Tại sao cổ phiếu bsr giảm mạnh

Nửa đầu năm, tổng doanh thu của BSR đạt hơn 87.174 tỷ đồng (theo báo cáo soát xét bán niên). Như vậy ước tính trong quý III, BSR thu về khoảng 37.826 tỷ đồng, gấp 2,14 lần kết quả doanh thu quý III năm ngoái.

Trong ba quý đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của BSR hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng, đạt 78% kế hoạch năm. Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý), công suất vận hành trung bình là 105%. Nhà máy đã sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, vượt 6% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm cả 2022.

Cập nhật quý 2/2022: gặp nhiều thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận tăng vọt

Ông Bùi Ngọc Dương, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất), cho biết tiếp đà tăng trưởng của quý IV/2021, nửa đầu năm nay, hoạt động kinh doanh của BSR đã gặp nhiều thuận lợi từ cả yếu tố trong nước và quốc tế.

Trong nửa năm, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất và tiêu thụ 3,43 triệu tấn xăng dầu, qua đó ghi nhận khoản doanh thu hơn 87.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong nước, dịch bệnh được kiểm soát cùng với việc nền kinh tế mở cửa hoàn toàn đã giúp các lĩnh vực giao thông, giao thương quốc tế hoạt động trở lại, tác động tích cực lên ngành công nghiệp lọc hóa dầu. Bên cạnh đó, BSR cũng được hưởng lợi từ thị trường dầu mỏ thế giới với giá dầu thô tăng cao, sản phẩm tăng giá và crack margin tốt (chênh lệch giữa giá dầu thô đầu vào và sản phẩm bán ra thị trường).

Nhờ các yếu tố thuận lợi trên, sau nửa đầu năm 2022, nhà máy lọc dầu Dung Quốc của BSR đã sản xuất 3,43 triệu tấn xăng dầu và luôn trong tình trạng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Với sản lượng này, BSR đã ghi nhận 87.052 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước 10.344 tỷ đồng và lợi nhuận vượt rất xa so với kế hoạch đề ra. So với cùng kỳ năm 2021, mức doanh thu kể trên của BSR đã tăng tới 78%.

Theo báo cáo tài chính quý I, BSR ghi nhận 34.783 tỷ đồng doanh thu trong quý đầu năm, tăng 66% so với cùng kỳ, như vậy, doanh thu riêng quý II của nhà sản xuất xăng dầu này vào khoảng 52.269 tỷ đồng, tăng 88%.

Theo kế hoạch kinh doanh năm nay, BSR đặt mục tiêu ghi nhận 91.678 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế đạt 1.295 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành gần 95% kế hoạch doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Dù ghi nhận doanh thu tăng mạnh nửa đầu năm, ban lãnh đạo BSR đánh giá hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong nửa cuối năm với việc tỷ giá USD và lạm phát được dự báo tăng. Trong khi đó, lạm phát tại một số nước tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng khiến chi phí vận chuyển tăng cao.

Với giá dầu thô, theo dự báo của các ngân hàng lớn trên thế giới, giá dầu cuối năm có thể giảm do lãi suất tăng, kinh tế suy thoái và nhu cầu giảm.

Ngoài ra, các yếu tố khác như dịch bệnh, xung đột Nga - Ukraine, các lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga có thể dẫn đến nguồn cung dầu ngọt khan hiếm, ảnh hưởng đến việc mua dầu nhập khẩu của công ty.

Ban lãnh đạo BSR cũng cho biết crack margin trung bình trong những ngày đầu tháng 7 đã thấp hơn nhiều so với dự báo. Điều này dẫn đến các lợi thế lọc dầu có thể đã qua giai đoạn đỉnh và bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.

Tại Việt Nam, nhà máy lọc dầu Dung Quất của BSR là một trong 2 nhà máy lọc dầu trong nước, cùng với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Trong đó, 2 nhà máy này hiện cung cấp khoảng 70-75% sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước (còn lại là xăng dầu nhập khẩu).

Cập nhật quý 1/2022: doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng

Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR) đã công bố BCTC quý 1/2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.

Cụ thể doanh thu thuần trong kỳ đạt 34.783 tỷ đồng tăng 65% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 2.612 tỷ đồng tăng 28% so với quý 1/2021.

Trong kỳ BSR thu về 356 tỷ đồng doanh thu tài chính tăng 78% so với cùng kỳ trong đó ngoài 189 tỷ đồng từ lãi tiền gửi ngân hàng BSR còn có 117,7 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá.

Sau khi trừ các khoản chi phí và ghi nhận lãi khác 21,3 tỷ đồng BSR lãi sau thuế 2.312 tỷ đồng – tăng 25% so với cùng kỳ - tương đương EPS đạt 750 đồng.

Theo giải trình từ phía công ty trong quý 1 giá dầu thô và sản phẩm tiếp tục tăng cao đã tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính quý này tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm tăng hiệu quả SXKD của công ty.

Cập nhật quý 4/2021: năm 2021 lợi nhuận 6.026 tỷ, cao nhất kể từ sau cổ phần hóa

Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) thông báo doanh thu năm 2021 đạt 100.694 tỷ đồng, tăng 74% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2021 đạt 6.026 tỷ đồng, cao nhất kể từ sau cổ phần hóa (2018) và cải thiện nhiều so với mức lỗ 2.812 tỷ đồng.

Giá trị lợi nhuận sau thuế/tấn sản phẩm xuất bán (quy về cùng mặt bằng ưu đãi thuế nhập khẩu của năm 2017) cao nhất từ khi đưa nhà máy vào hoạt động.

Riêng quý IV, Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt doanh thu hơn 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận 1.959 tỷ đồng, lần lượt gấp đôi và tăng 58% so với quý IV/2020.

Ông Khương Lê Thành, Thành viên HĐQT cho biết nhờ các gói giải pháp quản trị biến động, các kịch bản ứng phó ở mức cao nhất, nhà máy vận hành liên tục, không bị dừng do tanktop, ổn định ở công suất tối ưu.

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới, các tỉnh/thành phố áp dụng giãn cách xã hội đã làm cho nhu cầu tiêu thụ tiêu thụ xăng dầu của nhà máy giảm mạnh. Trong quý III, nhà máy lọc dầu Dung Quất buộc phải giảm công suất về ngưỡng tối thiểu để vận hành nhằm tránh tồn kho tăng cao. Điều này khiến cho sản lượng sản xuất của nhà máy trong quý III không đạt kế hoạch. Đầu quý IV, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, cùng với Nghị quyết số 128 của Chính phủ thích ứng với Covid-19 trong tình hình mới, sức tiêu thụ của thị trường tăng lên đáng kể.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, BSR đã tăng công suất nhà máy, có thời điểm nhà máy Dung Quất hoạt động ở công suất 108% - ngang bằng công suất trước khi các đợt dịch xảy ra. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong quý IV tăng. Tính chung cả năm, BSR đạt và vượt kế hoạch sản lượng đề ra là 6.497.587 tấn.

Cập nhật quý 3/2021: lợi nhuận đạt 470 tỷ, tăng gấp 2,9 lần

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với kết quả tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu thuần cao gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái đạt gần 17.700 tỷ đồng. Giá vốn cũng tăng đáng kể theo quy mô doanh thu nhưng có phần chậm hơn, nhờ đó công ty báo lãi gộp tăng đến 129% đạt hơn 640 tỷ đồng.

Công ty cho biết sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng đáng kể. Trong quý III/2020, nhà máy đã sản xuất được 875.000 tấn sản phẩm và tiêu thụ 926.000 tấn; tuy nhiên trong quý này sản xuất đã tăng lên 1,45 triệu tấn và tiêu thụ đạt hơn 1,11 triệu tấn, lần lượt tăng trưởng 66% và 20% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính cũng tăng mạnh 118% lên mức gần 291 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng lãi tiền gửi ngân hàng và hưởng lợi chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, chi phí tài chính chỉ tăng 57% lên 148 tỷ đồng, phần lớn là lãi vay. Như vậy hoạt động tài chính có lãi 143 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ.

