Trẻ tiêm phòng về bao lâu thì tắm được

Tắm cho con rất khó khăn bởi công việc này đòi hỏi người mẹ phải có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nếu không khi tắm sai cách, sai thời điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, các mẹ nên tránh tắm cho con vào những thời điểm dưới đây để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Cho con khi đang đói

Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi đói con người ta có sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp.

Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đó, nó không thể đáp ứng như cầu đó khiến người bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ.

 

Nguy hiểm nhất là những đối tượng trẻ em vì sức đề kháng và sức bền của trẻ yếu và hầu như là không có. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.

Tắm khi trẻ vừa ăn xong

Ăn no là thời điểm rất nhạy cảm và cơ thể cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá.

Nếu bạn tắm ngay cho con vào thời điểm đó sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá.

Vì khi tắm mạch máu giãn nở và lưu thông chạy ra ở bề mặt da, giảm lưu lượng máu ở hệ tiêu hóa làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của bé gây chứng đầy hơi khó chịu.

Tắm khi con mệt mỏi

Nhiều người có ý niệm rằng con quấy khóc hay có biểu hiện mệt mỏi thì cho con tắm để trẻ nghịch nước cảm thấy sảng khoái và quên đi sự mệt mỏi. Nhưng điều này chỉ đúng với người lớn ở một số trường hợp.

Còn với trẻ thì ngược lại. Sức đề kháng của trẻ là rất thấp. Nếu bạn cho trẻ tắm vào thời điểm cơ thể bất ổn đồng nghĩa với việc lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm thời điểm này sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt và dễ bị cảm đột ngột.

Vì vậy, để giữ vệ sinh cho trẻ bạn chỉ cần lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch cho trẻ là được.

Tắm cho con sau khi tiêm chủng về

Vết thương ở vị trí trích ngừa sẽ bị nhiễm khuẩn khi có nước vào khiến vùng da đó bị sưng đau, tấy đỏ, viêm nhiễm.

 

Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về bạn không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên rửa sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được.

Tắm cho con mà không có thảm chống trượt

Trẻ rất hiếu động và thường hay chạy nhảy, nghịch ngợm khi tắm. Nếu trong phòng tắm không có thảm chống trượt trong khi chân bé và nền nhà đều ướt thì điều gì sẽ xảy ra?

Việc bé gặp phải các trấn thương là điều xảy ra trong nháy mắt. Và không chỉ có bé mà bạn cũng rất có thể là nạn nhân của sự té ngã nếu sơ suất trong bước chân của mình.

Tắm khi con đang bị cảm, tiêu chảy

Khi bị cảm lạnh thì nhất quyết bạn nên tránh cho trẻ dùng nước, vì vậy việc tắm cho trẻ lúc này là vô cùng tối kỵ.

Trẻ bị tiêu chảy nếu di chuyển nhiều càng làm bé mệt mỏi, mất nước và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều.

Cho con nằm điều hòa sau khi tắm

Sau khi tắm cơ thể của bé đã giảm đi một lượng nhiệt đáng kể. Do đó, nếu gặp điều hòa không khí mát sẽ khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp dễ bị hắt hơi sổ mũi và bị cảm cúm.

Khi nào nên tắm cho trẻ?

Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

[Theo Trí Thức Trẻ]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tiêm phòng về có nên tắm cho trẻ là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn không nên tắm sau khi vừa tiêm phòng cho bé. Bởi vết thương nhỏ trên cơ thể khi tiếp xúc với hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Tiêm phòng về có nên tắm cho trẻ hay không?
  • Trẻ mới tiêm phòng sau bao lâu mới được tắm?
  • Cách theo dõi sức khoẻ bé sau khi tiêm phòng
  • Cách chăm sóc sức khoẻ của bé sau khi tiêm chủng

Tiêm phòng về có nên tắm cho trẻ hay không?

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, không nên tắm gội cho trẻ sơ sinh sau khi mới tiêm phòng về. Bởi điều này có thể gây hại tới sức khoẻ của bé hoặc vắc xin có thể bị mất tác dụng. Do đó nhiều phụ huynh thường băn khoăn và lo lắng không biết bé tiêm phòng về có tắm được không.

Bạn có thể chưa biết:

Khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng và những lưu ý sau khi tiêm

Các mẹo trước khi đi tiêm phòng giúp con giảm đau nhanh và hạ sốt

Không nên tắm cho trẻ sau khi mới tiêm phòng về

Các bác sĩ cho hay, ba mẹ không nên tắm gội cho trẻ ngay khi mới tiêm phòng về. Bởi sau khi tiêm phòng, vị trí tiêm trên da sẽ tạo thành một vết thương nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, ba mẹ cần giữ cho vết thương của bé thật sạch sẽ. Tránh để vi trùng và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập và tấn công vào vết thương.

Trong khi đó, nguồn nước tắm tại gia đình không thể đảm bảo sạch 100%. Vậy nên nếu để vết tiêm trên da nhiễm nước thì nguy cơ nhiễm trùng vết thương rất cao. Đây là đáp án cho câu hỏi bé tiêm ngừa về có được tắm không. Một điều nữa mà các mẹ đều biết sau khi trẻ tiêm phòng về thường bị sốt nhẹ. Nếu tắm cho bé trong thời điểm này có thể khiến bé mệt mỏi và ốm nặng hơn. Từ các nguyên nhân trên, không nên tắm cho bé chính là đáp án cho câu hỏi trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Ngoài ra, lời đồn tắm cho bé ngay khi mới tiêm phòng về sẽ làm vắc xin mất tác dụng là hoàn toàn không có căn cứ. Vì vậy ba mẹ có thể yên tâm về vấn đề này nhé!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ mới tiêm phòng sau bao lâu mới được tắm?

Để đảm bảo sức khoẻ của bé tốt nhất, các chuyên gia khuyên rằng sau khi tiêm phòng xong nên để qua 1 – 2 ngày mới tắm cho bé. Vì vậy ba mẹ cần theo dõi sau 1 ngày nếu trẻ vẫn khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bất thường thì có thể tắm cho bé. Trong thời gian này, mẹ chỉ cần vệ sinh cho bé bằng cách sử dụng khăn sạch, nhúng vào nước ấm để lau qua người cho trẻ là xong.

Trong khi tắm cho bé mẹ không nên để bé ngâm trong nước quá lâu. Cũng như vệ sinh vết tiêm phòng trên da thật sạch tránh để bị nhiễm trùng mẹ nhé!

Nếu là các bé lớn [trên 2 tuổi] hoặc không quá mệt mỏi, chỉ bị sốt nhẹ thì bạn có thể tắm cho bé như bình thường. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm cho trẻ vào sáng sớm hoặc tối khuya. Đây là hai thời điểm con dễ bị nhiễm lạnh, ngay cả khi tắm nước ấm. Từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối là thời gian lý tưởng để tắm cho bé, nếu là trẻ sơ sinh, bạn nên tắm cho con từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Nếu đang là mùa hè, các bậc phụ huynh có thể tắm cho bé vào lúc 8 hoặc 9 giờ tối nhưng nên dùng nước ấm. Việc này giúp bé cảm thấy thoải mái, ngủ sâu hơn, đồng thời tránh bị nhiễm lạnh.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nhiều cha mẹ thắc mắc bé sơ sinh nên tắm trước hay sau khi ăn. Thực tế, tắm trước hoặc sau khi ăn đều được, nhưng tốt nhất là mẹ nên tắm cho bé trước, rồi cho con ăn và ngủ sau. Nếu muốn tắm cho trẻ sau khi ăn, bạn nên đợi ít nhất 1 tiếng, tránh tình trạng nôn trớ do cơ thể bé chưa tiêu hóa xong.

Mẹ nên theo dõi sức khoẻ và tắm cho trẻ sau 1 – 2 ngày khi mới tiêm phòng về

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Các mốc thời gian tiêm phòng cho trẻ sơ sinh quan trọng

Trẻ tiêm phòng bị sốt do các vắc xin nào cha mẹ có biết?

Cách theo dõi sức khoẻ bé sau khi tiêm phòng

Theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc-xin

Ba mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng cho bé xong không nên về ngay. Mọi trường hợp tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi sức khỏe và phản ứng của trẻ với thuốc.

Nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện bất thường như: quấy khóc, thở nhanh hay thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ,… thì nên báo ngay cho nhân viên y tế. Tránh để quá muộn sẽ dẫn đến trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiêm sẽ rất nguy hiểm.

Tiếp tục theo dõi tại nhà sau khi tiêm phòng

Trẻ em cần được tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà ít nhất trong 24 – 48h sau khi tiêm chủng. Ba mẹ cần lưu ý các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:

  • Bé có bị hoảng loạn hay không
  • Nhiệt độ cơ thể của bé có bất thường?
  • Tình trạng ăn và ngủ của bé có ổn định hay không?
  • Các dấu hiệu về nhịp thở: thở nhanh, thở gấp hoặc thở khò khè,…
  • Có bị sốt và phát ban hay không? Những triệu chứng này có kéo dài hơn 3 ngày?

Lưu ý nếu trẻ sốt cao, kéo dài nhiều ngày kể từ lúc tiêm phòng

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

  • Xuất hiện tình trạng sốt trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Bé tím tái, bị co giật hay mệt lả và luôn trong tình trạng ngủ li bì hoặc mất ý thức
  • Hơi thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, có rút lõm lồng ngực,…
  • Bé quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ
  • Có biểu hiện nổi mày đay trên da và chân tay lạnh, nổi vân tím
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng

Cách chăm sóc sức khoẻ của bé sau khi tiêm chủng

Ngoài việc không được tắm bé ngay khi tiêm phòng, mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau để chăm sóc sức khoẻ bé thật tốt.

  • Nên cho trẻ ăn hoặc bú đủ bữa, đủ số lượng. Nếu bé đã ăn dặm thì nên cho bé ăn thức ăn loãng dễ tiêu hóa.
  • Đảm bảo cho bé uống nhiều nước hoặc mẹ có thể cho trẻ bú để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Vị trí tiêm trên da sẽ bị sưng, đau, ngứa, sốt nhẹ… Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng về biểu hiện này. Chỉ cần mẹ bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng là được.
  • Lưu ý mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Cũng như kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
  • Trường hợp trẻ bị sốt hãy đo nhiệt độ cho bé thường xuyên để theo dõi thân nhiệt. Mẹ nên nới lỏng quần áo và chườm ấm cho bé để hạ sốt. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38 độ hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều.
  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm [lá cây, chanh, khoai tây…] vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Kết luận

Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc tiêm phòng về có nên tắm cho trẻ hay không. Đồng thời, mẹ cũng biết được cách xử lý các tình huống xảy ra sau khi trẻ đi tiêm phòng về. Tốt nhất mẹ hãy ở bên và theo dõi phản ứng của bé trong vòng 24 – 48h để đảm bảo an toàn nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề