Tại sao người Việt Nam lại phải học tiếng Anh

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này - đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Vẫn có thể đặt dấu hỏi về mức độ chính xác của khảo sát này vì chỉ dựa vào bài kiểm tra miễn phí làm trên mạng, tức những người tham gia là tự nguyện có thể tiếng Anh đang yếu nên mới tìm cách học thêm. Điểm số khảo sát vì thế không đại diện cho năng lực tiếng Anh của người Việt nói chung và khó lòng có thể so sánh với điểm số của nước khác. 

Thế nhưng khi so sánh với chính mình, không thể phủ nhận xu hướng năng lực tiếng Anh, ít nhất là của người Việt tham gia khảo sát của EF, “ngày càng giảm sút” để đi tìm nguyên nhân và giải pháp.

Các dữ kiện khác cũng cho thấy so với các môn học khác, kết quả học môn tiếng Anh của học sinh Việt Nam là kém. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trong khi điểm trung bình các môn văn và toán của thí sinh là 6,6, điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ ở mức 4,5 - là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5; đến 63,1% thí sinh đạt điểm dưới trung bình; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4 điểm - một mức rất thấp so với các môn thi khác. Phổ điểm môn tiếng Anh lệch sang trái, tức số thí sinh có điểm dưới mức trung bình năm nào cũng cao, đã kéo dài trong mấy năm nay.

Trong khi đó, mức độ đầu tư của toàn xã hội và từng gia đình, từng vị phụ huynh cho con em học tiếng Anh là rất cao, cao hơn hẳn các môn khác. Chưa từng có môn học nào có sự phân biệt đối xử với học sinh như môn tiếng Anh: đóng thêm tiền thì được vào học chương trình nâng cao, tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường. Đóng thêm tiền thì được học với giáo viên người nước ngoài, học sách của nước ngoài. 

Đó là chưa kể nhiều phụ huynh cho con em đi học thêm tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, với mức học phí cao gấp mấy lần các môn khác. Có người nói nửa đùa nửa thật: biết đâu nếu để việc học tiếng Anh bình thường như các môn khác, có khi kết quả lại khả quan hơn!

 

 Xếp hạng EF khu vực châu Á

Phải nói thẳng với nhau việc dạy và học tiếng Anh không có hiệu quả trước hết bởi năng lực các thầy cô môn này đa phần là còn yếu. 

Một lần nữa, đây không phải là nhận định của người viết mà là kết quả khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên tại nhiều địa phương: Cách đây mấy năm báo chí đã đưa tin địa phương nào cũng vậy, vài trăm giáo viên tham dự khảo sát, số đạt chuẩn chỉ có vài người; trên bình diện toàn quốc, tỉ lệ đạt chuẩn chỉ vào khoảng 2 - 3%. Giáo viên được đào tạo theo kiểu cũ, chú trọng nhiều đến ngữ pháp, dịch; nay khảo sát cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn châu Âu thì tỉ lệ đạt thấp không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng nguy hiểm nhất là giáo viên tiếng Anh dạy ở bậc tiểu học lấy từ nhiều nguồn khác nhau, phát âm không chuẩn, dạy các em đọc sai ngay từ đầu, sau này rất khó sửa.

Do yếu về năng lực giao tiếp, việc giảng dạy trở nên máy móc, chủ yếu dạy về ngôn ngữ tiếng Anh chứ hoàn toàn không xem nó là một phương tiện giao tiếp. Đối với hầu hết giáo viên, với mỗi bài học trọng tâm là dạy cách dùng thì, khi dạy câu bị động, khi thì dạy cách sử dụng giới từ cho đúng. 

Với họ, dạy cho học sinh làm đúng bài tập, bài thi là ưu tiên số một nên giờ học thành giờ dạy các mánh lới làm bài thi. Họ không hề xem bài đọc là một nội dung cần đọc để hiểu rồi thảo luận, trao đổi, hỏi đáp về nội dung đó.

Học sinh cũng vậy: lúc ở lớp nhỏ, các em còn hăm hở sử dụng vài ba câu tiếng Anh mới học để đối đáp với bố mẹ ở nhà, qua lớp lớn là hết, rất ít em nhớ rằng những câu tiếng Anh vừa học là để nói với người nước ngoài nhằm mục đích giao tiếp. 

Với bài đọc tiếng Anh, phản ứng đầu tiên của nhiều em là cố dịch ra tiếng Việt để xem bài nói chuyện gì, rồi chăm chăm chú ý đến các phần thường hỏi trong bài thi đọc hiểu. Không mấy em nhận ra những điều hấp dẫn, bổ ích, mới lạ mà bài đọc cung cấp cho các em, hay cách viết, cách diễn đạt, cách dùng từ thú vị, độc đáo... trong văn bản. 

Bản chất của việc học ngoại ngữ là luyện tập, cứ luyện đều như múa quyền để khi cần bật ra đánh trúng; chứ học ngoại ngữ mà nghiền ngẫm để làm bài tập như toán, như hóa thì làm sao không yếu dần cho được.

Để thay đổi, không thể một sớm một chiều đào tạo lại giáo viên, cần phải dựa vào công nghệ. Có thể tổ chức các lớp tập huấn để đào tạo giáo viên cách sử dụng các ứng dụng phục vụ việc dạy như từ điển có phát âm, phần mềm đọc to văn bản, thậm chí cả Google Translate để thầy cô tham khảo xem máy dịch như thế nào. 

Từ đó, trên lớp các thầy cô không cần trực tiếp dạy học sinh nữa mà để các em luyện tập với nhau, mẫu sẽ là máy đọc theo giọng của người bản ngữ. Chỉ đến khi nào, ví dụ với một học sinh lớp 3 bắt đầu học tiếng Anh, suốt một học kỳ không viết chữ tiếng Anh nào vào vở nhưng thuộc nhiều bài hát, thuộc nhiều mẩu đối thoại để đóng kịch với bạn hay kể được các mẩu chuyện ngắn trước lớp - lúc đó mới xem giáo viên đã thành công.

Lớp lớn cũng vậy, thầy cô không cần chăm chú dạy ngữ pháp, ra bài tập cho học sinh luyện để lấy điểm cao. Hãy để học sinh tự do tải về điện thoại các tự điển tiếng Anh có cả phát âm, tải chương trình dịch tự động, tải cả chương trình máy đối đáp với người như Google Assistant hay Siri. Cứ để học sinh quét bài đọc rồi nhờ Google Translate ngay từ đầu để các em thỏa mãn sự tò mò về nội dung bài. 

Thậm chí khi Google Translate dịch ngây ngô, điều đó cũng là một cách học: giúp các em đừng quá tin vào máy dịch mà xem đó như bước khởi đầu tương tự như khi dùng bách khoa trực tuyến Wikipedia. 

Sau đó tổ chức để các em lên nói về bài đọc, trình bày lại, các em khác đặt câu hỏi để tranh luận, cãi nhau về nội dung vừa học. Nói chung, không cần dạy gì nhiều ngoài việc cho học sinh gần như học thuộc lòng bài đọc để ai hỏi gì là có thể trả lời nhanh gọn, chính xác.

Để làm được điều này, cần giảm tải chương trình, cắt ngắn bài học, đơn giản hóa chương trình. Lớp nhỏ dạy đi dạy lại những câu giao tiếp bình thường trong cuộc sống, giúp các em nói trôi chảy nằm lòng; sao cho ít nhất khi vào trung học cơ sở các em có chừng vài trăm câu đã thông thạo để khi cần là đem ra sử dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. 

Lớp lớn bài đọc đơn giản hơn bây giờ nhưng mang tính thời sự hơn, chẳng hạn nói về những thay đổi trong cuộc sống ở thế kỷ 21. Làm sao để bản thân nội dung là mới, là hấp dẫn, gây tò mò ở học sinh, như cuộc tranh luận về mạng 5G có gây hại cho sức khỏe hay không. Học sinh có tò mò thì mới có động lực tìm hiểu bài đọc, tìm mọi cách để hiểu nội dung và nhớ nội dung để trình bày lại. 

Chừng nào động lực học tiếng Anh là vì điểm số chứ không phải vì muốn sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, chừng đó khó lòng cải thiện thứ bậc xếp hạng Việt Nam so với các nước khác.

Ngày xưa người ta thường gọi tiếng Anh là sinh ngữ, một phần do nó liên tục biến đổi, liên tục tiếp nhận cái mới, nghĩa mới, cách dùng mới. Cách dạy, cách học bấy lâu nay xem nó như một tử ngữ kiểu ngày xưa người ta học tiếng Latin, bởi thế nên rất nhiều học sinh và kể cả giáo viên đã không thể nào hiểu được những khái niệm mới xuất hiện trong chừng 10 - 15 năm trở lại đây. 

Muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam, cần xem nó là sinh ngữ, tức nhìn nhận đấy chính là cầu nối giao tiếp, để học những nội dung mà nó chuyển tải, cách nó chuyển tải, bắt chước chuyển tải được như nó. Đừng xem bản thân tiếng Anh là đối tượng cần học mà chính là một công cụ ngôn ngữ để học những điều khác, để khi học sinh khi tranh luận, đối đáp, nếu các em có sai ngữ pháp cũng là bình thường. 

Sử dụng tiếng Anh tự nhiên, thường xuyên như một công cụ, tự các em sẽ hoàn chỉnh năng lực ngoại ngữ của mình bằng cách bắt chước người bản ngữ y như khi các em học tiếng mẹ đẻ vậy. ■

Theo thống kê giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2018 số trung tâm ngoại ngữ, tin học [bao gồm các loại hình trung tâm Anh ngữ, trung tâm tiếng Nhật và trung tâm ngoại ngữ - tin học] được cấp phép là 3.974, tăng 34,24% so với năm 2017. T5 Research - một công ty khảo sát thị trường của Việt Nam - dự báo năm 2020, con số này lên đến 5.533 trung tâm trên toàn quốc.

Youcan – Nếu bạn đang tự hỏi tại sao phải học tiếng Anh thì hãy xem xét 10 lý do đáng thuyết phục dành cho người mới bắt đầu ở dưới đây nhé. Bài viết không chỉ dành cho những người mới bắt đầu, mà còn cả những ai đang trong hành trình chinh phục tiếng Anh. Bởi có những lúc, bạn cần nhìn lại vì sao mình đã bắt đầu và có thêm chút động lực để tiếp tục.

#1 Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất

Tiếng Anh là ngôn ngữ bạn sẽ có thể sử dụng rộng rãi nhất. Vì nó được nói ở nhiều quốc gia hơn bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Tôi khuyên mọi người hãy dừng việc tập trung thời gian và nỗ lực vào việc học một ngôn ngữ nào đó; mà bạn sẽ hầu như không bao giờ có cơ hội để sử dụng.

Con số khổng lồ 60 trong số 196 quốc gia trên thế giới có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của họ như: Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand… Đó là ngôn ngữ của ngoại giao và ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc, NATO và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu; chưa kể đến nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung. Hơn nữa, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Tổng cộng, khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn thế giới; và một tỷ khác đang trong quá trình học nó.

Mọi người thấy đó, ngay từ lý do đầu tiên đã khẳng định cho bạn biết rõ ràng tại sao phải học tiếng Anh rồi đó.

#2 Tiếng Anh sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho bạn trong cuộc sống

Ngay cả ở những quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức; nó đã và đang được sử dụng như một ngôn ngữ chung.
Có khả năng nói tiếng Anh cho phép bạn giao tiếp hiệu quả ở nhiều quốc gia. Điều này mở ra nhiều khả năng cho bạn chọn lựa các công việc yêu thích, đam mê; chưa kể đến du lịch. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc bị lạc; khi bạn đi du lịch đến một quốc gia nói tiếng Anh. Vì bạn sẽ dễ dàng yêu cầu chỉ đường và thực hiện các chuyến tham quan. Tự đặt món ăn và trò chuyện với người dân địa phương. Điều đó sẽ không còn là sự căng thẳng khi không có hướng dẫn viên bên cạnh.

Tại sao phải học tiếng Anh – bởi vì bạn khác biệt

Hơn nữa, một vài nghề nghiệp liên quan rất nhiều đến quan hệ quốc tế như hàng không, du lịch và điện ảnh. Các công ty trong lĩnh vực này sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của họ. Họ có thể yêu cầu bằng cấp về trình độ tiếng Anh nhất định trước khi chấp nhận sử dụng bạn.
Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể nói tiếng Anh, bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều nghề nghiệp có thể lựa chọn hơn sau khi bạn học xong đại học.

#3 Tiếng Anh sẽ giúp bạn trong công việc kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp

Thông thạo ngôn ngữ thứ hai thể hiện rõ ràng một bộ não mạnh mẽ. Nó phản ánh một người đã dành nhiều thời gian, nguồn lực và cam kết cần thiết để làm chủ một ngôn ngữ khác. Việc thêm tiếng Anh vào CV của bạn sẽ đặc biệt hữu ích. Nó không chỉ là một ngôn ngữ đặc biệt phức tạp để nắm bắt; một thực tế phản ánh tốt về bạn vì đã làm chủ nó. Nhưng như chúng ta đã thấy, nó cũng là một ngôn ngữ vô cùng hữu ích để học; bởi vì rất nhiều quốc gia sử dụng nó. Bạn sẽ ở một vị trí cao cấp hơn trong các công việc ở nước ngoài. Nếu bạn đã đạt đến trình độ thông thạo tiếng Anh tốt.