Các chi phí hoạt động cũng tăng đáng kể trong kỳ. Cụ thể chi phí bán hàng cao gấp đôi cùng kỳ đạt gần 208 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi phí vận chuyển bán LPG và dịch vụ mua ngoài khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 28% lên hơn 84 tỷ đồng.

Tổng hợp các biến động, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý vừa qua đạt 470 tỷ đồng, gấp 2,9 lần mức nền thấp cùng kỳ năm trước. Đây đã là quý thứ 5 liên tiếp có lãi của doanh nghiệp chuyên về lọc hóa dầu này.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, BSR báo cáo doanh thu thuần tăng 63% lên gần 66.600 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là doanh thu từ dầu DO (0,05% S) với tỷ trọng gần 35% và doanh thu từ Mogas 95 là gần 32%. Biên lợi nhuận gộp đạt 7% trong khi cùng kỳ năm trước âm tới 9%.

Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt gần 4.000 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 4.095 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ ghi nhận 4.021 tỷ đồng, tương đương mức EPS lũy kế từ đầu năm đạt 1.297 đồng.

Theo giải trình, giá dầu thô 9 tháng đầu năm nay liên tục tăng mạnh. Giá Dated Brent liên tục tăng từ 49,9 USD/thùng bình quân tháng 12/2020 lên 74,6 USD/thùng bình quân tháng 9/2021. Trong khi cùng kỳ năm trước giá dầu thô bình quân chỉ đạt 40,8 USD/thùng, thậm chí có thời điểm giảm sâu về 18,5 USD/thùng.

Bên cạnh đó, khoảng chênh lệch giá dầu thô và giá sản phẩm chính (crack spread) trong năm ngoái khá thấp tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh, trong khi crack spread 9 tháng đầu năm nay diễn biến tốt hơn.

Trong năm 2021, nhà máy đặt mục tiêu sản lượng khoảng 6,5 triệu tấn; doanh thu 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng (trên kịch bản giá dầu bình quân chỉ 45 USD/thùng). Như vậy nhờ giá dầu cải thiện, công ty đã hoàn thành 94% kế hoạch doanh thu và vượt 359% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Sự khởi sắc về hoạt động giúp cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kể từ đầu năm tiếp tục mở rộng lên gần 2.237 tỷ đồng, mạnh hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy dòng tiền từ hoạt động đầu tư bị âm (do đẩy mạnh việc chi mua các công cụ nợ) và dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng âm (do tăng trả nợ gốc vay).

Kết quả kinh doanh có lãi của BSR là khá bất ngờ khi trước đó doanh nghiệp này khẳng định gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng cũng như quản lý tồn kho dầu lớn.

Giữa tháng 8, tỉnh Quảng Ngãi từng có văn bản đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các đơn vị trong nước.

Đơn cử như BSR ghi nhận sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và thiếu sức chứa do nhu cầu giảm đột ngột, các thương nhân đầu mối đã giảm/dừng nhận hàng tại nhà máy với khối lượng rất lớn. Hơn nữa việc giãn lịch nhận hàng đã làm tồn kho tăng lên rất nhanh giai đoạn cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Trong nửa cuối tháng 8, nhà máy lọc dầu tại Quảng Ngãi tồn kho đến 640.000 m3 xăng, dầu các loại và dầu thô. Kéo theo đó là công suất hoạt động bị hạ xuống mức tối thiểu 80% khi không còn sức tồn chứa, dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy.

Sang tới tháng 9, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, nhà máy đã nhanh chóng tăng công suất hoạt động lên 85% từ ngày 22/9 và 100% ngay từ đầu tháng 10.

Thực tế trên báo cáo quý III, giá trị hàng tồn kho của BSR vẫn ghi nhận con số rất lớn kỷ lục trên 17.500 tỷ đồng, tăng hơn 9.100 tỷ so với thời điểm đầu năm khi liên tục gia tăng trong các quý vừa qua.

Tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu ở dạng thành phẩm với giá trị hơn 6.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39%. Điều này cho thấy áp lực lưu trữ rất lớn những cũng là cơ hội sinh lời đầy tiềm năng khi giá xăng dầu bán lẻ đang tăng mạnh lên vùng đỉnh 7 năm.

