Tại sao sinh viên cần quản lý tài chính

Thật vui mừng khi bạn vừa bước chân vào ngôi trường đại học như đã từng mơ ước. Nhưng hãy nhanh chóng gạt bỏ đi sự vui sướng nâng nâng để đối mặt với dấu mốc của cuộc đời: bắt đầu đời sinh viên tự lập….Sự thay đổi này càng rõ ràng đối với những sinh viên ở tỉnh lẻ, phải rời xa gia đình để đến những thành phố lớn học tập.

Khởi đầu kỳ học của một sinh viên không chỉ gói gọn trong sách vở mới, bút thước nữa mà là một danh sách dài đồ đạc, khoản mục chi tiêu: thuê nhà, máy tính, laptop, điện thoại, xe cộ, đồ dùng cá nhân,…. Và lúc này, sự hỗ trợ của ba mẹ chỉ là: Ba mẹ cho con 3 triệu/tháng nhé, con tự cân đối chi tiêu!.

Vậy bạn sẽ làm gì khi giao quyền kiểm soát cuộc đời, tài chính cá nhân, để không tiêu xài phung phí số tiền đươc giao phó. Phần đông sử dụng chiến thuật “thả trôi theo dòng nước”, tức là thấy thứ gì cần thiết hoặc thích thì sẽ mua. Cũng không lạ khi chưa đến cuối tháng hoặc thậm chí, mới giữa tháng số tiền đó đã bốc hơi mà không còn dấu vết.

Và lúc này, sự hỗ trợ của ba mẹ chỉ là: Ba mẹ cho con 3 triệu/tháng nhé, con tự cân đối chi tiêu!.

Nhưng kiểm soát tài chính cá nhân không hề khó, không hề phức tạp với các bảng tính excel dày đặc con số.  Bạn hoàn toàn có thể làm tốt nếu thử áp dụng một vài lời khuyên đơn giản mà cực kỳ hiệu quả dưới đây.  

1.    Thiết lp ngân sách cá nhân có tính chu k

Nhớ lại 3 năm học THPT, bạn có thấy việc tiêu tiền rất thoả mái không? Rất dễ hiểu, ba mẹ thường là người đưa ra mức ngân sách cố định theo chu kỳ hàng tuần, hàng tháng. Danh mục các khoản chi tiêu cũng gói gọn trong những thứ như dụng cụ học tập, tiêu quà vặt. Tóm lại, ngân sách cố định & chi tiêu có tính chu kỳ là hai yếu tố đem lại cho chúng ta cảm giác an toàn và thoả mái.

Vậy, tại sao không thiết kế mô hình quản lý chi tiêu cá nhân theo đúng 02 nguyên lý đó? Hãy bắt đầu bằng cách liệt kê ra những “khoản thu nhập thường xuyên”: ba mẹ cho, lương làm thêm; thu nhập từ một cửa hàng kinh doanh online hay học bổng. Sau khi hoàn thiện, cần phân loại các danh mục “chi tiêu thường xuyên” và “chi tiêu tiềm năng”.

Chi tiêu thường xuyên bao gồm những khoản mục như tiền thuê nhà, tiền di chuyển, điện nước, tiền ăn uống,….Chi tiêu tim năng có thể phát sinh mà bạn không thể không “xuống tiền” như: mừng cưới bạn bè, du lịch với lớp, giáo trình học, học thêm,….Ngoài ra, cần bổ sung thêm “chi phí phát sinh”, tương đương 10% tổng chi tiêu của 2 mục trên để có thể để hoàn thiện tấm bản đồ tài chính.

Phân loại thu nhập và chi tiêu hàng tháng.

Về lý thuyết, bạn cần duy trì mức thu nhập lớn hơn chi tiêu. Nhưng trên thực tế, tổng chi tiêu của một sinh viên không nên cao quá 80% mức ngân sách. Thậm chí, bạn cần giảm con số này hơn nữa nếu tự thấy mình đang có thói quen chi tiêu “theo hứng”. Một khi vượt ngưỡng, phải tìm mọi cách để tối giản các khoản chi của mình để tránh rủi ro xảy ra. Ví dụ, tiền thuê nhà tăng quá cao thì bạn nên tìm một nơi thuê khác rẻ hơn, hoặc tìm một người bạn ở chung.

Ngoài ra, bạn có thể cài đặt một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để tiện bề cập nhật và theo dõi nhật ký chi tiêu của mình như: PocketGuard, Wally Next, Wallet.