Nên học tiếng Anh để phục vụ trong công việc kinh doanh

Tiếng Anh được gọi là “ngôn ngữ của doanh nghiệp”; và không khó để thấy tại sao. Nếu bạn có tham vọng trở thành một doanh nhân quốc tế. Điều quan trọng là bạn có thể nói tiếng Anh lưu loát. Ngay cả khi bạn không nghĩ đến việc sống và làm việc ở nước ngoài. Điều đó không có nghĩa là bạn không đưa tiếng Anh vào CV của bạn. Dưới đây là ba ví dụ:

Có khả năng nói tiếng Anh giúp bạn có thể tham dự; hoặc tổ chức các cuộc họp kinh doanh thương mại quốc tế. Cơ hội là cuộc họp sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh. Nếu bạn là người duy nhất trong nhóm của bạn có thể nói tiếng Anh; bạn có thể thấy mình luôn được đưa ra để tham dự các cuộc họp quan trọng. Thúc đẩy bản thân bậc thang sự nghiệp trong tiến trình.

Bạn sẽ có thể trợ giúp với bất kỳ khách hàng nói tiếng Anh nào. Điều này mang lại cho bạn cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng ở nước ngoài. Và khả năng xây dựng mối quan hệ là kỹ năng kinh doanh quan trọng giúp bạn có lợi thế. 

Nếu công ty bạn đang làm việc thuộc lĩnh vực tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Kiến thức về tiếng Anh của bạn có thể hữu ích cho việc dịch tài liệu tiếp thị; hoặc liên lạc với khách hàng hoặc triển vọng bán hàng. Kiến thức văn hóa bạn sẽ có được thông qua việc học tiếng Anh.  Cũng có thể có ích trong việc biết cách quảng bá sản phẩm và ý tưởng cho các quốc gia nói tiếng Anh.

“Tại sao phải học tiếng Anh ư? Bởi vì bạn đang sống trong một xã hội sử dụng tiếng Anh”

#4 Tiếng Anh giúp bạn tiếp cận với một số trường đại học tốt nhất thế giới

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của nền giáo dục đại học hiện đại. Các trường đại học lớn như Oxford, Cambridge, Harvard và MIT; chỉ là một vài trong số các trường đại học nổi tiếng chiếm các đỉnh cao của bảng xếp hạng giáo dục thế giới. Bạn cần nói tiếng Anh thành thạo để đạt điều kiện cần nhập học vào bất kỳ trường nào trong số này.

Trải nghiệm du học ở các trường danh tiếng

Với việc học và tốt nghiệp ở các trường danh tiếng thế giới. Bạn sẽ bắt đầu sự nghiệp với một tên lừng lẫy trên CV của mình. Nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Bạn sẽ cần phải làm một bài kiểm tra tiếng Anh trong quá trình nhập học.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của tiếng Anh trong trong thời đại ngày nay

#5 Tiếng Anh là ngôn ngữ của rất nhiều tài liệu vĩ đại nhất thế giới

Nếu bạn học tiếng Anh, bạn sẽ có thể thưởng thức tác phẩm của một số nhà văn nổi tiếng trên thế giới. Các tác phẩm của Shakespeare sẽ mang ý nghĩa mới khi bạn có thể nói tiếng Anh. Ngoài ra, bạn có thể mong đợi được thưởng thức những tác phẩm kinh điển có ảnh hưởng; như Wuthering Heights của Emily Bronte, và Animal Farm của George Orwell…và nhiều, nhiều hơn nữa. Cách duy nhất để đánh giá cao một tác phẩm văn học cổ điển là đọc nó bằng ngôn ngữ gốc. 

Kho tàng văn học khổng lồ bạn sắp tiếp cận với kiến thức từ tiếng Anh

#6 Tiếng Anh giúp bạn tham gia vào ngành truyền thông đa phương tiện

Những bộ phim có doanh thu cao nhất thế giới được sản xuất ở Hollywood. Không cần phải nói, chúng được làm bằng tiếng Anh. Đã bao nhiêu lần bạn được nhìn thấy một bộ phim bom tấn của Mỹ và đã thất vọng bởi không theo kịp với phụ đề nhịp độ nhanh? Và bao nhiêu lần bạn đã làm hài lòng một bài hát pop yêu thích; nhưng không thể hát theo vì nó bằng tiếng Anh vì bạn không biết các từ vựng?