Tính đến hết tháng 9, Lọc hóa dầu Bình Sơn có quy mô tổng tài sản là 62.552 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm đầu năm. Doanh nghiệp duy trì quỹ tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn tổng cộng gần 15.400 tỷ đồng, chiếm 25% quy mô tài sản.

Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay tại cuối quý là hơn 12.000 tỷ đồng, giảm gần 8% so với đầu năm do tăng cường trả nợ gốc. Hiện doanh nghiệp chủ yếu vay ngắn hạn ngân hàng tại VietinBank, BIDV… còn nợ vay dài hạn toàn bộ từ VDB.

Hiện BSR là doanh nghiệp nhà nước khi Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang nắm giữ 92,12% trên vốn điều lệ 31.005 tỷ đồng. Công ty đang có hơn 4.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, trong khi hồi đầu năm chỉ có gần 28 tỷ đồng.

Cập nhật quý 2/2021: 6 tháng 2021 lợi nhuận 3.500 tỷ, ngắt lỗ dứng dậy sáng lòa

Lưu ý rằng lợi nhuận chính thức trong 6 tháng đầu năm 2021 cao hơn khoảng 9% con số sơ bộ đã công bố trước đó.

KQKD 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng mạnh được thúc đẩy bởi 1) xu hướng tăng của giá dầu đã giúp BSR hưởng lợi từ hàng tồn kho có chi phí sản xuất thấp thu gom được trong quý 1/2021, 2) biên xăng dầu phục hồi từ mức cơ sở thấp và 3) sản lượng bán phục hồi 2,9% YoY .

Trong quý 2/2021, doanh thu của BSR tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận ròng đạt 1,7 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận ròng quý 2 của BSR thấp hơn 9,1% so với quý 1 do tác động tích cực từ hàng tồn kho có chi phí thấp giảm.

Dự đoán lợi nhuận ròng của BSR trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ thấp hơn so với nửa đầu năm và công ty sẽ phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu khi tác động tích cực từ hàng tồn kho có chi phí thấp sẽ giảm.

Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2021 của BSR đã hoàn thành 54,0% và 106,0% dự báo cả năm và cao hơn kỳ vọng. Do đó, Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Cập nhật quý 1/2021: KQKD khả quan nhờ hàng tồn kho chi phí thấp

ĐHCĐ đã thảo luận về triển vọng kinh doanh các quý tiếp theo, triển vọng cổ tức, tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng và kế hoạch chuyển cổ phiếu sang sàn giao dịch khác.

Cổ đông thông qua kế hoạch năm 2021 với doanh thu 71.000 tỷ đồng (+22,3% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 870 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 2,8 tỷ đồng vào năm 2020, cho thấy ban lãnh đạo kỳ vọng sự phục hồi vào năm 2021, mặc dù vẫn khá thận trọng.

Ban lãnh đạo đặt mục tiêu không chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2021 dựa theo kế hoạch nêu trên. Tuy nhiên, ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận thực tế có thể vượt kế hoạch để có thể nâng cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt. Do đó, chúng tôi dự báo không có thay đổi đáng kể đối với mức cổ tức tiền mặt năm 2021 là 300 đồng/ CP (lợi suất cổ tức 1,8%).

BSR công bố KQKD quý 1/2021 với doanh thu 21.000 tỷ đồng (+17,0% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1.900 tỷ đồng so với khoản lỗ lớn 2.300 tỷ đồng trong quý 1/2020. LNST sau lợi ích CĐTS quý 1/2021 hoàn thành khoảng 56% dự báo cả năm.

Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chia sẻ rằng phần lớn (khoảng 80%) LNST sau lợi ích CĐTS quý 1/2021 của BSR là do tác động của hàng tồn kho giá rẻ, trong khi 20% còn lại do biên xăng dầu và sản lượng tiêu thụ cao hơn tỷ lệ chênh lệch cao hơn, cho thấy rằng lợi nhuận quý 1 là cao khá bất thường.

Tuy nhiên, theo đại diện của PVN, do các nhà dự báo dầu thô kỳ vọng giá dầu sẽ quay trở lại mốc 70 USD/thùng trong các quý tiếp theo, đây có thể là cơ hội để BSR đạt được lợi nhuận cao như quý 1.