2. Nếu ở trọ, hãy tuân thủ vài quy tắc

Nhiều sinh viên cho rằng việc thuê phòng trọ không có bếp là tiết kiệm tiền rồi ăn uống bên ngoài. Nhận định này chưa chắc đã đúng!. Chi phí ăn uống bên ngoài trung bình 1 ngày của sinh viên vào khoảng 90.000 cho 3 bữa, tương đương 2,7 triệu đồng/tháng. Trong khi tự nấu ăn thì bạn có thể tiết kiệm đến 50% tức là 1,3 triệu đồng. Nếu giá nhà trọ có bếp cao hơn phòng trọ không bếp 1,3 triệu thì đừng do dự, hãy chọn nhà trọ có bếp. Tự nấu ăn còn giúp bạn chủ động lựa chọn món ăn đa dạng, đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hãy chọn phòng trọ không cách xa trường quá 2km để có thể tiết kiệm chi phí đi lại. Mặc dù, môi trường ở các thành phố lớn tại Việt Nam đang xuống cấp nhưng không thể phủ nhận rằng đi bộ cũng giúp bạn rèn luyện sức khoẻ. Nhất là đối với những sinh viên thức đêm, dậy trễ, sinh hoạt hàng ngày lệch với đồng hồ sinh học của cơ thể.

Nếu được, hãy thuê nhà trọ có gia đình ở để tiết kiệm chi phí điện, nước, internet. ở những nhà trọ dịch vụ, giá điện nước hay internet đều là mức giá kinh doanh và có thể tăng bất cứ lúc nào. Nếu bạn có thói quen sử dụng tủ lạnh, điều hoà, máy nóng lạnh thì nên tìm những hộ gia đình có phòng cho thuê.

3. Tránh hoặc giảm thiểu tối đa các khoản nợ

“Yolo – bạn chỉ sống một lần duy nhất” là phương châm sống của không ít sinh viên. Yolo mang lại những trải niệm mới mẻ và bứt phá cho các bạn trẻ, nhưng đôi khi cũng là căn nguyên của những “khoản nợ”. Chơi bời quá mức, du lịch thương xuyên, mua sắm mạnh tay,….là những thú vui dễ khiến giới trẻ mất kiểm soát chi tiêu và thời gian.

Trước đây, nếu muốn vay mượn để tiêu xài bạn buộc phải “vay tạm” của bố mẹ hoặc bạn bè. Tuy nhiên, những dịch vụ tài chính cá nhân của ngân hàng ngày càng nở rộ như thẻ tín dụng cho sinh viên, vay tiêu dùng,…. Tuy điều kiện tham gia có hạn chế, nhưng một sinh viên đã có thể tiếp cận với những khoản tiền lớn mỗi khi bị rỗng ví.

Việc một bạn sinh viên chưa có kỹ năng tiêu xài có trong tay khoản tiền giá trị cực kỳ nguy nhiểm. Không chỉ huấn luyện cho các bạn trẻ cách chi tiêu vô tổ chức, mà thẻ tín dụng còn tạo ra những khoản “nợ chồng nợ”. Hầu hết những khoản vay tài chính đều có mức lãi suất rất cao, tối thiểu là 20%/năm, chi phí duy trì hàng năm không hề thấp, 400 – 500.000 đồng, còn chưa tính phí giao dịch và phạt trả chậm trễ. Nếu không hiểu rõ cơ chế của thẻ tín dụng thì sinh viên sẽ dễ dàng rơi vào “cạm bẫy ngọt ngào”.

Để giảm thiểu các khoản nợ, sinh viên cần phải:

  • Chi tiêu đúng mực: chỉ chi tiêu những thứ đã được ghi trong danh mục chi tiêu hàng tháng. Tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân trước khi quyết định mua sắm một đồ dùng giá trị ngoài danh mục này.
  • Vay mượn khi cần thiết: tiền vay mượn không phải là một loại thu nhập, đó là một khoản chi tiêu có giá trị bằng “lãi suất 0%” do được vay từ người thân quen. Chỉ nên vay mượn để chi cho những khoản trong danh mục “Chi tiêu thường xuyên”.
  • Không sử dụng các dịch vụ thẻ tín dụng: nếu bạn chưa tìm hiểu các loại chi phí, lãi suất, phí giao dịch…của các loại thẻ tín dụng đó.

4. Tiết kiệm tiền hàng tháng

Ít có đứa trẻ nào ở Việt Nam ngày bé không được ba mẹ mua tặng cho một con heo. Nếu trước đây bạn chỉ nghĩ rằng, con heo là vật giữ tiền lì xì thay vì đưa cho bố mẹ, thì nó sẽ là một vật giải nguy cho bạn khỏi tình trạng hết tiền, rỗng ví đó.

Như đã trao đổi bên trên, bạn nên để dư khoảng 20% tiết kiệm hàng tháng, phòng bất trắc hay bệnh tật. Vậy nên tiết kiệm như thế nào, trích 20% đầu tháng hay 20% cuối tháng? Câu trả lời là cách nào cũng được, nhưng bạn duy trì được bao nhiêu lâu nếu cứ trích cả 1 cục tiền như vậy hàng tháng?

