Tại sao dạ minh châu phát sáng

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP DẠ MINH CHÂU - BẢN CHẤT LÀ THẾ NÀO?Xem trong 'Làng Kiến Thức' đăng bởi Luật Ngô, 21/11/15, [ Mã Tin: 29684 ] [12,232 lượt xem - 0 bình luận]

Tại sao dạ minh châu phát sáng
  1. Tại sao dạ minh châu phát sáng

    SĐT :  0932355523 Zalo :  0968546879 Địa Chỉ :  Tân Hòa Đông, P.Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM

    Trong nhiều sách cổ của Trung Quốc thường đề cập đến những bảo vật bằng ngọc phát sáng vào ban đêm. Như trong ''Thập Di Kí'' của Tấn Vương Gia ghi chép: ''Có một viên ngọc hình thù như con lợn, phát sáng vào ban đêm, ánh sáng của nó như một ngọn đuốc'' .

    Trong ''Chiến Quốc sách'', phần Sở Sách thứ nhất chép: ''Bèn sai đem tê tê và ngọc dạ quang cống cho vua Tần''. ''Hải nộ thập châu kí'' của Đông Phương Sóc đời Hán chép: ''Thời Chu Mục Vương, Tây Hồ hiến đao ngọc, thường tỏa sáng vào ban đêm, thực là tinh túy trong những loại ngọc dạ quang quý''. Những viên ngọc quý hiếm đó rốt cục là thần thoại, hư cấu hay là vật có thật.

    Tương truyền cổ nhân thường cho rằng dạ minh châu là mắt cá kình. Trong quyển ''Thuật dị kí'' của Lương Nhậm Phương viết: ''Nam Hải có minh châu, là con ngươi trong mắt của cá kình. Cá kình chết mà mắt không tinh, có thể soi, gọi là dạ quang''.

    Một số nhà khoa học cận đại cho rằng những hạt dạ minh châu này có khả năng là những khoáng vật đá quý đặc biệt. Theo nghiên cứu của nhà các địa chất học, giới tự nhiên có một số ít khoáng vật chứa tạp chất như đá kim cương, tinh thạch nặng, huỳnh thạch, đá cốc và thủy tinh, khi nhận năng lượng kích thích từ bên ngoài như tăng nhiệt độ, ma sát, dòng điện và sự phản chiếu của các tia sáng ngắn như tia tứ ngoại, tia X hoặc tia âm cực sẽ có hiện tượng phát sáng.

    Năm 1916, nhà bảo thạch học (người nghiên cứu đá quý) Nhật Bản là Suzukimi trong phát triển nổi tiếng ''Bảo Thạch chí'! (ghi chép về đá quý) viết: ''Dạ minh châu của Nhật là một loại thủy tinh đỏ đặc thù, được phong là ''đá quý thần thánh''. Học giả đương đại người Anh là J. H. Record cho rằng bích ngọc dạ quang chính là huỳnh thạch. Trung Quốc cũng có một số người suy đoán một số loại đá quý ban ngày hấp thu ánh sáng mặt trời, đến đêm có thể tỏa sáng. Có thể cổ nhân đã đem gia công những hòn đá đó như trong truyền thuyết gọi là bích ngọc, dạ quang hay dạ minh châu.

    Theo một bài trên ''Báo khoa học kĩ thuật Hà Bắc'' năm 1984 viết, ở một số dải núi khoáng sản tỉnh Quảng Đông Trung Quốc đã phát hiện ra một loại huỳnh thạch quang màu lá cọ nhạt chứng minh một cách chắc chắn sự tồn tại của dạ minh châu mà trong sử sách ghi chép, đồng thời cho thấy Trung Quốc có tiềm trữ Loại đá quý đó. Nhưng tất cả những khoáng vật phát quang này trước tiên phải nhận được năng lượng kích thích từ bên ngoài, điều này không hoàn toàn giống như trong sử sách ghi chép về dạ minh châu. Liệu có hạt ngọc nào phát quang mà không cần phải có sự hấp thụ tia sáng từ trước? Theo truyền thuyết, sau khi qua đời, trong miệng Từ Hi Thái Hậu có ngậm một hạt minh châu như vậy.

    Trong ''phút Lương châu từ phút'' của Vương Hàn đời Đường ghi ''Bồ đào Mỹ tửu dạ quang bôi. Dục ẩm tì bà mã thiêng thôi '' (Rượu bồ đào đựng trong chén dạ quang. Vừa muốn uống thì khúc nhạc tì bà mã thượng đã thổi). Bài thơ này từ lâu đã được truyền tụng. Chén dạ quang xuất hiện sớm nhất ở đâu, khi nào, điều này chưa có một khảo chứng cụ thể. Mấy năm gần đây ở suối rượu Cam Túc thuộc đất Lương Châu cũ cũng sản xuất chén dạ quang bằng nguyên liệu ngọc Kì Liên trên núi Kì Liên. Có người cho đây là đá dạ quang, thực ra nó chỉ là loại ngọc tụ nham vốn không thể phát quang vào ban đêm. Có người cho rằng chén dạ quang bây giờ không giống ngày xưa, nhưng cũng có người cho rằng chén dạ quang xưa tự nó không thể phát sáng. Như vậy tại sao nó lại được gọi là chén dạ quang? Các tranh luận không thống nhất. Có người nói do chén này có thành mỏng, khi rót đầy sẽ phản chiếu ánh trăng. Bóng trăng lọt vào trong chén, xuyên qua thành chén phát sáng hòa với màu sắc của rượu biến thành các màu sắc khác nhau, cho nên gọi là ''chén dạ quang'' hay ''chén đầy ánh trăng''.

    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89



    Các nhà khảo cổ học đến này vẫn chưa tìm được một bằng chứng nào chân thực về dạ minh châu, ngọc dạ quang hay chén dạ quang, trong tự nhiên cũng chưa từng thấy một loại khoáng vật như vậy. Sự tồn tại và những tính chất kì lạ của nó trước mắt vẫn là một ẩn số?

Tại sao dạ minh châu phát sáng

Tại sao dạ minh châu phát sáng