Tại sao lại gọi hổ là ông 30

Ngày xửa ngày xưa, trên Trời có một người khỏe lạ lùng. Những việc dời núi lấp biển, đội đá bẻ cây ông làm băng băng không một ai bì kịp. Ông còn có tài thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị thần trên Thiên đình. Đặc biệt ông có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ. Vốn tính nghịch và hung hăng quen thói từ hồi trẻ, Phạm Nhĩ không mấy khi ngồi yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông thù ghét. Nhưng người ta đều tránh né ông, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng hảo hán không chịu nổi một cú đấm, cái gạt của ông. Thấy mọi người đều thua tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phụ. Ông cho rằng các vị thần xung quanh Ngọc Hoàng chẳng có tài nghệ và sức khỏe gì. Ông lấy làm bực mình vì sao bấy lâu danh tiếng mình nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng trao cho một chức vị xứng đáng.

 

Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phục của ông một lớn thêm mãi. Cho đến lúc Phạm Nhĩ đâm khinh nhờn cả Ngọc Hoàng, tự nghĩ mình nên làm vua nhà Trời mới phải. Thế rồi chẳng bao lâu ông đã tụ tập xung quanh mình một số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người, thành một đội quân bất trị. Đội quân này ngày một đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên đình. Cuối cùng, Phạm Nhĩ cầm đầu đội quân của mình tiến đến thiên cung đòi hạ bệ Ngọc Hoàng để cho mình trị vì thiên hạ. Nghe tin chẳng lành, Ngọc Hoàng vội sai các bậc tướng lĩnh đem quân nhà Trời ra ngăn chặn. Có đến mười tám vị tướng, vị nào cũng lục trí thần thông, miệng thét ra lửa, tay bẻ gãy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu. Không đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về. Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ. Những cũng chẳng mấy chốc ông đã làm cho bọn này nếm mùi thất bại chua cay. Quân đội Nhà Trời vốn đông như kiến cỏ, nhưng kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy toán loạn như ong vỡ tổ. Thừa thắng, Phạm Nhĩ thúc quân, tiến lên vây chặt Thiên cung. Thấy thế Ngọc Hoàng hết sức lo lắng. Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu cầu cứu Đức Phật. Nghe tin báo cấp, Đức Phật sai Chuẩn Đề đi bắt Phạm Nhĩ. Nhưng Đức Phật không ngờ Chuẩn Đề tài phép cao cường là thế, cũng lại bị ăn đòn nặng nề của Phạm Nhĩ đến nỗi lê lết chạy về, xiêm giáp tả tơi. Cuối cùng, Đức Phật đành phải ra tay. Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may, chửi bới Ngọc Hoàng và bọn triều thần bất tài bất lực, thì Đức Phật đã xuất hiện. Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của Đức Phận, toàn thân co rúm không động chân, động tay được nữa. Thế là Phạm Nhĩ bị bắt. Bộ hạ của Phạm Nhĩ như rắn mất đầu, không ai bảo ai, tẩu tán khắp nơi. Trước khi ra về, Đức Phật giao Phạm Nhĩ cho Ngọc Hoàng xử trí. Ngài căn dặn Ngọc Hoàng phải làm cho Phạm Nhĩ hối lỗi chứ đừng giết hại. Ngọc Hoàng bèn quyết định đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp vật. Trước hết để tước bớt sức mạnh của Phạm Nhĩ, Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông ta để ông ta không thể bay về Thiên đình làm loạn. Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện của bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm. Bởi vậy, để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép, bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại, Tuy nhiên, thể theo lời dặn của Đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm. Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn cánh mà bay. Mặc dầu vậy, ông vẫn giữ được một sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu Chúa tể sơn lâm mà Ngọc Hoàng phong. Cho đến này, dòng dõi như ông vẫn nối nhau làm Chúa sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiềng ông, không dám gọi cái tên "Hổ", mà chỉ gọi tránh là "Ông Ba Mươi". Tại sao lại gọi là "Ông Ba Mươi"? Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu 30 roi để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa. Người xưa có câu: "Trời sinh ra hùm có vây, Hùm mà có cánh, hùm bay lên Trời"

Để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia.