Không còn phải xem phụ đề tiếng Việt với các bộ phim của Hollywood nữa

#7 Tiếng Anh đưa bạn tới tham dự các hội nghị và sự kiện quốc tế

Các sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội được tổ chức bằng tiếng Anh và các hội nghị quốc tế cũng vậy. Vì vậy, việc học tiếng Anh bây giờ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho bạn trong những năm tới.

Tự tin tham dự hội nghị, diễn đàn toàn cầu như The Olympic Games

Bạn sẽ không bao giờ biết – có thể có một nhà đầu tư hoặc khách hàng mới trong số đám đông của các đại biểu dự hội nghị, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn có thể liên lạc với họ!

#8 Tiếng Anh có một bảng chữ cái đơn giản

Bảng chữ cái tiếng Anh rất đơn giản so với rất nhiều ngôn ngữ khác. Cách phát âm và cách ghi nhớ cũng thuộc hàng dễ nhất, tương tự như tiếng Tây Ban Nha. Tuy vậy, với những người thân thuộc với chữ Hán như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì nó lại trở nên vô cùng khó khăn. Và điều này cũng hoàn toàn đúng với các quốc gia sử dụng tiếng Hindi như Ấn Độ. Còn lại, phần đông trên thế giới đều sử dụng hệ chữ latin nên sẽ ít bị bối rối khi học tiếng Anh. Đừng tự hỏi tại sao phải học tiếng anh nữa, bởi vì nó quá dễ để học phải không nào

#9 Tiếng Anh giúp bạn tiếp cận kiến thức rộng hơn

Bạn có biết rằng 55% trang web trên thế giới được viết bằng tiếng Anh không? Và ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất tiếp theo trên Internet là tiếng Nga [chiếm 6% số trang]. Vì vậy, kiến thức về tiếng Anh cho phép bạn khai thác nhiều hơn các nguồn lực trí tuệ của thế giới.

Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ của khoa học. Nếu bạn học tiếng Anh, bạn có thể truy cập vào một kho tàng lượng kiến thức khổng lồ có sẵn trên web. Bạn sẽ có thể tự học thêm bằng cách đọc sách và bài báo khoa học. Ví dụ bạn có thể tìm hiểu về những phát minh của nhà khoa học thiên tài Leonardo da Vinci trên kênh Youtube

Tất nhiên, tiếng Anh là cần thiết nếu bạn có ý định theo đuổi sự nghiệp khoa học. Trong Chỉ số trích dẫn khoa học, do Viện Thông tin khoa học biên soạn, ước tính 95% các bài viết được viết bằng tiếng Anh mặc dù chỉ có một nửa là từ các nước nói tiếng Anh. Tại Đại học Oxford hai phần ba sinh viên sau đại học đến từ bên ngoài nước Anh. Các sinh viên trong phòng thí nghiệm nghiên cứu hóa học của trường đại học thừa nhận rằng làm việc bằng tiếng Anh là một điểm thu hút quan trọng.

#10 Tiếng Anh là một thử thách trí tuệ tuyệt vời!

Tiếng Anh chắc chắn là một trong những ngôn ngữ dễ học ban đầu. Càng đi sâu, nó có đầy đủ các sắc thái, phát âm bất ngờ, các quy tắc kỳ lạ… Bạn cần kiên trì để đạt được mức độ lưu loát tốt.

Tạo ra những thử thách trong cuộc sống và bước qua nó

Nếu bạn đang tìm kiếm một thử thách mới, thì học tiếng Anh có thể là những gì bạn sẽ nên theo đuổi. Giúp bạn tự tin một mình trải nghiệm văn hóa mới, phát triển kỹ năng sống, gặp gỡ những người mới và tự tin hơn trong việc xử lý các tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

Tại sao phải học tiếng Anh sẽ không còn là câu hỏi bạn tìm kiếm

Vậy bạn có cảm thấy mình bị thuyết phục chưa? Nếu bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng Anh thì hãy cân nhắc đăng kí một khóa học ngắn hạn để xem khả năng của mình ở bất kì một trung tâm ngoại ngữ nào. Sau đó, trải nghiệm và kiểm chứng những điều đã định nghĩa ở trên nhé.

Video liên quan

Chủ Đề