Tại sao phải hoàn thuế GTGT

Ông Hà hỏi, nếu ông đặt số tiền xin hoàn vào chỉ tiêu [42] ["Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn"] trên tờ khai thuế GTGT kỳ tháng 5/2021 thì khi làm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách, kỳ đề nghị hoàn thuế có bắt buộc phải từ tháng 8/2019 đến tháng 5/2021 không?

Trường hợp Công ty đặt chỉ tiêu hoàn thuế trên tờ khai thuế GTGT tháng 5/2021 nhưng khi làm Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Công ty chỉ đề nghị hoàn thuế từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2020 thì có được chấp nhận không?

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 2: Sửa, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính [đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính] như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a] Cơ sở kinh doanh trong tháng [đối với trường hợp kê khai theo tháng], quý [đối với trường hợp kê khai theo quý] có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu [bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên] nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân [x] với 10%...”.

Căn cứ mục 2 Phần II nội dung quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế GTGT bằng phương thức điện tử [Ban hành kèm theo Quyết định số 2790/QĐ-BTC ngày 27/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính] quy định:

“… Chỉ tiêu “đến kỳ” người nộp thuế phải khai trùng khớp với kỳ tính thuế mm/yyyy hoặc Qx/yyyy của Tờ khai thuế có chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế tương ứng với Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách Nhà nước…

- Người nộp thuế khai số tiền đề nghị hoàn thuế phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền đề nghị hoàn thuế đã khai trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng có kỳ tính thuế trùng với kỳ đề nghị hoàn thuế của Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN, cụ thể:

Đối với trường hợp hoàn xuất khẩu: là Chỉ tiêu 42 trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT…”.

Căn cứ Công văn số 2035/TCT-KK về việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT để hoàn thuế quy định:

“… - Trường hợp người nộp thuế có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT, đã khai số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết trong kỳ vào chỉ tiêu chuyển khấu trừ kỳ sau [chỉ tiêu 43 “Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau” trên tờ khai 01/GTGT hoặc chỉ tiêu 32 “Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau” trên tờ khai 02/GTGT] và không khai [hoặc đã khai] chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế [chỉ tiêu 42 “Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn” trên tờ khai 01/GTGT hoặc chỉ tiêu 30 “Thuế GTGT đầu vào còn lại của dự án đầu tư đề nghị hoàn” trên tờ khai 02/GTGT] của tờ khai thuế GTGT chính thức của kỳ tính thuế đã nộp cho cơ quan thuế; đồng thời đã kết chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế trước vào chỉ tiêu thuế khấu trừ kỳ trước chuyển sang [chỉ tiêu 22 “Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang” trên tờ khai 01/GTGT hoặc chỉ tiêu 21 “Thuế GTGT chưa được hoàn kỳ trước chuyển sang” trên tờ khai 02/GTGT] trên tờ khai chính thức của kỳ tính thuế tiếp theo thì không được khai bổ sung làm tăng chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai bổ sung của kỳ tính thuế đó”.

Trường hợp trên tờ khai thuế GTGT [mẫu 01/GTGT] kỳ tính thuế tháng 5/2021 của Công ty có khai chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế [chỉ tiêu 42], khi công ty thực hiện thủ tục hoàn thuế với cơ quan thuế thì Công ty gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước [mẫu 01/ĐNHT].

Tại Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước, Công ty ghi kỳ hoàn thuế từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ khai thuế có chỉ tiêu hoàn thuế tháng 5/2021 hoặc từ kỳ khai thuế liền kề sau kỳ khai thuế phát sinh số thuế phải nộp sau kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ khai thuế có chỉ tiêu hoàn thuế tháng 5/2021.

Đề nghị ông căn cứ vào tình hình thực tế và đối chiếu với các quy định tại văn bản pháp luật về thuế và văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc về chính sách thuế, ông liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn


Hoàn thuế là gì? Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng. Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà các cá nhân, doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ đúng hạn cho Nhà nước. Việc quyết định mức thu thuế, cũng như ra các văn bản gửi đến các tổ chức yêu cầu nộp thuế là việc cơ quan nhà nước thực hiện.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do những sai sót chủ quan hoặc khách quan, cơ quan thuế thu nhiều hơn mức mà doanh nghiệp phải đóng. Điều này đặt ra vấn đề trách nhiệm phải hoàn thuế từ phía nhà nước cho doanh nghiệp. Vậy hoàn thuế là gì? Với thuế giá trị gia tăng, những trường hợp nào được hoàn thuế? Hãy cùng với Công ty Việt Luật giải đáp những câu hỏi này.

1. Hoàn thuế là gì?

Hoàn thuế được định nghĩa là việc Nhà nước trả lại cho cá nhân, đơn vị kinh doanh sô tiền bị thu vượt quá, thu sai của các đối tượng trên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.  Các trường hợp thực tế bao gồm: cá nhân, tổ chức tạm nộp thuế nhưng sau khi cơ quan thuế quyết toán thì có số thuế nộp thừa; cơ quan nhà nước áp dụng không đúng các quy định về đối tượng nộp thuế, mức thuế suất,… Việc hoàn thuế áp dụng cho tất cả các sắc thuế hiện nay, như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

2. Hoàn thuế giá trị gia tăng và các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

Khái niệm hoàn thuế giá trị gia tăng [GTGT] là gì

Theo Luật thuế giá trị gia tăng, thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Về hoàn thuế GTGT, trên cơ sở về định nghĩa hoàn thuế nói chung, có thể xây dựng khái niệm hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước trong  trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi 2016 có 7 trường hợp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT, bao gồm:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới,  có số thuế GTGT phát sinh từ việc mua bán sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế.

– Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

– Hoàn thuế GTGT đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại,…

– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao

– Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền.

  • Xem ngay bài viết: Giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ yêu cầu hoàn thuế gửi cơ quan thuế sẽ bao gồm những giấy tờ

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước

– Các giấy tờ liên quan bắt buộc để đủ điều kiện hoàn thuế, quy định tại các điều 50, 51, 52, 54, 55, 56 Thông tư 156/2013/TT – BTC [ví dụ: với dự án đầu tư thì cần đính kèm các giấy tờ như tờ khai thuế GTGT dự án đầu tư, bảng kê khai hóa đơn, chứng từ của dự án]

Việc nộp hồ sơ có thể được lập bằng giấy nộp đến cơ quan thuế hoặc nộp trưc tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.

Thời gian hoàn thuế GTGT 

– Với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước – kiểm tra sau thì thời hạn giải quyết là 06 ngày làm việc
– Với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước – hoàn thuế sau, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn 40 ngày.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Việt Luật về vấn đề hoàn thuế GTGT. Khách hàng muốn tìm hiểu thêm các thông tin pháp luật vui lòng truy cập website: tuvanvietluat.com hoặc liên hệ tổng đài tư vấn luật thuế, kế toán: 0965.999.345 để được thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề