Tại sao phải điều chỉnh thị trường chứng khoán

Vì sao thị trường điều chỉnh mạnh phiên 07/06? 

Chuỗi tăng điểm 6 phiên liên tiếp của VN-Index đã phải dừng lại trong phiên hôm nay [07/06]. Kết phiên, VN-Index giảm 15.27 điểm về mức 1,358.78 [giảm 1.11%]. Trong phiên, có thời điểm VN-Index giảm tới gần 26 điểm, đà giảm đã được thu hẹp về cuối phiên.

* Nhịp đập Thị trường 07/06: Cổ phiếu dầu khí vững vàng trong “tâm bão”

* 07/06: VN-Index đứng yên trong phiên sáng, chạy "mượt" hơn trong phiên chiều

Sàn HNX cũng có nhịp giảm mạnh trong phiên, HNX-Index giảm 11.13 điểm về còn 318.63 điểm [giảm 3.38%]. Nhóm VN30 giảm mạnh trong phiên hôm nay, VN30-Index giảm tới 24.25 điểm về 1,484.1 điểm [giảm 1.61%].

Ngân hàng là nhóm đè thị trường mạnh nhất trong phiên hôm nay. Đà giảm của các Large Cap ở nhóm này như BID, TCB, CTG, VCB, MBB, STB, ACB… kéo giảm VN-Index tới hơn 11 điểm. Nhóm chứng khoán cũng có một phiên đỏ lửa. Toàn bộ cổ phiếu chứng khoán đều giảm, trong đó có 5 mã giảm sàn.

Khóa học Online

Nhập môn Chứng khoán

 💡 Khai giảng: 17/06/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 36.8 ngàn tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán [CTCK] Yuanta Việt Nam, có 3 nguyên nhân chính cho phiên giảm hôm nay. Đầu tiên là VN-Index đã tăng mạnh trong thời gian gần đây dẫn tới P/E của chỉ số đã ở quanh mức 18 lần, không còn là mức hấp dẫn nữa.

Thứ hai là room cho vay margin đã ở ngưỡng rủi ro nên các CTCK không cho mua thêm, lượng đòn bẩy không tăng thêm mà có chiều hướng thu hẹp, giảm dần. Trước khi các CTCK tăng vốn giải tỏa trần margin thì nhà đầu tư sẽ có tâm lý e ngại mua vào.

Nguyên nhân cuối cùng là vấn đề về hệ thống, giá khớp lệnh trên bảng điện gần đây không hiển thị đúng khiến nhà đầu tư không theo dõi được để đưa ra giá đặt lệnh hợp lý. Thêm vào đó, các CTCK hạn chế hủy, sửa lệnh để tránh hiện tượng nghẽn lệnh dẫn tới họ sử dụng lệnh MP nhiều.

Ông Minh nhận định thị trường cần phải có nhịp điều chỉnh trước khi muốn vượt qua mốc 1,400 điểm của VN-Index. Việc vượt mốc này là khả thi song thị trường cần có nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục sau đà tăng nóng.

Theo ông Minh, các phiên tới, nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, không nên mua thêm cổ phiếu đã tăng mạnh như ngân hàng, chứng khoán, thép và nên chốt lời một phần. Nhà đầu tư nên tìm thêm cơ hội ở một số nhóm còn dư địa như bất động sản, hóa chất, bán lẻ.

Về phần mình, ông Lê Vương Hùng – Giám đốc Giám đốc Khối Kinh doanh Môi giới CTCK Rồng Việt [VDSC] đánh giá sau chuỗi tăng dài từ 1,250 lên 1,374 điểm, VN-Index có nhịp điều chỉnh là bình thường và đây là điều cần thiết cho quá trình tăng của thị trường. Một số thông tin như margin đang “căng”, Fed dự kiến tăng lãi suất trong trung, dài hạn có thể là tác nhân khiến thị trường điều chỉnh. Bên cạnh đó, ông Hùng chỉ ra ở mức PE quanh 19 lần thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh, tương tự như vào tháng 1 và tháng 4/2021.

Ở giai đoạn này, ông Hùng khuyến nghị nhà đầu tư sẽ cần có chiến lược đầu tư rõ ràng vì cơ hội dễ dàng kiếm lời ở các nhóm tăng nóng như ngân hàng, thép đã không còn. Sắp tới, thị trường sẽ phân hóa, điều chỉnh để tìm ra nhóm dẫn dắt mới. Do đó, nhà đầu tư nên thận trọng và lựa chọn các cổ phiếu có khả năng bảo toàn vốn và có dòng tiền chảy vào. Ông Hùng chỉ ra một số nhóm có thể chú ý như dệt may, xuất khẩu.

