyền Tâm

[Tản mạn miền sương khói - NXB Hội Nhà văn 2019]

Từ khóa: hạnh phúc, có được, một cuộc, cuộc đời, những người, mục đích, cuộc sống, không phải, sự là, chúng ta, họ không, bất an, với những, quyết định, của mình, thì sẽ, lúc nào, cái được, họ sẽ, họ có, bản thân, biết thế, nào là, sẽ luôn, tình yêu, đau khổ, có thể, tha thứ, mối thù, chính là, cho người, và cho, người khác, cho đi, nhận về, diêm vương, để cho, sống để, lùi lại, thành công

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

Video liên quan

Chủ Đề