Tại sao chân tay trẻ lạnh

Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân một số trẻ nhỏ vẫn bị lạnh cóng là hiện tượng mẹ cần lưu tâm.

  • Thực phẩm giúp bé “đánh bại” ốm đau trong mùa đông
  • 5 bí mật chăm sóc làn da bé trong mùa đông
  • Chăm sóc con khi bé bị sốt trong mùa đông

Chị Toan [Cầu Giấy, Hà Nội] cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.

“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh [Thanh Trì, Hà Nội].


Mùa đông, dù được mặc rất ấm nhưng tay chân của nhiều bé vẫn bị lạnh. [Ảnh minh họa]


Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.

Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực [Viện Bảo hộ lao động] cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.

Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.


Nguyên nhân của việc lạnh tay chân trong mùa đông có thể là do thiếu máu. [Ảnh minh họa]


Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.


Mùa đông được coi là mùa cúm, vì thế, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông cũng cần được lưu ý. 9 bí mật sau đây sẽ giúp bé không bị ốm trong mùa đông.


Làm thế nào để giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt cao nhưng chân tay lạnh. Cùng Hapacol tìm hiểu bài viết sau đây bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tình trạng trẻ sốt cao mà chân tay lạnh, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc để bé nhanh hồi phục.

1. Trẻ em sốt cao nhưng chân tay lạnh là bệnh gì? 

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại. Thông thường, khi bị sốt trẻ sẽ quấy khóc, đổ mồ hôi, người nóng do thân nhiệt tăng cao. Một số trường hợp bé sốt cao tay chân lạnh ngắt thì đây chính là tình trạng trẻ sốt cao mà chân tay lạnh.

Trẻ bị sốt kèm chân tay lạnh là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ hiện nay

2. Nguyên nhân sốt cao lạnh tay chân ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ như sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn hoặc cũng có thể sốt do trẻ mọc răng hoặc cảm nắng, sốt sau khi tiêm chủng…

Sốt là phản ứng được tạo ra bởi hệ miễn dịch dưới sự chỉ đạo của hệ trục Não bộ và vùng hạ đồi. Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vùng hạ đồi sẽ nhận diện và truyền tín hiệu để cơ thể tăng nhiệt độ lên [sốt]. Đồng thời lúc này, cơ thể cũng sẽ phóng thích các chất khiến mạch máu ở chân và tay co lại và gây ra tình trạng bàn tay, bàn chân lạnh ngắt. [Sốt cao là một triệu chứng, tay chân lạnh là hệ quả của sốt]. 

Đối với trường hợp, trẻ sốt cao trên 39 độ chân tay lạnh do nhiễm siêu vi, siêu vi có thể tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ ở tay, chân của bé. Tình trạng này rất nguy hiểm vì có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng máu.

Ho sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân do đâu?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.…

3. Nhận biết dấu hiệu trẻ sốt cao tay chân lạnh

Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng trẻ em sốt mà chân tay lạnh:

  • Bé sốt cao liên tục [trên 39 độ C] và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã uống thuốc hạ sốt.  Có trường hợp sau khi bé uống thuốc hạ sốt xong toát mồ hôi.
  • Trẻ quấy khóc liên tục và ra nhiều mồ hôi. 
  • Môi và má của trẻ sẽ hồng hơn bình thường hoặc có thể mặt sẽ bị tím. 
  • Chân tay lạnh trong nhiều giờ. 
  • Trẻ mệt mỏi, li bì, có thể xuất hiện các cơn lạnh run. 

Khi bị sốt tay chân lạnh, bé thường sốt cao kèm theo đó là triệu chứng bàn tay và bàn chân lạnh ngắt

Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức: 

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi sốt cao trên 39 độ C. 
  • Bé lừ đừ, cơ thể mềm, ngủ li bì và khó đánh thức. 
  • Da nhợt nhạt, hoặc trẻ sốt cao da tím tái.
  • Trẻ bú kém, bỏ bú, bỏ ăn và buồn nôn.
  • Xuất hiện các cơn sốt cao rét run ở trẻ em.
  • Môi và lưỡi khô, mắt và thóp trũng. 
  • Cổ cứng. 
  • Khi trẻ thở thấy bụng phình, ngực lõm. 
  • Nổi mụn nước, chấm đỏ trên da, chảy máu cam hoặc chảy máu lợi. 
  • Co giật. 

4. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao tay chân lạnh?

Trẻ em sốt mà chân tay lạnh kéo dài nếu bố mẹ không xử lý kịp thời hoặc đưa bé thăm khám có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như trẻ bị mất nước, suy hô hấp, co giật hoặc đáng quan ngại hơn là di chứng não, thậm chí tử vong. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu sốt cao tay chân lạnh, bố mẹ nên có biện pháp xử lý hiệu quả và đưa bé thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

Tùy vào từng tình trạng sốt ở trẻ mà bố mẹ có cách chăm sóc phù hợp, cụ thể: 

Trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C

Khi trẻ sốt dưới 38 độ C, bố mẹ không cần dùng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, mẹ nên giữ cơ thể bé sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên lau người bé bằng nước ấm và cho trẻ uống nhiều nước [đối với trẻ lớn] để giúp bé hạ thân nhiệt cũng như cảm thấy dễ chịu hơn. 

mẹ nên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên khi bị sốt

Đồng thời, chú ý theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để có thể xử lý kịp thời khi nhiệt độ tăng cao đột ngột. 

Trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C

Nếu trẻ sốt 39 độ chân tay lạnh, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp lau người bằng nước ấm. Lưu ý, khi dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.

Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng phổ biến hiện nay là Paracetamol [Hapacol], Ibuprofen. Trong đó:

  • Paracetamol có thể dùng cách nhau 4 – 6 giờ [không quá 5 lần trong 24h]. Trẻ dưới 2 tháng tuổi khi dùng Paracetamol, phải có sự chỉ định của bác sĩ. Liều dùng thuốc sẽ được tính theo cân nặng của bé. 
  • Ibuprofen sử dụng sau mỗi 6 – 8 giờ. Lưu ý, bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng Ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và cân nặng dưới 5 kg. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng kết hợp Acetaminophen và Ibuprofen để hạ sốt cho bé vì có thể làm tăng nguy cơ dùng sai liều thuốc, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 

Ngoài ra, cần lưu ý: 

  • Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và ngưng thuốc ngay khi các triệu chứng khó chịu biến mất. 
  • Không sử dụng Aspirin hoặc các chế phẩm chứa Aspirin cho trẻ vì có nguy cơ gây nên hội chứng Reye ở trẻ nhỏ. 

Hapacol 80mg là thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả, an toàn cho trẻ em

Bên cạnh cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng, nên ưu tiên các loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Thực đơn mỗi ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh cũng như chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp bé dễ dàng tiêu hóa và không bị chán ăn. 

Khi trẻ bị sốt nên làm gì và không nên làm gì?

Bài viết dưới đây Hapacol sẽ trả lời cho câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc: “nên làm gì khi trẻ bị sốt”, đồng thời giúp phụ huynh có phương pháp xử lý kịp thời, nhằm giúp bé giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi và phòng ngừa các biến…

Những lưu ý mẹ không nên làm khi trẻ sốt cao tay chân lạnh

  • Khi trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, bố mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ chăn ấm. 
  • Không nên dùng nước lạnh để lau người cho bé vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và dễ bị sốc nhiệt. 
  • Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng của thuốc. 
  • Không nên áp dụng các mẹo hạ sốt dân gian cho trẻ.
  • Không nên bôi dầu, cao khi trẻ bị sốt. 

Trẻ sốt chân tay lạnh gây ra nhiều khó chịu cho bé. Bố mẹ nên can thiệp sớm để giúp bé hạ sốt và giảm bớt những mệt mỏi do sốt cao tay chân lạnh. Trường hợp, tình trạng sốt tay chân lạnh không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ vẫn sốt cao kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn than khảo:

//voh.com.vn/suc-khoe/tre-sot-chan-tay-lanh-nhu-the-nao-la-nguy-hiem-va-cach-xu-ly-314728.html

//caodangykhoaphamngocthach.com/y-duoc/hieu-dung-ve-tinh-trang-tre-sot-cao-tay-chan-lanh-de-biet-cach-xu-ly-kip-thoi-c49770.html

Video liên quan

Chủ Đề