Ít có đứa trẻ nào ở Việt Nam ngày bé không được ba mẹ mua tặng cho một con heo

Một trong những lý do hiếm bạn trẻ nào duy trì hành động tiết kiệm đó là “quên không tiết kiệm”. Nếu làm theo cách bên trên, một tháng bạn chỉ nghĩ đến việc tiết kiệm tiền 1 lần duy nhất. Có thể tháng đầu tiên, bạn rất quyết tâm và trích ra tới 30%. Nhưng đến tháng tiếp theo thì số tiền giảm dần và vô tình quên.

Có một bí quyết giúp bạn vừa tiết kiệm đều đặn, vừa đảm bảo đúng tỷ lệ 20% đó là: mỗi lần chi tiêu là một lần tiết kiệm. Chẳng hạn, bạn đi siêu thị mua đồ hết 300.000 đ, hãy bỏ ống heo 20% số tiền đó, tương đương 60.000 đ. Giống như 2 hành động tuyến tính, thực hiện liên tục thì bạn sẽ tạo thành thói quen.

5. Tạo thêm thu nhập

Một nguyên lý đơn giản trong cân đối tài chính cá nhân là gia tăng phần thu nhập. Những công việc phổ biến dành cho sinh viên Đại học dưới hình thức part-time hoặc thậm chí là full-time mà ngay từ năm nhất có mức thu nhập từ 18.000đ/h có thể tham khảo:

– Gia sư;

– Nhân viên thu ngân;

– Nhân viên lễ tân, phục vụ quán cafe, trà sữa;

– Nhân viên nghiên cứu thị trường;

– Nhân viên nhập liệu;

– Tài xế công nghệ, shipper.

– Người mẫu ảnh, PG.

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm thêm bạn nên có một chiến lược tìm kiếm và apply những công việc có mức thu nhập cao hoặc có cơ hội trau dồi kỹ năng trong lĩnh vực bạn đang theo học. Chính kinh nghiệm thực tế từ những công việc làm thêm sẽ góp phần gia tăng giá trị bản thân sau khi tốt nghiệp đại học.

6. Săn discount và deal cho sinh viên

“Sinh viên” luôn là đối tượng khách hàng được mọi nhãn hàng, dịch vụ ưu ái với đa dạng các loại hình khuyến mại, giảm giá cho đến tặng thưởng. Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, hãy lướt qua google để kiểm tra các chương trình khuyến mại cho sinh viên. Ví dụ, có tới 9,310,000 kết quả “giảm giá laptop cho sinh viên” , trong đó cũng có tới 2 sự kiện giảm giá đang diễn ra.

Các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo cũng là một nơi để săn những chương trình giảm giá cho dụng cụ, đồ đạc gia đình. Ví điện tử, ứng dụng đặt hàng cũng là một cách để bạn tiết kiệm 10 – 15% chi phí ăn uống và giải trí.

Săn giảm giá cũng dễ khiến giới trẻ nghiện, vậy nên cần tỉnh táo và bám chắc vào danh mục chi tiêu hàng tháng. Cũng đừng quên so sánh giá cả giữa các trang web để tránh tình trạng “giảm giá ảo” của nhiều gian hàng trên mạng.

Một chương trình giảm giá của Shopee.

7. Tiết kiệm tiền sách vở, giáo trình

Giống như THPT, sinh viên phải trang bị nhiều loại giáo trình, sách tham khảo khi vào đầu năm học. Giá của giáo trình đại học, đặc biệt là những tài liệu của các tác giả trên thế giới không hề rẻ, từ 200.000 – 500.000 đ.

Để cắt giảm chi tiêu trong danh mục này, bạn nên tìm kiếm trên google hoặc tham gia các group sách cũ, group của trường để tìm người trao đổi hoặc để lại tài liệu đã qua sử dụng. Mua tài liệu photocopy cũng là một cách để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên về bản chất, photocopy là hình thức vi phạm bản quyền của tác giả và nhà xuất bản nghiêm trọng. Ở mỗi trường đại học đều có nguồn tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng, trước khi mua một cuốn sách nào thì bạn hãy ghé qua nơi này trước để tìm kiếm, mượn hoặc thuê.

Trước khi mua một cuốn sách nào thì bạn hãy ghé qua nơi này trước để tìm kiếm, mượn hoặc thuê.

Cuối kỳ học, hãy tổng hợp lại tài liệu không sử dụng đến và rao bán trên các trang web bán đồ cũ hoặc group trên facebook để đầu tư vào tài liệu học cho năm kế tiếp.

Không chỉ sinh viên tại Việt Nam, du học sinh cũng là những người cần trau dồi nhanh chóng kỹ bởi các bạn phải trải qua một cuộc sống tự lập thực sự. Không có nhiều hỗ trợ từ gia đình, người thân do khoảng cách địa lý; sống giữa một môi trường văn hoá hoàn toàn khác biệt. Hãy bắt đầu kiểm soát chi tiêu cá nhân ngay từ hôm nay, và nếu bạn đang có ước mơ du học thì tiết kiệm tiền để tự mình đi du học cùng Bella Group qua chương trình Du học tự lập là hoàn toàn khả thi. 

Video liên quan

Chủ Đề