Dự báo sẽ không có thay đổi đáng kể đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 là 3,3 nghìn tỷ đồng như đã nêu trong Báo cáo cập nhật ngành năng lượng ngày 06/04/2021.

Giới thiệu về Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

NMLD Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Việc xây dựng thành công và đưa NMLD Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

1. Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn:

+ Tiền thân là Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, thành lập ngày 09/05/2008 (theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN)

+ Giấy phép kinh doanh số: 4300378569 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 01/07/2018.

+ Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn

+ Tên giao dịch quốc tế: Binh Son Refining and Petrochemical Joint Stock Company

+ Tên viết tắt tiếng Anh: BSR.

+ Trụ sở chính: 208 Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-255) 3825 825 – Fax: (84-255) 3825 826

+ Văn phòng điều hành: Khu nhà hành chính NMLD Dung Quất, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-255) 3616 666 – Fax: (84-255) 3616555

+ Website: www.bsr.com.vn  - Email: [email protected]

2. Nhà máy lọc dầu Dung Quất:

+ Địa điểm: Đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn các xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Diện tích sử dụng: Khoảng 956 ha (bao gồm cả 140 ha mở rộng trong tương lai) trong đó có 485 ha mặt đất và 471 ha mặt biển.

+ Công suất chế biến: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm ( tương đương 148.000 thùng/ngày), nâng cấp mở rộng trong tương lai: 8,5 triệu tấn dầu thô/năm.

+  Nguyên liệu:

           Giai đoạn 1: Chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ - Việt Nam (hoặc dầu thô tương đương).

           Giai đoạn 2: Chế biến dầu chua.

3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của BSR:

Kinh doanh, xuất, nhập khẩu, tàng trữ và phân phối dầu thô;

Sản xuất, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hạt nhựa Polypropylene v.v;

Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa và tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực lọc – hóa dầu;

Đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong công nghiệp lọc - hóa dầu;

Cung cấp dịch vụ hàng hải và cảng biển liên quan đến ngành lọc – hóa dầu;

Đầu tư và phát triển các dự án lọc – hóa dầu, nhiên liệu sinh học v.v.

4. Văn hóa và trách nhiệm xã hội của BSR:

BSR luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động như thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi, BHXH, BHYT, BHTN, chế độ khen thưởng,…. và đặc biệt là thu nhập của CBCNV không ngừng tăng lên, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Định kỳ hàng năm BSR đều tổ chức các khóa huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động cho toàn bộ CBCNV của Công ty.

Mỗi năm hai lần Công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.

Các hoạt động phúc lợi xã hội: Hàng năm BSR đều trích khoảng 30 – 40 tỷ đồng cho công tác an xinh xã hội và từ thiện chủ yếu các lĩnh vực y tế, giáo dục, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ khẩn cấp....

 5. Các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp:

 BSR có các tổ chức đoàn thể: Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Công đoàn cơ sở, Hội Cựu chiến binh, Ban Nữ công.

 6. Giới thiệu và đánh giá các dòng sản phẩm/dịch vụ chính của BSR:

Cơ cấu sản phẩm của NMLD Dung Quất gồm: Khí hóa lỏng LPG, Khí hóa lỏng Propylene, Xăng  RON 92/A95/, Xăng E5/10, Dầu hỏa, Xăng máy bay Jet A1/JetA1K, Dầu DO/DO L62, Dầu FO, Hạt nhựa Polypropylene và Lưu huỳnh.

Hàng năm, NMLD Dung Quất sản xuất ra khoảng trên 6,2 triệu tấn sản phẩm các loại và đáp ứng khoảng 30% nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Cho đến nay, các sản phẩm xăng, dầu của NMLD Dung Quất đã có mặt trên thị trường hơn 7 năm, phục vụ hầu hết các ngành kinh tế trong nước, nhưng rất ít người biết rằng, những sản phẩm này có chất lượng cao hơn hẳn so với quy định. Chất lượng các sản phẩm của NMLD Dung Quất được quản lý theo quy trình khép kín, các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải đạt các tiêu chuẩn sản phẩm của Việt Nam và quốc tế.