Theo VNN


Từ lâu, hình tượng con hổ [cọp] đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt ta trong nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội…Có rất nhiều tên gọi loài mèo to lớn này như cọp, hổ, hùm, hay Chúa sơn lâm, nhưng trong dân gian cọp còn có tên gọi là Ông ba mươi. Vậy thực sự cái tên “Ông ba mươi” bắt nguồn từ đâu?

Hẳn bạn còn nhớ câu chuyện Sự tích con Hổ trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, câu chuyện kể về người sống ở Thiên cung có tên Phạm Nhĩ. Sỡ dĩ có tên gọi như vậy vì ông có tai rất thính và rất khỏe, ông thường xuyên lấy tai cho người khác dùng làm đánh đu nên vành tai bị rách. Ông vốn có nhiều tài phép lại có sức khỏe hơn người, nhưng thường xuyên đi gây sự đánh nhau với người khác. Nhưng những người khác không ai chịu được một cú đấm thôi sơn của ông.

Ngày càng trở nên kiêu căng tự phụ, Phạm Nhĩ nghĩ mình phải được làm vua nhà Trời nên đã chiêu mộ dưới mình vài bộ hạ tụ tập gây náo loạn Thiên Cung. Ngọc Hoàng lệnh cho bao nhiêu tướng tài thần giỏi đối mặt nhưng không người nào là đối thủ của Phạm Nhĩ. Quá hoảng hốt, Ngọc Hoàng đã đến cầu cứu Đức Phật.

Thấy Đức Phật, Phạm Nhĩ lao tới nhưng không ngờ sa ngay vào túi thần của Phật. Đức Phật lệnh cho Ngọc Hoàng không được giết mà phải trừng phạt Phạm Nhĩ. Ngọc Hoàng tuân lệnh đày Phạm Nhĩ xuống trần thế làm kiếp con vật, tuy tước hết tài phép nhưng vẫn giữ lại sức khỏe hơn người để hắn làm Chúa tể sơn lâm. Ngọc Hoàng cũng làm cho tai hắn bớt thính để không nghe ngóng được chuyện thiên đình, trần gian và cuối cùng Ngọc Hoàng thoái bỏ đôi cánh để hắn không thể bay trở về trời nên từ đó mới có câu ca dao:

Trời sinh hùm chẳng có vây
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời

Câu ca dao để tưởng nhớ khi xưa ông Phạm Nhĩ đã đại náo Thiên Cung. Tuy chịu kiếp loài vật, dòng dõi của Phạm Nhĩ vẫn nối nhau làm Chúa tể sơn lâm gieo nối khiếp sợ cho con người. Nhà vua quy định mỗi khi ai bắt giết được hổ đều được thưởng 30 quan tiền vì loại trừ được một con vật hung dữ nhưng đồng trời cũng phạt đánh 30 trượng để oan hồn Phạm Nhĩ không tức giận. Do khiếp sợ không ai dám gọi thẳng tên hổ mà chỉ kêu “Ông ba mươi”.

Cũng tương tự như vậy, nhưng đến thời Nguyễn người ta lại kể một cách khác rằng ai bắt sống được hổ thì được thưởng 30 quan tiền ngược lại giết hổ thì bị phạt 30 quan tiền và đánh 30 roi. Do trước khi lên ngôi, vua Gia Long Nguyễn Ánh lúc bị quân Tây Sơn truy đuổi vào rừng nếu không nhờ một con hổ đem thịt đến thì đã không có thức ăn để sống qua ngày, vua chịu ơn hổ từ đó và sau khi lên ngôi ông đã lập ra miếu thờ Hổ hay còn gọi là miếu ông Hổ tại vùng Mô Xoài thuộc tỉnh Bà Rịa.

Một cách giải thích khác trong truyền thuyết về đánh quỷ Xương Cuồng ở truyện Mộc Tinh của Lĩnh Nam chích quái, hay truyền thuyết săn Moong Lồ trong sử thi của người Mường. Tất cả các cụm từ Xương Cuồng, Mộc Tinh, Moong Lồ đều để chỉ thú dữ trong rừng mà ở đây là hổ lớn. Thời Văn Lang mọi người đều khiếp sợ thần Mộc Tinh, vì vậy mỗi khi đến 30 tết, muốn được ăn tết yên ổn thì phải thực hiện lễ tế thần mà vật tế là người sống, vì vậy mới có tên “Ông ba mươi”.

Mặc dù hiện diện trong rất nhiều truyền thuyết và văn hóa dân gian, nhưng ngày nay loài hổ đang bị đe dọa và bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng. Nếu chúng ta không chung tay bảo tồn, loài vật này sẽ sớm biến mất khỏi Việt Nam và trên thế giới.


Đáp án và lời giải chính xác nhất cho câu hỏi “Tại sao gọi hổ là ông ba mươi” cùng với kiến thức mở rộng về hổ là những tài liệu sống hay và hữu ích nhất dành cho mọi người.

Trả lời câu hỏi: Tại sao gọi hổ là “ông ba mươi”?

- Hổ được gọi là ông ba mươi vì:

+ Ông Ba Mươi với tên gọi trại do tín ngưỡng để gọi hổ, cọp, khái, hùm… có chứng tích ghi chép sớm nhất là từ Lĩnh Nam Chích Quái, một tác phẩm khởi thảo từ thời Trần, biên soạn lại từ thời Lê và tu bổ san định cho đến thời Nguyễn. Đến nay, đây là ý kiến khả tin nhất.

+ Cuối đời Lê, có chuyện Ma Trành [Trành cũng có âm là Xương như đã nói] do Phạm Đình Hổ chép lại [Trành quỷ hiển linh] cũng nói Trành là tinh của người chết vì hổ, biến thành hổ về bắt người ăn thịt cũng đúng như chú giải của Thiều Chửu trong từ điển. Hơn nữa, Phạm Đình Hổ còn nhắc lại ở đây, việc Ma Trành vật chết Nhâm Ngao.

+ Lĩnh Nam Chích Quái chép rằng “dân phải lập đền thờ, hàng năm đến ngày 30 tháng Chạp, theo lệ phải mang người sống đến nộp, mới được yên ổn. Dân thường gọi là Xương Cuồng” thì rõ ràng đây là tục cúng hổ vào ba mươi tết. Và vì thế hổ, cọp, khái, hùm… được gọi là Ông Ba Mươi".

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích về hổ nhé!

Kiến thức tham khảo về hổ

1. Hổ là gì?

- Hổhay còn gọi làcọphoặchùm[và các tên gọi khác nhưÔng ba mươi,kễnh,khái] là một loài động vật có vú thuộcHọ Mèođược xếp vào một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chiPanthera.

- Hổ là một loàithú ăn thịt, chúng dễ nhận biết nhất bởi các sọc vằn dọc sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng. Hổlà loài thú lớn nhất trong họ Mèovà là động vật lớn thứ ba trong các loàithú ăn thịt[saugấu Bắc Cựcvàgấu nâu].

- Hổ là một trong những loài động vật có biểu tượng lôi cuốn và dễ nhận biết nhất trên thế giới với những sọc vằn vện không lẫn vào đâu được.

2. Hình dạng của hổ

- Về kích thước, những cá thể đực sẽ to lớn hơn con cái. Thậm chí, những con đực có thể nặng gấp 1.7 lần hổ cái.

- Thông thường, những hổ đực sẽ có kích thước từ 250 – 390cm và nặng từ 90 – 306kg. Trong khi đó, con cái thường dài 200 – 275cm và trọng lượng khoảng 65 – 167kg. Phần đuôi của chúng thường dài 60 – 110cm. Ngoài tự nhiên, hổ Siberia là loài có kích thước lớn nhất với chiều dài có thể lên đến 3.5m và cân nặng lên đến 300kg.

- Miệng của loài động vật này có những răng nanh dài [có thể lên đến 90mm], sắc nhọn và hơi cong, xung quanh có những chiếc râu dài, đặc điểm này nổi bật hơn ở những cá thể hổ đực. Phần lông ở cổ của chúng mọc dài hơn các bộ phận khác giống như chiếc bờm.

3. Phân loại và phân bố hổ trên Thế giới

- Theo thống kê, có 9 loài hổ khác nhau trên thế giới trong đó có 3 loài đã tuyệt chủng.

- Các loài hổ đã tuyệt chủng bao gồm:

+ Hổ Bali [Panthera tigris balica]

+ Hổ Java [Panthera tigris sondaica]

+ Hổ Ba Tư hay hổ Caspi [Panthera tigris virgata]

- 6 loài hổ còn tồn tại gồm có:

+ Hổ hoa nam [Panthera tigris amoyensis]: Còn 59 cá thể đang được nuôi nhốt tại Trung Quốc và có nguy cơ tuyệt chủng cao vì số lượng con non được sinh ra khá ít [6 con].

+ Hổ Sumatra [Panthera tigris sumatrae]: Sinh sống ở đảo Sumatra – Indonesia. Quần thể hoang dã tồn tại với số lượng từ 400 – 500 con ở 5 vườn quốc gia trên đảo.

+ Hổ Siberia [Panthera tigris altaica]: Còn được gọi là hổ Amur, hổ Mãn Châu. Số lượng của loài này còn khoảng 540 con và tồn tại ở Nga và Đông Bắc Trung Quốc.

+ Hổ Mã Lai [Panthera tigris jacksoni]: Số lượng cá thể trên thế giới là khoảng 600 – 800 và xuất hiện chủ yếu ở bán đảo Mã Lai.

+ Hổ Đông Dương [Panthera tigris corbetti]: Quần thể của loài này ước tính vào khoảng 1.200 – 1.800 cá thể. Phân bố chủ yếu ở các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Myanmar.

+ Hổ Bengal [Panthera tigris tigris]: Số lượng loài khoảng 2.000 con sinh sống rải rác ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Trung Quốc.

- Như vậy, mặc dù là một loài thú dữ nhưng số lượng của hổ trên thế giới không còn nhiều và đối mặt với nguy cơ bị đe dọa.

4. Hình tượng con hổ trong văn hóa Việt Nam

- Hình tượng conhổhayChúa sơn lâmđã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó vớilịch sửcủaloài người. Trong nhiều nềnvăn hóakhác nhauthế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng như tính hung hãn, thú tính của một dã thú làđộng vật săn mồihàng đầuvà cũng là mộtbiểu tượngcủa đẳng cấpchiến binh [1]đồng thời toát lên vẻ đẹp khôi vĩ và sức mạnh.

- Các triều đại phong kiến ở các nước Phương Đông coi hổ cùng với rồng là biểu trưng cho vương quyền, trong quân sự, võ học và cho những thành đạt trong khoa cử, chính vì vậy mà hình ảnh con hổ xuất hiện khá phổ biến trong cung cấm, doanh trại và trong trường thi Đứng hàng thứ ba trong thập nhị địa chi, hổ là vị vua mang nhiều ẩn dụ nhất trong các loài dã thú.

- Trong dân gian Việt Nam, hình ảnh con hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu, dưới chế độ quân chủ của triều đình phong kiến, hình ảnh Hổ được biểu tượng cho sức mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêu trên áo các võ quan hàng tứ phẩm [nên dân gian mới ví von là "văn cò, võ cọp"].

Video liên quan

Chủ Đề