Đối với nhóm cổ phiếu thép, ông Hùng nhận định trong quý 3, giá thép sẽ chững lại khiến dư địa tăng đã không còn nhiều. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đã tăng giá cao hơn nhiều so với định giá, vì vậy cần điều chỉnh nhiều. Còn với nhóm chứng khoán, với điều kiện thị trường hiện tại, kết quả kinh doanh của nhóm này vẫn sẽ triển vọng. Do đó, nhịp điều chỉnh với nhóm này chỉ là tạm thời.

Chí Kiên

FILI

BizLIVE - Chuyên gia cho rằng, hiện nay câu hỏi quan trọng là thị trường đánh mất xu hướng tăng dài hạn hay chưa? Nếu chưa thì đợt điều chỉnh giảm này là cơ hội, còn nếu mất xu hướng dài hạn, đương nhiên không nên tham gia.

VN-Index vừa có tuần giảm mạnh với -3,33%, đặc biệt phiên cuối tuần. Nhiều nhà đầu tư "truy tìm" nguyên do. Song, chuyên gia cho rằng diễn biến đó không phải quá bất ngờ.

Thống kê cho thấy, từ 2020 đến nay có 53 phiên VN-Index giảm > 3%; tính riêng 2021 đã có 9 phiên giảm > 3%. Nhà đầu tư "cũng quen" và cần chủ động hơn với mức độ điều chỉnh mạnh như vậy.

Lần này, một mặt có phần lệch nhịp với thế giới bởi những yếu tố nội tại, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện yếu tố đầu cơ, đặc biệt là những tin đồn...

ĐIỀU CHỈNH LÀ HỢP LÝ VÀ KHÔNG KHÓ ĐOÁN

Ông Bùi Văn Huy, chuyên gia chứng khoán

Về diễn biến thị trường Việt Nam tuần qua, nếu ai đó thực sự tỉnh táo, khách quan và kỷ luật, không khó để lường trước diễn biến trong tuần, vì dấu hiệu suy yếu là rất rõ từ đầu tuần, chứ không phải đến cuối tuần.

Thị trường mang tính đầu cơ cao khi các cổ phiếu đầu cơ tăng nhanh và thu hút dòng tiền quá đà. Sau đó thanh khoản thị trường kém, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu trụ khi bước qua tuần mới; các yếu tố kỹ thuật thể hiện sự suy yếu, với sự phân kỳ xuất hiện trên các chỉ báo kỹ thuật [RSI, MACD…]; khối ngoại đẩy mạnh bán ròng.

Hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều điều chỉnh ít nhất 5-7% từ đỉnh. Do đó việc thị trường điều chỉnh trong tuần qua là không hề bất ngờ cho những ai tỉnh táo. Chỉ có điều thị trường Việt Nam giảm không trùng với những phiên giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới.

Các chỉ số chính của thị trường Việt Nam dễ bị chi phối bởi một số mã. Trong những phiên có thể giảm sâu, sự xuất hiện của một vài nhóm cổ phiếu như họ Vingroup hoặc Ngân hàng trong những phiên giữa tuần là đủ cứu chỉ số không giảm sâu. Nhưng những nhân tố trên không thể cứu thị trường mãi được khi phần lõi đang suy yếu.

Tại sao sự tăng/giảm lại không trùng với các phiên tăng giảm của thế giới? Điều này xuất phát từ một số những nguyên nhân. Các chỉ số chính của thị trường Việt Nam dễ bị chi phối bởi một số mã. Trong những phiên có thể giảm sâu, sự xuất hiện của một vài nhóm cổ phiếu như họ Vingroup hoặc Ngân hàng trong những phiên giữa tuần là đủ cứu chỉ số không giảm sâu. Nhưng những nhân tố trên không thể cứu thị trường mãi được khi phần lõi đang suy yếu.

Thị trường Việt Nam trong thời gian qua được dẫn dắt bởi kỳ vọng và hầu hết trong số đó chưa điều gì là sự thực. Tin đồn với văn bản hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, về gói kích thích kinh tế, về nới room ngân hàng… Các văn bản đề xuất ở đâu đó [chưa kiểm chứng] được truyền tay trên các trang mạng tạo hiệu ứng lớn.

Trong thời gian qua, tin đồn “có thể 3/12 sẽ họp về nới room một số ngân hàng…” rất phổ biến khiến nhóm ngân hàng có phiên tăng mạnh giữa tuần. Để rồi đến ngày 03/12 thật thì chẳng thấy có thông tin gì… khiến nhóm Ngân hàng bị bán tháo, kích hoạt phiên giảm điểm lớn.

Tóm lại, nhiều khi thị trường Việt Nam không đồng pha với thế giới vì các chỉ số rất dễ bị thao túng và nhiều câu chuyện riêng [câu chuyện riêng thật lẫn tin đồn].

Về rủi ro thị trường, trong đó có rủi ro margin. Nhân tố chính khiến thị trường tăng mạnh trong thời gian qua là dòng tiền mới F0 và dòng tiền margin. Hiện với mức chỉ số và thanh khoản trong quý 4, đương nhiên margin lại lập đỉnh mới, điều đó không thể bàn cãi. Tuy nhiên nếu tính vòng quay tổng lượng margin/ thanh khoản thị trường thì không phải ở mức cao. Do đó rủi ro margin không phải quá lớn nếu dòng tiền không rút ra, do đó dấu hiệu duy trì của dòng tiền và thanh khoản cần theo dõi kỹ.

Yếu tố cạn margin mang tính “kỹ thuật” của các CTCK đã được khắc phục sau khi nhiều CTCK tăng vốn thành công. Khi yếu tố này được khắc phục, quá trình “gồng” margin cũng sẽ hạn chế hơn khi nhà đầu tư nếu mua bán margin đã có thể linh hoạt hơn, do đó đây cũng là một yếu tố khiến rủi ro từ margin giảm xuống.

Thị trường điều chỉnh là hợp lý và không khó đoán. Các chỉ số chính trên thế giới đã rơi từ 5-7% trong các phiên gần đây, do đó mức giảm tương tự với VN-Index về 1.420-1.440 nếu có xảy ra cũng là điều không bất ngờ.

Câu hỏi quan trọng là thị trường đánh mất xu hướng tăng dài hạn hay chưa? Nếu chưa thì đợt điều chỉnh giảm này là cơ hội, còn nếu mất xu hướng dài hạn, đương nhiên không nên tham gia. Theo thống kê, hiện tại trên HOSE vẫn có khoảng trên 80% các cổ phiếu trên MA200. Về mặt thanh khoản, chưa xảy ra hiện tượng phân phối [khớp lệnh trên 50.000 tỷ trên HOSE], vùng chưa giảm đến mức đáng ngại. Do đó nhịp điều chỉnh 5-7%, hay thậm chí 10% cũng chưa có gì đáng lo.

Các yếu tố về chu kỳ kinh tế, vĩ mô và liên thị trường vẫn cho thấy Việt Nam trễ pha hơn một chút so với thế giới, do đó khả năng chứng khoán sẽ tạo đỉnh dài hạn sau các thị trường khác.

Thanh khoản hiện tại là yếu tố quan trọng. Hơn một năm trước, thanh khoản 5.000-7.000 tỷ trên HOSE vẫn có thể mang đến cơ hội, hiện tại thanh khoản trên 20.000 tỷ cũng không ngại gì với những cơ hội, chỉ cần biết kỷ luật và chọn lọc kỹ.

Các yếu tố về chu kỳ kinh tế, vĩ mô và liên thị trường vẫn cho thấy Việt Nam trễ pha hơn một chút so với thế giới, do đó khả năng chứng khoán sẽ tạo đỉnh dài hạn sau các thị trường khác.

Với nhà đầu tư, trước tiên cần phải nói lại về môi trường đầu tư biến động hơn, điều này tôi đã nhiều lần đề cập. Ở thị trường Việt Nam hay nhiều thị trường khác, biến động tăng lên là điều rất dễ thấy. Thị trường trở nên biến động hơn từ khi COVID xuất hiện. Từ 2020 đến nay có 53 phiên VN-Index giảm > 3%, trong thời gian COVID, thị trường có vẻ biến động hơn. Tính riêng 2021 đã có 9 phiên giảm > 3%. Phiên cuối tuần vừa qua, thị trường cũng đã giảm đến hơn 2,5%. Do đó nhà đầu tư cần phải thích nghi với sự biến động đó, không để bị động trong những tình huống bất ngờ.

Ngoài việc chọn đúng ngành, cổ phiếu để chớp lấy cơ hội thì kỹ năng quản trị rủi ro cũng là một yếu tố rất lớn để mang lại lợi nhuận. Như đã trình bày ở trên, biến động thị trường gia tăng, nhà đầu tư lại càng cần phải dự phòng mọi tình huống xấu. Đối với nhà đầu tư sử dụng margin, việc giữ margin hợp lý là rất cần thiết để tránh những nhịp biến động mạnh, làm sao tối thiểu có dư địa để cổ phiếu giảm 15-20% mà không bị margin call.

Cú giảm vừa qua đã cho nhà đầu tư thấy được thị trường không thể tăng một mạch mãi được. Do đó điều rất cần làm đó là phải biết kỷ luật, tiết chế trong những điểm mua nếu giao dịch ngắn hạn. Cú giảm tuần qua là không bất ngờ với những tín hiệu suy yếu mà chỉ cần khách quan thôi cũng dễ nhận ra. Mua mới, đặc biệt mua mới bằng margin trong những tình huống như vậy, đương nhiên là quyết định rất tệ rồi.

Chắt lọc hơn trong việc chọn cổ phiếu. Nhìn chung chọn cổ phiếu hiện tại phải dựa trên triển vọng ngành, cổ phiếu, dư địa cơ bản, có nền giá tương đối chặt và phải có câu chuyện đủ hấp dẫn thể thu hút dòng tiền chảy mạnh hiện tại.

Nói thì dễ nhưng thực hiện đầy đủ như trên thì không phải nhà đầu tư nào cũng làm được. Thiếu một hay một vài yếu tố trên, trong những tình huống cụ thể đều nảy sinh ít nhiều vấn đề.

CƠ HỘI CHO NGƯỜI ĐỦ KIÊN NHẪN

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam [CSI]

Thị trường chứng khoán tuần rồi giao dịch trong trạng thái tâm lý thận trọng của đa số nhà đầu tư. Ngay từ đầu tuần đã có những thông tin tác động đến thị trường, thế giới thì có biến chủng COVID mới, đa số các nước châu Âu và Mỹ đưa ra các hạn chế di chuyển với công dân tại nước có biến chủng mới. Thể hiện một thực tế ảnh hưởng cả nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vì quá trình mở cửa kinh tế chậm lại tương đối so với kỳ vọng mở lại ngay trong tháng 12 này.

Thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam đều giao dịch trong xu hướng tiêu cực trong tuần rồi. Nhà đầu tư trong nước từ đầu tuần đã có tâm lý thận trọng, đó là lý do vì sao có những phiên thanh khoản sụt giảm dần và ở phiên cuối tuần xuất hiện lực bán từ người nắm giữ cổ phiếu mất kiên nhẫn. Họ bán mạnh cổ phiếu, thậm chí bán giá sàn với nhóm đã tăng nóng thời gian qua liên quan ngành bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, nhóm penny, midcap theo hướng đầu cơ không đi kèm yếu tố cải thiện lợi nhuận kinh doanh.

Áp lực bán xuất hiện từ thứ 5, phiên cuối tuần xuất hiện nhà đầu tư bán trong tâm lý hoảng loạn, chỉ diễn ra khoảng 10 phút cuối phiên chiều, phiên ATC. Khi lực bán không chỉ lớn ở cổ phiếu tăng nóng mà bán cả ở cổ phiếu nhóm VN30, đặc biệt ở phiên ATC. Việc giảm giá lan sang cả cổ phiếu bluechip là trụ đỡ nên điểm số giảm sâu với thanh khoản tăng lên.

Ngoài nhà đầu tư nội thận trọng, hoảng loạn, mất kiên nhẫn thì trong tuần qua, NĐTNN tuần qua bán ròng hơn 2.500 tỷ cũng là một áp lực lên thị trường chung.

Tôi nghĩ, với nhà đầu tư trong nước, có thể dùng hai từ mất kiên nhẫn, hoảng loạn thiếu căn cứ trong tuần qua. Thực tế, với những cổ phiếu tăng rất nóng mà giảm là bình thường, không ảnh hưởng ảnh hưởng quá lớn tới thị trường. Tuy nhiên, làn sóng đầu cơ thu hút nhiều nhà đầu tư vào cuộc chơi đó. Khi cổ phiếu penny, midcap, đầu cơ tăng nóng điều chỉnh mạnh, tạo sự mất mát lớn cho nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư này trong danh mục của họ có cả cổ phiếu bluechip và khi cổ phiếu đầu cơ, penny giảm, danh mục bị tổn thất nặng thì tâm lý họ tệ, họ bán danh mục thì bán cả cổ phiếu bluechip.

Bản thân cổ phiếu bluechip trong VN30 thời gian qua không tăng nhiều, thậm chí nhóm ngân hàng hay thép còn đang giao dịch ở đáy của 6-7 tháng nhưng cũng bị bán mạnh thời gian qua thì rõ ràng nhà đầu tư đã mất kiên nhẫn do ảnh hưởng tiêu cực từ cổ phiếu penny, midcap giảm quá sâu.

Rất có thể tuần này chúng ta lại thấy câu chuyện ngược lại, những cổ phiếu bluechip hồi phục mạnh mẽ và là trụ đỡ cho thị trường.

Rất có thể tuần này chúng ta lại thấy câu chuyện ngược lại, những cổ phiếu bluechip hồi phục mạnh mẽ và là trụ đỡ cho thị trường.

Hiện tại nhà đầu tư F0 ở Việt Nam rất nhiều, khi họ hành động thường xảy ra tình trạng thái quá, mua quá bán quá, hưng phấn có thể cắm đầu mua, lúc sợ hãi bán không cần suy nghĩ nhiều. 90% là nhà đầu tư cá nhân thì trong đó 30- 40% là nhà đầu tư mới thì thị trường khó tránh khỏi những biến động mạnh trong ngắn hạn.

Nhưng đây lại là cơ hội cho người đủ kiên nhẫn, bình tĩnh có lực mua lớn khi thị trường điều chỉnh. Chính vì vậy quá trình hoạt động trên thị trường, nhà đầu tư rất quan trọng phương pháp quản trị danh mục, quản trị rủi ro trong từng giai đoạn, là một nghệ thuật và chỉ người có kinh nghiệm, có khả năng xử lý tình huống khó để tránh mua bán theo phong trào, theo tâm lý, cảm xúc.

Với nhà đầu tư đang có tỷ lệ tiền mặt, giai đoạn này rõ ràng là cơ hội lớn để nghiên cứu những cổ phiếu bluechip có kết quả kinh doanh tích cực, tăng trưởng cao, giá đã điều chỉnh sâu, khi hồi phục thì có lợi nhuận ngay.

Với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu tên thị trường thì không nên quá bi quan, hoảng loạn vì như đã phân tích ở trên thì trung dài hạn có những yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn dư địa nhiều, do đó thị trường có thể vững vàng đi lên lại chứ không phải sập liên tiếp như nhiều người lo ngại.

Còn với nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu mà margin quá nhiều nên cân nhắc góc độ danh mục đã hợp lý chưa, margin nếu quá nhiều ở cổ phiếu penny, midcap ở trong xu hướng giảm giá mạnh thì rõ ràng đang đối mặt với rủi ro, nên cấu trúc lại, ít nhất cắt giảm margin, duy trì trạng thái danh mục để chờ đón hồi phục ngắn hạn của nhóm cổ phiếu này.

Đây lại là cơ hội cho người đủ kiên nhẫn, bình tĩnh và có lực mua lớn khi thị trường điều chỉnh.

Nếu margin ở cổ phiếu bluechip thì cũng không đáng lo ngại vì bluechip trong VN30 đã ở vùng nền giá thấp, việc triển vọng giảm mạnh hơn nữa sẽ khó hơn việc các cổ phiếu này hồi phục ở mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 4.

Tôi nghĩ hiện thị trường đã giảm về quanh 1.440 - 1.450 điểm, vùng hỗ trợ rất mạnh của chỉ số này là 1.420 - 1.430 điểm. Thị trường hoàn toàn có thể hồi phục mạnh mẽ trở lại nếu có chạm về vùng này.

Tôi tin rằng VN-Index cuối năm nay có thể tiến lại gần 1.500 điểm, thậm chí trong điều kiện tích cực cổ phiếu bluechip hồi phục mạnh mẽ thì có thể vượt 1.500 điểm ngay trong năm nay. Còn trong quý 1/2022 còn nhiều yếu tố tích cực hơn nữa tôi tin mặt bằng giao dịch của VN-Index còn cao hơn 1.500 điểm.

Video liên quan

Chủ Đề