Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa tấm ảnh đến cho gia đình anh

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2020 môn Ngữ Văn mẫu số 14

Phần I. Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Vài tuần trước, trong bức thư gửi cho tôi, cô Anna Lee Wilson – một phụ nữ tốt bụng và luôn quan tâm đến người khác, có gửi kèm theo một bài thơ tựa đề “Lằn gạch nối” của Linda Ellis. Chị bảo đây là bài thơ mà chị rất thích và chị tin rằng tôi cũng sẽ thích nó.

Quả thật, tôi bị ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình. Trên tấm bia khắc tên người bạn ấy, người đàn ông dừng lại thật lâu ở lằn gạch mong manh giữa năm sinh và năm mất để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn quá cố.

Dù chỉ là một lằn gạch nối rất mong manh nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều điều. Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này. Dù cho chúng ta có nổi tiếng đến mức nào và có đạt được bao nhiêu sự thành công đi chăng nữa, thì điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người. Nó được xây dựng dựa trên cách chúng ta đã từng sống và yêu thương, cách mà chúng ta đi qua trong cõi đời này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, giữa sự xô bồ, náo nhiệt, chúng ta hãy nên dừng lại một chút để quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh và để yêu mến họ nhiều hơn, kể cả những người không quen biết. Đó mới là cuộc đời thật sự, để khi bước qua bên kia lằn gạch nối, chúng ta sẽ không phải hối tiếc về điều gì.

[Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 06]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này.

Câu 3. Tại sao nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên khi đọc bài thơ “Lằn gạch nối” của Linda Ellis ?

Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm]

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói “điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người.” được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2.Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã miêu tả những phản ứng của người đàn bà hàng chài. Trước những trận đòn man rợ của người chồng, người đàn bà ấy đã “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. Nhưng khi thằng Phác, con trai chị xông đến đánh cha mình để bảo vệ cho mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai ngã dúi xuống đất thì như “có một viên đạn đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, lảm rỏ xuống những dòng nước mắt”.

[Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giao dục, 2015]

Phân tích hình ảnh người đàn bà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người.

Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. Đọc hiểu

Đoạc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết để đạt được hạnh phúc.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó…. anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp.

Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp tòa lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao.

“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu “trong lúc đi xem thì anh cầm theo một muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”. Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái. “Sao?” ông hỏi “Anh đã thấy cái tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chứ?”. Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?” anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó. “Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngẫm cho kĩ những thứ tuyệt mỹ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”. Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy. “Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi”, nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi. “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.

[Nhà giả kim – Paulo Coelho, tr.50,51,52]

Câu 1:Đặt tên và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2:Chi tiết “anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.

Câu 4:Nêu hai bài học mà anh/chị rút ra từ câu chuyện.

II. Làm văn

Câu 1:

Hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 từ] trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

[Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục]

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

[Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục]

Lời giải chi tiết

I. Đọc hiểu

Câu 1:

- Tên văn bản: Bí quyết để hạnh phúc.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

Câu 2:

- Chi tiết đó thể hiện khát vọng, mong muốn, sự kiên trì của anh con trai trong hành trình tìm cách để được hạnh phúc.

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ [hai giọt dầu].

=> Tác giả muốn nhấn mạnh, sống trong cuộc đời phải biết tận hưởng tận cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng đem đến nhưng cũng không quên gìn giữ, trân trọng những giá trị giản dị mà quan trọng của cuộc sống: gia đình, bạn bè,..

Câu 4:

- Hạnh phúc là do mỗi người vun trồng, xây dựng, không ai có có thể dạy chúng ta hạnh phúc.

- Hạnh phúc là khi được hưởng thụ mọi tinh hoa, vẻ đẹp trong cuộc sống nhưng cũng không quên đi những giá trị bền vững, cốt lõi nhất của mỗi người, đó chính là gia đình.

II. Làm văn

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

- Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.

*Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa của hạnh phúc

+ Khiến bản thân luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.

+ Lan tỏa niềm hạnh phúc với mọi người xung quanh.

- Làm thế nào để hạnh phúc.

+ Biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Nhưng không vì vậy mà không ngừng nỗ lực, cố gắng.

+ Cân bằng giữa mọi thứ trong cuộc sống. Có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi cám dỗ trong cuộc đời.

+ Luôn trân quý những thứ tình cảm giản dị mà đẹp đẽ trong cuộc đời, như tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,…

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Hiện nay, ta đang sống trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên phần nào thoả mãn được nhu cầu của con người. Vì thế quan niệm về hạnh phúc cũng phần nào thay đổi.

- Nhưng hạnh phúc không phải chỉ là những điều to lớn mà còn nằm trong những việc gần gũi, giản dị hằng ngày mà đôi khi ta đã vô tâm mà bỏ lỡ. Vì thế, biết cách cảm nhận những rung động từ cuộc sống thường nhật đôi khi lại đem đến những niềm hạnh phúc rất dạt dào.

- Để niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn mỗi ngày, mỗi con người nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ tốt và một trái tim luôn rộng mở để có thể cảm nhận vẻ đẹp từ cuộc sống.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào thơ Mới. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi, nhiều “đau thương” nhưng sức sáng tạo lại rất dồi dào, mạnh mẽ.

- Đây thôn Vĩ Dạlà một trong những thi phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ lấy cảm hứng từ tấm bưu ảnh của một người con gái xứ Huế gửi cho ông khi ông đang trong tình trạng cô đơn, xa cách với tất cả. Nhưng nó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu đơn phương mãnh liệt mà vô vọng, là nỗi khát sống, niềm thiết tha gắn bó với cuộc đời của một thi sĩ gặp “hoạn nạn nơi trần thế” khi tuổi còn rất trẻ.

- Bài thơ được xếp trong tậpThơ Điên[sau đổi thànhĐau thương].

- Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Hồn thơ của ông phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lình Tây Tiến và xứ Đoài [Sơn Tây] của mình.

- Tây Tiếnlà một trong những thi phẩm xuất sắc của Quang Dũng. Bài thơ được in trong tậpMây đầu ô[1986].

2. Phân tích hai khổ thơ

2.1 Khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

- Câu 1: Cõi người được cụ thể hóa trong hình bóng giai nhân:

+ “Khách đường xa”: có thể hiểu là người ở thôn Vĩ Dạ, cũng có thể hiểu là chính nhà thơ. Điệp từ “khách đường xa” gợi sự xa xôi, cách trở.

+ “Mơ”: cõi mộng, không phải ở cõi thực, không thể nắm bắt.

- Câu 2:

+ “Trắng quá”: cực tả sắc trắng ở mức độ tột cùng.

=> Cảm giác thay thế bằng ảo giác, hình ảnh thay thế bằng ảo ảnh, hình bóng giai nhân mất hết đường nét, chỉ để lại một khoảng trống hẫng hụt trong cõi lòng thi nhân.

=>Hướng ra ngoài kia để rồi nhận cảm giác hẫng hụt, đành quay về thế giới trong mộng tưởng.

- Câu 3:

+ “Mờ nhân ảnh”: thiếu vắng tình người => nỗi đau nhất, chỉ khao khát mà không thể làm gì được.

+ Sợi dây giao nối duy nhất là tình cảm => vô hình.

- Câu 4:

+ Đặt câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” với 2 đại từ phiếm chỉ, gợi 2 cách hiểu:

> “Ai” chính là cô gái ngoài kia, là Hoàng Thị Kim Cúc là cõi người, có biết được tình cảm của Hàn Mặc Tử đậm đà hay không?

> “Ai” là mình ở trong này có biết được người ngoài kia có dành tình cảm đậm đà cho mình hay không.

=>Sự hoài nghi, băn khoăn vì sợi dây giao nối quá mong manh.

=>Sự cô đơn trống vắng, khao khát yêu thương đến khắc khoải của Hàn Mặc Tử.

=>Tình yêu người, yêu đời, yêu sống thiết tha của Hàn Mặc Tử.

2.2 Khổ thơ trong bài Tây Tiến – Quang Dũng: Bốn câu thơ cuối là bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương:

- Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

+ Không gian được bao trùm bởi một màn sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, như thực. Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm buông xuống.

+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp, phất phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiên như có linh hồn, “hồn lau” hài hòa với “hồn thơ” của những người lính đa cảm. Cũng có thể hiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con người miền Tây- những người lao động trên sông nước mênh mông.

- Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiếu nữ sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu tan vẻ dữ dội của “dòng nước lũ” hung hãn

+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung

+ Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng của người đẹp như vậy:

- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi [đoạn 1]

- Kìa em xiêm áo tự bao giờ

- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm [đoạn 3]

=> Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút lãng mạn, mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhàng hơn…

- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã cách xa với Tây Tiến cả về không gian và thời gian…

2.3So sánh sự giống và khác nhau:

* Giống nhau:

- Cả hai đoạn thơ đều sử dụng bút pháp lãng mạn.

- Khung cảnh hiện ra trong tâm tưởng, trong kí ức.

- Đều có sự xuất hiện của bóng dáng “người đẹp”.

- Cảm xúc đều đặt trong hoàn cảnh của sự chia li, trong những dự cảm về sự khó có thể tái ngộ.

* Khác nhau:

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Đây thôn Vĩ Dạ ra đời trong thời kì thơ Mới với hoàn cảnh cá nhân rất đặc biệt của tác giả - đó là khi ông bị bệnh. Bài thơ được viết trong tâm thế của một kẻ sắp chết, là lời từ biệt với cuộc đời.

+ Tây Tiến được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhân vật trữ tình là một người lính với tình thần anh dũng và tâm hồn lãng mạn.

- Cảm hứng:

+ Hàn Mặc Tử viết bài thơ từ cảm hứng của tấm bưu thiếp được gửi từ người con gái mà tác giả thầm thương trộm nhớ - tình yêu đơn phương. Dù có thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết, nhưng trong sâu thẳm ta vẫn cảm nhận thấy nỗi cô đơn, tuyệt vọng của ông.

+ Quang Dũng viết bài thơ từ nỗi nhớ về vùng đất “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” và những người đồng đội đã cùng mình vào sinh ra tử. Tác phẩm mang cảm hứng bi tráng, nói về những cái chết nhưng không hề bi lụy.Văn bản là bài ca ngợi ca vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, hào hùng của họ.

* Lí giải: Hai yếu tố phong cách và thời đại chi phối.

+ Hàn Mặc Tử: xuất hiện trong phong trào thơ Mới với một hồn thơ nhuốm màu sắc bi thương.

+ Quang Dũng: xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa, hồn hậu.

3. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 31 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 31 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 32 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 32 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 33 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 33 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 34 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 34 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ nhặt - Kim Lân. Câu 1: Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Câu 1: - Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây Bắc:

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa

Cập nhật ngày 13/05/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa với 2 mẫu đề về đoạn trích trong tác phẩm mà em có thể thử sức tại nhà.

Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án
Mục lục bài viết

Bạn muốn tìmtài liệuđề thi thử tốt nghiệp thpt môn văn 2021 để thử sức mình? Hãy cùng chúng tôi tham khảo đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xadựatheo chuẩn cấu trúc đề thimôn văn của Bộ GD&ĐT đã ra.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử thpt quốc gia 2021này:

Đề thi thửmôn văn bài Chiếc thuyền ngoài xa

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa mẫu số 1

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích:

Ích kỉ và biết yêu bản thân đúng cách là hoàn toàn đối lập nhau.

Sự ích kỉ và sự yêu bản thân một cách lành mạnh cần được phân biệt rõ.

Con người ích kỉ thích mình là trung tâm của sự chú ý, thích được công nhận và không quan tâm đến người xung quanh.

Trong khi đó, yêu bản thân làm cho chúng ta tôn trọng mong ước của chúng ta cũng như của những người khác hơn. Có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy tự hào về bản thân mình vì những cái mình đạt được mà không cần nói cho tất cả mọi người biết và chấp nhận những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân.

Một tình yêu bản thân lành mạnh sẽ không buộc chúng ta phải giải thích vì sao chúng ta đi nghỉ, hay phải mua giày mới, hoặc chiều chuộng bản thân mình tí chút. Chúng ta cảm thấy thoải mái khi làm việc này hay việc kia làm cho đời sống chúng ta tốt đẹp hơn lên.

Khi chúng ta thực sự coi trọng giá trị của mình, không cần phải nói với người ngoài là chúng ta tốt hay giỏi như thế nào. Chỉ có người không thuyết phục được bản thân là họ có giá trị thật sự thì mới oang oang với mọi người về lòng tốt của mình.

[Andrew Matthews - Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Tập 1, NXB Trẻ, 2011, tr. 24-25]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, sự ích kỉ và yêu bản thân một cách lành mạnh khác nhau như thế nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi chúng ta thực sự coi trọng giá trị của mình, không cần phải nói với người ngoài là chúng ta tốt hay giỏi như thế nào?

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] trình bày suy nghĩ về tác hại của lối sống ích kỉ.

Câu 2 [5,0 điểm]

Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau:

Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.

- Phác, con ơi!

Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.

Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.

[Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 72-73]

_ Hết _

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa mẫu số 2

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích:

Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về...

Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.

[Trích 10 quy luật cuộc sống – Dan Sullivan Catherine Nomura,

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49-50]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, ai sẽ là người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con người tiến bước xa hơn trong công việc.

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Câu 2 [5,0 điểm]

Phân tích vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau:

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

[Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.70]

_ Hết _

Đáp án đề thi thửmôn văn bài Chiếc thuyền ngoài xa

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.Điểm khác nhau giữa sự ích kỉ và yêu bản thân một cách lành mạnh:

+ Người ích kỉ thích mình là trung tâm của sự chú ý, thích được công nhận và không quan tâm đến người xung quanh.

+ Còn yêu bản thân là tôn trọng mong ước của mình cũng như của những người khác; cảm thấy tự hào vì những cái mình đạt được nhưng cũng biết chấp nhận cả những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân.

Câu 3.

Ý kiến được hiểu là:

+ Khi ta thực sự coi trọng giá trị bản thân, tức là nhận biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình; biết cách phát huy tối đa những tiềm lực vốn có và sửa chữa những khuyết điểm để hoàn thành tốt các công việc đảm nhận..., cộng đồng, xã hội sẽ ghi nhận thành quả của chúng ta mà không cần ta phải nói ra bằng lời.

+ Một lời khuyên đối với mỗi người: cần biết coi trọng giá trị của bản thân mình.

Câu 4.

HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau:

Mỗi người cần biết tự hào và yêu bản thân một cách lành mạnh.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau:

Lối sống ích kỉ là lối sống của những người chỉ biết có mình, vì mình, chỉ sống cho bản thân, lo cho lợi ích bản thân mà không quan tâm tới những người khác. Lối sống ấy không chỉ làm hại chính bản thân người đó mà còn làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Người sống ích kỉ sẽ bị mọi người xa lánh nên sẽ có một cuộc sống cô độc, buồn tẻ. Vì thờ ơ với cộng đồng, với những người xung quanh nên khi gặp khó khăn, họ sẽ không được ai giúp đỡ... Nếu xã hội có nhiều người ích kỉ thì chắc chắn xã hội đó sẽ không thể tiến bộ, văn minh và phát triển được.

Câu 2.

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

* Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài:

+ Tâm trạng và hành động của nhân vật được đặt trong tình huống: nhân vật bị gã chồng đánh đập một cách thô bạo; đứa con [thằng Phác] vì thương mẹ, bảo vệ mẹ nên đánh lại bố và bị bố tát cho ngã dúi xuống cát. Người bố đánh Phác rồi bỏ đi.

+ Tâm trạng: đau đớn về thể xác và tinh thần; xấu hổ, bất lực, nhục nhã vì không thể bảo vệ, che chở và không thể cho con một cuộc sống bình yên.

+ Hành động: ôm con, chắp tay vái lạy con thể hiện tình thương yêu con, muốn tạ lỗi với con, lo sợ con làm điều dại dột với bố; buông con ra đi theo chồng thể hiện sự chấp nhận số phận.

+ Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện qua một tình huống đặc sắc; ngôn ngữ kể kết hợp miêu tả tự nhiên, sinh động; hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa triết lí; giọng điệu cảm thương,...

* Đánh giá:

+ Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài nói lên tình thương con, ý thức vị tha sâu sắc của một người mẹ.

+ Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo và phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2.

Người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào là:

+ những người tự hào với kết quả công việc của mình

+ luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức.

Câu 3.

Những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con người tiến bước xa hơn trong công việc:

+ Niềm vui, sự phấn khởi

+ Những thử thách mà công việc mang đến

+ Lòng tự hào về những gì làm được.

Câu 4.HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau:

Tình yêu đối với công việc là động lực để con người đạt được thành công.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau:

Tinh thần trách nhiệm trong công việc là phẩm chất quan trọng của mỗi người được thể hiện thông qua cách làm việc cụ thể. Tinh thần trách nhiệm trong công việc giúp con người có thái độ làm việc hăng say, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao; tạo ra động lực thúc đẩy con người hoàn thiện bản thân; đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 2.

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

* Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng:

+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong tình huống: Sau nhiều ngày “phục kích”, nghệ sĩ Phùng vẫn chưa chụp được bức ảnh nào. Điều kì diệu của nghệ thuật đã bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng, khi anh nhìn thấy một chiếc thuyền buồm trên mặt biển xa.

+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa: trong cảm nhận của Phùng, đó là cảnh đắt trời cho quý giá, hi hữu; là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ... một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích – vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, lí tưởng, thánh thiện.

+ Tâm trạng nhân vật Phùng: cái đẹp đã đem đến cho Phùng xúc động mãnh liệt, niềm hạnh phúc ngập tràn, anh thấy bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong giây phút thăng hoa của cảm xúc, người nghệ sĩ còn như phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức... khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn – sự giác ngộ, nhận thức về sức mạnh kì diệu của cái đẹp nghệ thuật đối với con người.

+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền và tâm trạng nhân vật Phùng được thể hiện qua một tình huống đặc sắc; nghệ thuật kể chuyện ở ngôi thứ nhất với ngôn ngữ kể kết hợp miêu tả chân thực, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc; biện pháp so sánh giàu sức gợi...

* Đánh giá:

+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa qua cảm nhận và tâm trạng nhân vật Phùng cho thấy sự đam mê nghệ thuật, tư chất nghệ sĩ và trái tim hướng thiện của người nghệ sĩ chân chính.

+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng còn cho thấyquan niệm của Nguyễn Minh Châu về cái đẹp và nghệ thuật: cái đẹp phải gắn liềnvới cái thiện; nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống.

-/-

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu thêm 2 mẫuđề thi thử tốt nghiệp THPTmôn Văn bài Chiếc thuyền ngoài xa có đáp ántheo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục tại đây. Các em có thể tham khảo thêm nhiềuđề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn của các tỉnhkhác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xa [Nguyễn Minh Châu]

THPT Sóc Trăng Send an email
0 14 phút

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa [Nguyễn Minh Châu] là một trong các bài học thuộc môn Ngữ văn lớp 12. Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xadưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Các đề đọc hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xahay
    • 1.1 Đề số 1 –
    • 1.2 Đề số 2 – Hình ảnh người đàn bà làng chài

Video liên quan

Chủ Đề