Tại sao mặt lại bị sưng

Bị sưng đỏ vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó ở mắt hoặc da. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì tình trạng này cũng khiến cho mắt của bạn bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Bị sưng quanh vùng mắt thường đi kèm với tình trạng sưng mắt, phù nề, mẩn đỏ... Bạn muốn biết mình đang gặp phải tình trạng gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Tại sao mặt lại bị sưng
Bị sưng đỏ vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý

Bị sưng vùng da quanh mắt do đâu?

Vùng da quanh mắt của chúng ta vốn có cấu trúc mỏng, rất dễ gặp phải tình trạng kích ứng, dị ứng hay thương tổn khiến mắt bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi bị sưng vùng da quanh mắt, bạn tuyệt đối không được chủ quan, dấu hiệu này có thể là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở mắt hoặc da. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này:

1. Dị ứng mắt khiến sưng quanh mắt

Nguyên nhân này xuất phát từ mắt. Cửa sổ tâm hồn của chúng ta vốn là bộ phận nhạy cảm nhất cơ thể, chỉ một dị nguyên gây hại như: Phấn hoa, bụi, bẩn, bụi phấn trang điểm, lông vật nuôi... vô tình bay vào mắt có thể gây ra tình trạng dị ứng sưng mắt. Đặc biệt là những người có cơ địa dễ bị ứng càng dễ gặp phải.

Người bệnh thường có cảm giác cộm, xốn, ngứa mắt đầu tiên khi tác nhân xâm nhập vào mắt. Theo đó sẽ liên tục đưa tay lên dụi mắt để giúp thuyên giảm cảm giác khó chịu. Hành động này lặp lại nhiều lần khiến mắt đỏ, sưng phù, kèm theo vùng da quanh mắt cũng bị kích ứng mà sưng đỏ.

Tại sao mặt lại bị sưng
Sưng quanh mắt do bị dị ứng ở mắt

2. Viêm vùng da bờ mi mắt

Bệnh lý viêm nhiễm này xảy ra ở bờ mi mắt thường do trục trặc của tuyến dầu nằm trong mí mắt khiến cho mí mắt của người bệnh bị nhờn, viêm vùng da xung quanh đó kết thành vảy và sưng đỏ, ngứa ngáy. Viêm bờ mi mắt là một bệnh lý mãn tính, dai dẳng nhưng thường không gây nguy hiểm cho mắt. Các triệu chứng có thể được cải thiện hiệu quả bằng việc dùng kem dưỡng ẩm và một số loại thuốc chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.

3. Viêm mô tế bào quanh hốc mắt

Đây là một căn bệnh gây nhiễm trùng khá nghiêm trọng ở mí mắt và các mô hay vùng da xung quanh mắt người bệnh. Vùng nhiễm trùng có thể bị lan rộng và xâm nhập sâu vào mô và máu. Viêm mô tế bào quanh hốc mắt gây sưng, đỏ quanh mắt, thường phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.

Bệnh lý này thường là biến chứng của các chấn thương xung quanh vùng mắt, côn trùng có nọc độc cắn... Viêm mô tế bào quanh hốc mắt thường có một số triệu chứng điển hình như: Sưng quanh mắt, mắt lồi, thị lực suy giảm, đau nhức sốt... Người bệnh cần đi khám mắt ngay, chỉ định điều trị cần dùng đến thuốc kháng sinh qua đường nhỏ mắt, đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch ở giai đoạn nặng.

Tại sao mặt lại bị sưng
Sưng đỏ vùng da quanh mắt do viêm mô tế bào hốc mắt

4. Viêm da tiếp xúc gây sưng đỏ

Bệnh lý này có thể phát triển từ vùng da quanh mắt khiến cho chúng có màu đỏ. Kích ứng vùng da quanh mắt gây dị ứng, viêm da thường xảy ra khi vô tình tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Vùng da quanh mắt thường dễ bị kích ứng, sưng đỏ hơn do khá mỏng và lại thường phải tiếp xúc với nhiều chất khác nhau. Một số dấu hiệu điển hình của tình trạng này là: Bỏng rát da, ngứa, sưng mắt, da đóng vảy, đỏ dần...

Viêm da tiếp xúc vùng quanh mắt có thể gây ảnh hưởng đến 1 bên mắt bị sưng hoặc cả 2 bên. Nguyên nhân chủ yếu gây sưng đỏ quanh mắt có thể do: Các chất dưỡng ẩn, kem tắm, phấn trang điểm, kem chống nắng, uống thuốc, thức ăn, thời tiết...

5. Chấn thương vùng da quanh mắt

Khi bạn vô tình bị té,ngã, va đập, tác động một lực mạnh nên vùng da quanh mắt có thể gây sưng đỏ, ảnh hưởng đến mắt. Khi gặp phải thương tổn, các cơ xung quanh vùng mắt bị nén và rút lại. Chấn thương thường khiến cho vùng da quanh mắt bị tụ máu, sưng, đỏ, tùy mức độ thương tổn sẽ khiến cho mắt cũng bị tác động sưng đỏ, thậm chí là những ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng hơn. Theo thời gian, khu vực vùng da quanh mắt sẽ dần chuyển sang màu tím đen.

Ngoài ra, vùng da quanh mắt bị sưng đỏ có thể do một số bệnh lý ở da khác như: Vảy nến, viêm da tiết bã, lupus ban đỏ...

Tại sao mặt lại bị sưng
Chấn thương vùng da quanh mắt gây sưng đỏ

Sưng đỏ quanh mắt khi nào cần đi khám?

Khi bạn đã xác định được nguyên nhân khiến mình bị sưng quanh vùng mắt thì có thể nhận biết được tình trạng mình đang gặp phải có nguy hiểm không. Vùng da quanh mắt bị sưng đỏ có thể được cải thiện và hồi phục hoàn toàn nếu người bệnh chăm sóc và điều trị đúng cách. Đối với những trường hợp tự xử lý y tế tại nhà sai cách không chỉ gây mất thẩm mỹ ở mặt, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn khiến mắt bị ảnh hưởng rất nhiều.

Vì vậy, khi phát hiện cá bất thường, sưng đỏ quanh mắt đi kèm với 1 số biểu hiện khác như:

  • Suy giảm thị lực, tầm nhìn ảnh hưởng.
  • Sưng nhức mắt ngày càng nặng.
  • Ngứa mắt đi kèm sốt cao, đau đầu, phát ban trên da.
  • Sưng quanh mắt, bong tróc da.
  • Các biểu hiện ngày càng gia tăng cấp độ nặng.

Dù bạn đã thử một số biện pháp chăm sóc giúp giảm sưng nhức nhưng tình trạng không được cải thiện. Lúc này cần đến đến bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực.

Tại sao mặt lại bị sưng
Sưng đỏ vùng da quanh mắt cần được theo dõi cẩn thận và đi khám bác sĩ

Một số biện pháp giảm sưng quanh mắt tại nhà

Khi mới bị sưng đỏ vùng da quanh mắt, các biểu hiện còn nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng nhiều đến mắt, không có tổn thương hở hay biểu hiện của nhiễm trùng, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản giúp thuyên giảm tình trạng sưng đỏ tại nhà như sau:

  • Vệ sinh vùng mặt sạch sẽ: Ngay khi phát hiện bị sưng đỏ vùng da quanh mắt, bạn cần đi rửa sạch mặt và mắt. Việc này sẽ giúp làm dịu bớt tình trạng khó chịu, loại bỏ các chất kích ứng gây sưng, đau còn dính quanh mặt.
  • Chườm lạnh: Dùng một chiếc khăn sạch giặt qua nước lạnh hoặc bọc một vài viên đá vào rồi chườm lên vùng da sưng đỏ quanh mắt. Nhiệt độ thấp giúp vùng da quanh mắt co lại, các mạch máu xung quanh đó cũng được thư giãn, lưu thông tốt hơn, thuyên giảm bớt triệu chứng khó chịu. Chườm lạnh trọng khoảng 10 phút, một ngày nên làm 2 - 3 lần.
  • Đắp túi bà trà: Đem ngâm túi trà vào nước nóng khoảng 4 - 6 phút rồi vớt ra, để nguội tầm 1 phút thì đắp lên mắt. Thành phần cafein có trong trà sẽ giúp bạn giảm nhanh biểu hiện sưng, nhức quanh mắt

Ngoài ra, trong khoảng thời gian này bạn tuyệt đối không được đưa tay lên dụi mắt vì có thể khiến cho tình trạng sưng đỏ quanh mắt trở nên tồi tệ hơn. Khi ra ngoài nhớ đeo kính dâm để bảo vệ khu vực mắt tránh các tác nhân gây hại từ môi trường.

Tại sao mặt lại bị sưng
Tuyệt đối không được dụi mắt khi bị sưng đỏ quanh mắt

Tóm lại. bị sưng vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý ở mắt, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hãy đi thăm khám ngay khi thấy mắt bị ảnh hưởng nhiều, thị lực suy giảm. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp nhé!

Khuôn mặt sưng phồng sau khi ngủ dậy khiến nhiều người mất tự tin và lo lắng. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Vậy lý do khiến mặt bị sưng sau khi ngủ dậy là gì? Hiện tượng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn ngừa và giảm tình trạng mặt bị sưng húp sau khi ngủ dậy?

Nguyên nhân khiến mặt bị sưng sau khi ngủ dậy

Tại sao mặt lại bị sưng

Ảnh: Freepik

Mặt bị sưng đỏ sau khi ngủ dậy có thể do các nguyên nhân sau:

Viêm xoang

Viêm xoang thường đi kèm với những dấu hiệu của bệnh cảm thông thường như chảy nước mũi, ngạt mũi, đau răng, sốt. Đặc biệt, vùng xung quanh mũi, mắt, má thường hơi đau và sưng nhẹ. Điều này dẫn đến tình trạng mặt bị sưng húp, nhất là sau khi ngủ dậy.

Tiền sản giật

Tiền sản giật có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Biểu hiện của tình trạng này là mặt, chân, tay sưng phù. Bạn cũng có thể bị đau bụng, đau đầu, buồn nôn hay khó thở kèm theo. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Thay đổi nội tiết tố

Tại sao mặt lại bị sưng

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hay giai đoạn mang thai đều có nhiều thay đổi trong nội tiết tố. Lúc này, cơ thể tích nước nhiều hơn bình thường. Rối loạn nội tiết tố có thể gây sưng mặt sau khi ngủ dậy.

Hội chứng cushing

Mặt bị sưng sau khi ngủ dậy là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng cushing. Hội chứng cushing là tình trạng tăng quá mức các hormone (nội tiết tố) cortisol trong cơ thể. Cortisol là hormone có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa, sử dụng năng lượng dự trữ, giúp cơ thể chống lại stress. Tuy nhiên, khi hormone này được sản xuất quá nhiều sẽ gây ra phản ứng tiêu cực.

Một trong những biểu hiện của hội chứng cushing là khuôn mặt sưng phồng như mặt trăng. Ngoài ra, cushing còn có thể gây bọng mắt, mỡ ở cổ bụng, khiến da có vết bầm tím hoặc rạn da.

>>> Đọc thêm: MÍ MẮT BỊ SƯNG SAU KHI NGỦ DẬY LÀ DO ĐÂU?

Tác dụng phụ của thuốc

Tại sao mặt lại bị sưng

Ảnh: Unsplash

Mặt bị sưng phù sau khi ngủ dậy có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như:

• Thuốc ức chế men, áp dụng trong điều trị bệnh huyết áp cao (enalapril, lisinopril, ramipril).

• ARB trong điều trị huyết áp cao (irbesartan, losartan, valsartan).

• Thuốc thuộc nhóm corticosteroid.

• Estrogen.

• Thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen.

• Thuốc điều trị tiểu đường như pioglitazone, rosiglitazone.

Dị ứng

Tại sao mặt lại bị sưng

Ảnh: Pareting healthy babies

Một số trường hợp dị ứng thường gặp như dị ứng bụi, phấn hoa, môi trường, dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Dị ứng có thể khiến mặt sưng vù, đặc biệt là xung quanh môi mắt. Bạn có thể cảm thấy ngứa ở miệng, cổ họng hoặc nổi mẩn, phát ban ngoài da.

Thói quen ngủ không điều độ

Tại sao mặt lại bị sưng

Mặt bị sưng sau sau khi ngủ dậy có thể do bạn thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt. Ngủ không đủ giấc còn gây ra quầng thâm mắt, gây mệt mỏi, thiếu sức sống.

Ngoài ra, ngủ nghiêng một bên, sử dụng gối không thoải mái cũng có thể khiến mặt bị sưng húp sau khi ngủ dậy.

Ăn uống không đủ chất

Tại sao mặt lại bị sưng

Cơ thể thiếu chất, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mặt bị sưng sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến bữa ăn tối vào trước giờ đi ngủ. Nếu bạn tiêu thụ nhiều muối hay uống nhiều rượu, bia, khả năng cao là bạn sẽ thức dậy với khuôn mặt sưng nhẹ.

>>> Đọc thêm:11 LOẠI MẶT NẠ CỦ DỀN TRẮNG DA, MỜ THÂM NÁM HIỆU QUẢ

Mặt bị sưng sau khi ngủ dậy có sao không?

Tại sao mặt lại bị sưng

Hầu hết tình trạng mặt bị sưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm sau khoảng 30 phút.

Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế nếu thấy mặt bị sưng trong thời gian dài, đi kèm với các dấu hiệu sau:

• Mặt sưng và đau khi chạm vào
• Sốt
• Khó thở
• Mắt đỏ và đau
• Buồn nôn.

>>> Đọc thêm: 10 CÔNG THỨC LÀM ĐẸP DA TỪ MẶT NẠ TRỨNG GÀ

Nên làm gì để cải thiện tình trạng mặt bị sưng sau khi ngủ dậy?

Tại sao mặt lại bị sưng

Bạn có thể tham khảo các cách sau đây để cải thiện tình trạng mặt bị sưng:

Chườm đá: Chườm đá lạnh lên mặt trong vòng 5 – 10 phút có thể tan bớt những phần sưng. Cách làm này giúp tăng cường lưu thông máu, giảm sưng và giúp bạn tỉnh táo hơn để bắt đầu ngày mới.

Massage mặt: Massage có thể làm giảm sưng mặt cấp tốc. Bạn có thể massage bằng tay hoặc máy.

Tại sao mặt lại bị sưng

Massage mặt. Ảnh: Freepik

• Đầu tiên, bạn cho dầu massage dành riêng cho mặt vào hai lòng bàn tay. Xoa đều để tay ấm lên.

• Dùng ngón tay áp út đặt lên phần đầu mắt, gần sống mũi. Vuốt nhẹ vòng qua hốc mắt đến đuôi mắt. Lặp lại động tác này 5 lần mỗi bên mắt để giảm sưng mắt.

• Đặt ngón trỏ và ngón giữa dưới hõm xương gò má. Vuốt đều từ dưới lên với lực hơi mạnh để nâng cơ mặt.

• Đặt ngón tay trỏ, giữa và áp út phía dưới cằm, nhẹ nhàng vuốt về phía mang tai.

• Dùng toàn bộ 10 đầu ngón tay ấn mạnh vào dọc xương hàm. Động tác này giúp tan bọng nước tích tụ dưới da, giảm sưng, phù nề, giúp khuôn mặt trở nên thon gọn.

• Cuối cùng, bạn dùng 10 đầu ngón tay vỗ nhẹ và đều vào toàn bộ khuôn mặt để tăng tuần hoàn máu.

Nếu tình trạng sưng mặt do nguyên nhân bệnh lý hoặc tác dụng của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị.

>>> Đọc thêm: CÂY LĂN MASSAGE MẶT CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ KHÔNG?

Cách ngăn ngừa tình trạng mặt bị sưng húp sau khi ngủ dậy

Tại sao mặt lại bị sưng

Thông thường, mặt bị sưng sau khi ngủ dậy xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Bạn nên lưu ý điều chỉnh một số điểm sau để ngăn ngừa hiện tượng này.

• Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ và ngủ sâu là cách tái tạo năng lượng hiệu quả. Giấc ngủ chất lượng giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, cơ thể tràn đầy sảng khoái, gương mặt tươi tắn mỗi khi thức dậy. Mách bạn 15 thực phẩm giúp ngủ say và ngon.

Tại sao mặt lại bị sưng

• Sử dụng gối nằm làm bằng chất liệu mềm mại, có độ cao vừa phải để máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh gối, chăn để ngăn ngừa vi khuẩn gây dị ứng cho da.

• Ăn đủ chất: Bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý và cân bằng. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để loại bỏ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn món ăn nhiều muối hay uống chất kích thích có cồn, nhất là trước khi đi ngủ.

Tại sao mặt lại bị sưng

• Cẩn thận mỹ phẩm kém chất lượng: Các sản phẩm làm đẹp, trang điểm kém chất lượng có thể gây dị ứng khi dùng trên da. Ngoài ra, bạn cần tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ để da được thông thoáng.

• Tập thể dục: Duy trì vận động, luyện tập thể thao thường xuyên luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tại sao mặt lại bị sưng

Phần lớn tình trạng mặt bị sưng sau khi ngủ dậy không gây nguy hiểm, nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra nhé.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam