Tại sao phải tuyên thệ khi nhậm chức

Việc một số chức danh lãnh đạo của Bộ máy Nhà nước phải tuyên thệ khi nhậm chức đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013.

Có 4 chức danh phải tuyên thệ khi nhậm chức

Theo quy định của Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Quốc hội 2014, có 4 chức danh phải tuyên thệ sau khi được bầu, bao gồm:

- Chủ tịch nước;

- Chủ tịch Quốc hội;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nội dung tuyên thệ được quy định “khung cứng” bao gồm: trung thành với Tổ Quốc, nhân dân và Hiến pháp. Đây là nội dung bắt buộc, còn trên thực tế, mỗi người tuyên thệ phụ thuộc vào chức trách của mình để lựa chọn lời tuyên thệ sao cho phù hợp.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể, chi tiết về nghi thức tuyên thệ. Tuy nhiên thông thường, mỗi lời tuyên thệ được thực hiện không quá 3 phút. Khi tuyên thệ, tay trái người tuyên thệ đặt lên cuốn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tay phải giơ cao.

Vanbanluat.com

TTO - Trao đổi vớiTuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói như vậysau khi chứng kiến lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

  • Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức
  • ​Lễ tuyên thệ có những gì?
  • Đề nghị Thủ tướng tuyên thệ chống tham nhũng khi nhậm chức
Từ trái qua: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ - Ảnh: Việt Dũng

ÔngDương Trung Quốc bày tỏ:

- Tôi là một trong những người đề nghị nên có thủ tục tuyên thệ, thủ tục này đã được quy định trong Hiến pháp 2013. Chính vì thế, cá nhân tôi rất quan tâm đến việc thực hiện tổ chức lễ tuyên thệ.

Qua theo dõi, tôi đề nghị đồng thời với người tuyên thệ thì những người chứng kiến lễ tuyên thệ cũng phải giữ sự nghiêm trang, tức là các đại biểu Quốc hội nên đứng dậy để chứng kiến tuyên thệ, không nên đưa điện thoại, máy chụp ảnh ra sử dụng trong lúc diễn ra lễ tuyên thệ.

Chủ tọa không nên ngồi ở trên cùng mà nên đứng xuống cánh gà. Nên nghiên cứu bố trí lại vị trí cờ Tổ quốc hoặc thay đổi câu chữ tuyên thệ bởi người tuyên thệ nói là “trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc...” nhưng lá cờ lại ở phía sau lưng họ.

Những góp ý như vậy đã được Chủ tịch Quốc hội tiếp thu, đồng thời cho biết đến lần sau sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Tôi nghĩ trong quá trình hình thành một nghi thức mới thì việc rút kinh nghiệm, điều chỉnh cũng là bình thường.

Cử tri ghi nhận những lời thề của những người đứng đầu đất nước, nhưng cử tri cũng sẽ giám sát việc thực thi những cam kết của từng người. Chúng tôi kỳ vọng từ lời tuyên thệ, những người đứng đầu đất nước sẽ “đốt lửa” để đưa đất nước ta vượt lên, nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Ông LÊ KHẮC LINH[hội viên Câu lạc bộ Thăng Long]

* Sau khi tuyên thệ “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng đều có thêm phần phát biểu để đưa ra lời hứa trước Quốc hội. Theo ông, lời tuyên thệ và lời hứa có giá trị pháp lý và giá trị tinh thần như thế nào?

- Giá trị pháp lý thì đã rõ, bởi việc tuyên thệ này được quy định trong Hiến pháp, bắt buộc phải thực hiện. Đồng thời, tuyên thệ cũng mang giá trị văn hóa - tinh thần rất lớn. Chúng ta thấy rằng tuyên thệ không phải là nghi lễ mới mà trong lịch sử có từ lâu.

Trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, theo truyền thuyết, Vua Hùng dựng cột đá thề. Khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, có hội thề Lũng Nhai.

Ngày 17-8-1945, tại đình Tân Trào [Tuyên Quang], thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng bên Hòn đá thề đọc lời thề mà chúng ta còn nhớ câu nói bất hủ của Bác: “Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Chúng tôi còn thấy được tấm ảnh chụp Bác Hồ và lãnh đạo các đảng phái khác nhau đứng trước bàn thờ Phật ở chùa Bà Đá để tuyên thệ. Chính phủ đầu tiên ra mắt quốc dân đồng bào cũng có tuyên thệ. Nếu nhìn ra thế giới thì lễ tuyên thệ đều trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia.

Như vậy, nghi lễ trang trọng được tổ chức tại Quốc hội hiện nay chính là việc chúng ta đang trở lại với truyền thống và giá trị phổ quát của nhân loại.

Với người tuyên thệ thì lời thề là rất thiêng liêng, khiến họ phải nỗ lực, quyết tâm thực hiện. Người tuyên thệ phải có trách nhiệm thực hiện những gì mình hứa, nếu không họ sẽ mất uy tín.

* Thưa ông, có đại biểu nêu ý kiến đề nghị người tuyên thệ hứa không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, ông nghĩ sao?

- Tuyên thệ là một nghi thức, mà đã là nghi thức thì càng ổn định càng tốt. Tuy nhiên, lời tuyên thệ phải có tính thực tiễn, phản ánh phong cách cá nhân người tuyên thệ, đặc biệt là phải đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của nhân dân trong giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước.

Ví dụ, lời thề của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn tiền khởi nghĩa thì gắn với nhiệm vụ thiêng liêng là giành độc lập dân tộc, lời thề lúc đó là “dù hi sinh tới đâu...”.

Lời thề cụ thể, phản ánh đúng mong muốn của nhân dân sẽ khơi dậy lòng người, nhận được sự ủng hộ của quần chúng, tạo nên sự đoàn kết và sức mạnh. Chính vì vậy, đề xuất tuyên thệ không tham nhũng, kiên quyết chống tham nhũng là hoàn toàn chính đáng.

* Đại biểu Trần Ngọc Vinh [ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội]:

Lời tuyên thệ có giá trị pháp lý

Lời tuyên thệ không phải là một đạo luật, không phải một pháp lệnh, không phải một nghị quyết của Quốc hội, nhưng theo tôi cùng với ý nghĩa thiêng liêng thì lời tuyên thệ có giá trị pháp lý.

Vì sao? Việc tuyên thệ là thực hiện một quy định được ghi trong Hiến pháp, tức là thực hiện một việc có giá trị pháp lý. Người tuyên thệ phải thực hiện đúng lời tuyên thệ của mình, nếu quá trình có gì không đúng thì có thể căn cứ vào Hiến pháp để xem xét.

* TS Lưu Bích Hồ [nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển]:

Có giá trị thiêng liêng

Lời tuyên thệ tuy ngắn gọn nhưng đó là sự cam kết, có ý nghĩa rất thiêng liêng khi một người đứng giơ tay tuyên thệ trước cờ Tổ quốc, trước đồng bào cả nước. Các vị lãnh đạo sẽ phải ghi nhớ, suy nghĩ về lời tuyên thệ trước các hành động của mình.

* Ông LA NGỌC THOÁNG [trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng]:

Lời hứa câu thề sức nặng ngàn cân

Trong đời sống, trong văn hóa, lịch sử của dân tộc ta, lời thề có ý nghĩa rất sâu sắc, mang giá trị tinh thần to lớn.

Lời hứa câu thề là sức nặng ngàn cân nên luôn được xem trọng. Lời thề càng trở nên thiêng liêng và có sức nặng hơn khi được Hiến pháp quy định, bởi nó mang cả giá trị tinh thần và giá trị pháp lý.

Vì lẽ đó, tôi tin tưởng và kỳ vọng sau các lễ tuyên thệ vừa qua, những người lãnh đạo cao nhất của đất nước sẽ luôn nhớ đến những gì mình tuyên thệ trước Quốc hội và trước đồng bào cả nước.

Qua đó quyết tâm thực hiện bằng được lời tuyên thệ, xứng đáng với sự tín nhiệm của Quốc hội và mong muốn của nhân dân.

* GS.TS Nguyễn Quang Thái [phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN]:

Sự cam kết

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ tuyên thệ trước nhân dân khi nhậm chức, đó là thực hiện tinh thần của Hiến pháp, là một bước tiến theo mục tiêu nhà nước pháp quyền.

Tôi cho rằng lời tuyên thệ của các lãnh đạo cấp cao là một lời khẳng định trước nhân dân, lời hiệu triệu cho toàn thể cử tri. Nó chắc chắn có giá trị pháp lý, bởi việc tuyên thệ được khẳng định trong Hiến pháp. Nếu không thực hiện được lời tuyên thệ, Quốc hội có quyền bãi miễn.

* Luật sư Hà Hải [Đoàn luật sư TP.HCM]:

Quốc hội nên “nghị quyết hóa” lời tuyên thệ

Cả Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội đều không quy định trách nhiệm pháp lý đối với lời tuyên thệ. Theo thông lệ thì lời tuyên thệ này chỉ có tính tượng trưng.

Theo tôi, để lời tuyên thệ có tính ràng buộc pháp lý, sau khi các nguyên thủ quốc gia tuyên thệ thì Quốc hội cần ra nghị quyết để ghi nhận lời cam kết đó.

Để rồi sau nửa nhiệm kỳ hoặc sau cả nhiệm kỳ nhìn lại sẽ có thể đánh giá mức độ thực hiện lời hứa đến đâu. Từ đó mới có cơ sở xét công hay luận tội. Như vậy thì lời tuyên thệ mới có sức nặng, tạo được niềm tin trong nhân dân.

LÊ KIÊN - X.LONG - C.V.KÌNH- V.V.THÀNH- MAI HƯƠNG

Nguyên thủ các nước tuyên thệ thế nào?

Ở các nước, lời tuyên thệ của nguyên thủ quốc gia được quy định cụ thể trong hiến pháp và thường có nội dung cốt lõi là cam kết tuân thủ và trung thành với hiến pháp. Việc phản bội lời tuyên thệ có thể bị xem là tội phản quốc.

Lời tuyên thệ nhậm chức của tổng thống Mỹ được quy định rõ từng chữ [36 chữ], người mới đắc cử sẽ phải tuyên thệ trước khi chính thức điều hành đất nước có nội dung như sau: “Tôi xin thề [hoặc “cam kết”] sẽ trung thực điều hành văn phòng tổng thống nước Mỹ và sẽ làm hết khả năng để gìn giữ, che chở và bảo vệ cho hiến pháp nước Mỹ”.

Hiến pháp Mỹ không quy định bắt buộc ai là người điều hành lễ tuyên thệ của tổng thống, nhưng thường thì buổi lễ này sẽ do bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì.

Lời tuyên thệ của tổng thống Nga cũng được quy định trong hiến pháp Nga: “Tôi xin thề sẽ thực thi những quyền lực của tổng thống Liên bang Nga để tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi và quyền tự do của con người và của công dân, để tuân thủ và bảo vệ hiến pháp Liên bang Nga, để bảo vệ chủ quyền và độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, để trung thực phục vụ nhân dân”.

Tổng thống Nga đọc lời tuyên thệ trước sự hiện diện của các thành viên trong Hội đồng liên bang [Thượng viện], Đuma quốc gia [Hạ viện] và các thẩm phán của Tòa án hiến pháp Liên bang Nga.

D.KIM THOA [tổng hợp từ Wikipedia, Infoplease]

Sáng nay 24.11, với 433/448 đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội [sửa đổi].

Quốc hội thông qua Nghị quyết nội quy kỳ họp

Trong đó, đáng chú ý, tại điều 29 của Nghị quyết quy định: sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phải tuyên thệ khi nhậm chức; phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.

Người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ, thời gian tuyên thệ không quá 3 phút.

Bên cạnh đó, nội quy kỳ họp thống nhất giữ quy định về thời điểm khai mạc đối với hai kỳ họp thường lệ là vào ngày 20.5 và 20.10 hàng năm; đồng thời bổ sung quy định để tránh khai mạc kỳ họp vào ngày thứ sáu của tuần hoặc ngày nghỉ.

Nội quy cũng quy định trường hợp đại biểu không thể tham dự hoặc vắng mặt ba ngày liên tục trở lên vì lý do chính đáng thì phải báo cáo xin phép Chủ tịch Quốc hội.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội đã được Quốc hội khoá 11 thông qua ngày 16.12.2002, đồng thời có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2016.

Nghi lễ tuyên thệ nhậm chức: “Đã hứa nghĩa là phải thực hiện được lời hứa đó”

Thứ sáu, 01/04/2016 - 00:03

[Dân trí] - “Lần đầu tiên Quốc hội thực hiện quy định của Hiến pháp là người được Quốc hội bầu phải thực hiện tuyên thệ, tức phải giữ được lời hứa trước nhân dân, đồng bào cử tri cả nước và trước Quốc hội. Đã hứa nghĩa là phải thực hiện cho được lời hứa đó. Tôi cho rằng đây là quy định có ý nghĩa rất tích cực”.

Chia sẻ về nghi thức tuyên thệ nhậm chức của tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện sáng 31/3, cũng là lễ tuyên thệ nhậm chức đầu tiên trong lịch sử, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, quy định các chức danh lãnh đạo cấp cao của nhà nước phải tuyên thệ sau khi được Quốc hội bầu có ý nghĩa tích cực là buộc người đã tuyên thệ phải thực hiện lời hứa của mình. Đây cũng sẽ là một căn cứ để đánh giá quá trình hoạt động của lãnh đạo sau này.

Tại nghi thức tuyên thệ của bà Ngân, có 3 cảnh vệ thực hiện việc rước cờ Tổ quốc đi trước, 2 người đi sau mang quyển Hiến pháp đặt trên bục tuyên thệ. Với các chức danh còn lại, ông Hạnh Phúc cho biết, theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao đều phải tuyên thệ trước Quốc hội như thế.

Ba cảnh vệ thực hiện việc rước cờ Tổ quốc đi trước, 2 người đi sau mang quyển Hiến pháp đặt trên bục tuyên thệ. [Ảnh: H.L]

Việc tuyên thệ đối với các chức danh đều có một phần chung là phần lời thề trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Còn phần thứ 2 trong nội dung tuyên thệ sẽ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mỗi người, mỗi chức danh ở vị trí khác nhau sẽ có lời tuyên thệ khác nhau.

Đánh giá về ý nghĩa thủ tục tuyên thệ, ông Hạnh Phúc nói: “Đây là một vấn đề mới, lần đầu tiên Quốc hội thực hiện quy định của Hiến pháp là người được Quốc hội bầu phải thực hiện tuyên thệ, tức phải giữ được lời hứa trước nhân dân, đồng bào cử tri cả nước và trước Quốc hội. Đã hứa nghĩa là phải thực hiện cho được lời hứa đó. Tôi cho rằng đây cũng là quy định rất tốt, ý nghĩa rất tích cực”.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện nghi lễ nhậm chức đầu tiên trong lịch sử [Ảnh Như Phúc]

Tổng Thư ký Quốc hội cũng bày tỏ kỳ vọng tân Chủ tịch Quốc hội sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, trên cơ sở kế thừa những công việc của người tiền nhiệm – nguyên Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đồng thời phải thúc đẩy, phát triển thêm để Quốc hội ngày càng gần dân hơn, phát huy tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó.

Cùng chia sẻ về lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Chủ tịch Quốc hội, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Minh Thông – Phó Tổng thư ký Quốc hội đánh giá nghi lễ tuyên thệ nhậm chức rất trang trọng, xúc động. “Tôi thấy nghi lễ tuyên thệ ngắn gọn nhưng rất trang trọng kể cả hình thức lẫn lời văn tuyên thệ đều đáp ứng được yêu cầu của lễ tuyên thệ”, ông Lê Minh Thông nói.

Về nghi thức tuyên thệ, ông Thông cho biết, được thực hiện linh hoạt theo từng tình huống. Đến nay chưa có quy định cụ thể về nghi thức tuyên thệ. “Chúng ta cứ làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm dần dần. Khi ổn định rồi có thể đưa vào nội quy”, Phó Tổng thư ký Quốc hội giải thích thêm.

Sáng 31/3, sau khi chính thức trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là lãnh đạo nhà nước đầu tiên thực hiện nghi lễ tuyên thệ khi nhậm chức tại Quốc hội.

Video bà Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện nghi lễ tuyên thệ

“Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã bầu tôi làm Chủ tịch Quốc hội. Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện để xứng đáng với tín nhiệm được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ.

Phương Thảo - Quang Phong

Tin sự kiện

Tuyên thệ nhậm chức

Tuyên thệ nhậm chức

Những thay đổi trong lễ tuyên thệ của lãnh đạo đứng đầu nhà nước

Thứ tư 20/07/2016 - 04:15

Đại biểu kiến nghị điều chỉnh nghi thức tuyên thệ nhậm chức

Thứ hai 25/04/2016 - 17:22

Tân Chánh án TAND Tối cao tuyên thệ nhậm chức

Thứ sáu 08/04/2016 - 09:21

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đắc cử Phó Chủ tịch nước

Thứ sáu 08/04/2016 - 09:15

Mong tân Thủ tướng “ra tay” quyết liệt trong phòng chống tham nhũng

Thứ năm 07/04/2016 - 11:23
ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Ông Phạm Minh Chính lần thứ 2 nhậm chức Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng hứa đấu tranh chống "bệnh" hành dân, xa dân

Chủ tịch Quốc hội: Sẽ có cơ chế sử dụng đại biểu khóa trước như chuyên gia

Chiều nay Quốc hội bầu tân Thủ tướng

Ông Nguyễn Hòa Bình tái đắc cử chức vụ Chánh án TAND tối cao

Hôm nay miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trình nhân sự mới

Ông Nguyễn Xuân Phúc đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới

Quốc hội xem xét việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Quốc hội VN sẽ bầu lại các chức cao nhất với nghị trường 499 đại biểu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các ông Nguyễn Xuân Phúc [trái] và Phạm Minh Chính vừa nhậm chức tân Chủ tịch nước và tân Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào tháng Tư năm 2021

Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 7/2021, cơ quan lập pháp của Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ tái bầu các chức danh Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Nếu việc này diễn ra theo kế hoạch, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ lại tuyên thệ thêm một lần nữa, chỉ cách lần tuyên thệ trước vài tháng và đây được cho là một điều 'lạ lùng, trái khoáy', 'gây lãng phí thời gian' cho người dân và cả nước, ý kiến từ trong giới quan sát tại Việt Nam nói với BBC.

Hôm14/6/2021, báo Tiền Phong online đưa tin từ cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Việt Nam chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc cho kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV của nước này, cho hay:

Việt Nam: Bầu Quốc hội đã xong, tới lúc vào cuộc thực sự?

Quảng cáo

Tiền thưởng của Chủ tịch Phúc cho tuyển VN gây tranh luận

Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Tỉ lệ phiếu cho các ủy viên Bộ Chính trị

VN: 'Đốt lò' chống tham nhũng còn mang tính 'lặt vặt'?

"Quốc hội Việt Nam sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp tháng Bảy, Thời gian xem xét, tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với lịch công tác."

Cũng hôm thứ Hai, báo mạng VnExpress dẫn lời tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ, cho biết thêm kỳ họp vào tháng Bảy sẽ bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao, gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng; các phó Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng, thành viên Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban...

"Phải tính toán thời gian họp thật kỹ, thống nhất làm công tác nhân sự xong rồi mới làm đến nội dung khác", ông Vương Đình Huệ được VnExpress dẫn lời nói.

'Lạ lùng và gây lãng phí thời gian, tiền của'

Cùng ngày, từ Việt Nam, một số nhà hoạt động nêu quan điểm trái với dòng thông tin chính thống:

"Tôi cho rằng điều này là một điều lạ lùng, trái khoáy và gây lãng phí thời gian của người dân một cách không cần thiết, bởi vì các vị trí đó đã được đảng lãnh đạo xác định trước kỳ bầu cử rồi, bây giờ lại tiếp tục bầu ra, thì tôi không hiểu là bầu ra để làm gì và theo kiểu gì nữa," từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC.

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh bên ngoài toà nhà QH VN ở HN

"Hay là chỉ để hợp thức hóa kết quả mà đảng đã quyết định từ lâu trước khi bầu cử,, mà rõ ràng làm như thế chỉ tổn phí thời gian của nhân dân, tiền của của công quỹ cho các cuộc họp, bầu bán và rõ ràng việc đặt ra các chức danh cấp cao đó, như Chủ tịch Nước, kể cả Chủ tịch Quốc hội nữa, là những chức danh không thực chất.

"Tôi cho rằng việc bầu lại lần nữa này là việc làm ngược, chẳng nơi nào trên thế giới văn minh mà người ta lại bầu đi, bầu lại, rồi tuyên thệ chỉ trong vài tháng cùng những con người, nhân sự như mấy chức vụ cao cấp ấy, bởi vì rõ ràng là nếu theo đúng luật bầu cử, việc bầu ra những chức danh đó phải dựa trên kết quả của việc bầu cử Quốc hội và phải có được các lá phiếu của người dân bầu nên Quốc hội, từ đó Quốc hội mới bầu lên các chức danh cao cấp đó, trong khi đó mấy tháng trước người ta đã làm ngược, nay lại tiếp tục làm ngược thêm các nguyên tắc dân chủ và dân chủ đại diện đích thực."

Từ Sài Gòn, bà Sương Quỳnh, nhà báo độc lập nói với BBC:

"Từ trước tới nay Quốc Hội Việt Nam theo tôi chưa bầu Chủ Tịch Nước hay Thủ tướng Chính phủ thì dân đã biết là ai sẽ đảm nhiệm chức vụ này hay nọ. Nên việc bầu theo tôi chỉ là cho hợp thức hoá và chưa có gì để gọi là thay đổi hay khác các nhiệm kỳ trước cả.

"Tôi chưa thấy nước nào mà chỉ vài tháng lãnh đạo cấp cao tuyên thệ đi, tuyên thệ lại như ở Việt Nam cả. Có lẽ đảng Cộng sản Việt Nam cho đó là tính ưu việt và khách biệt của đảng này ở Việt Nam hay không thì tôi không thể biết."

Còn từ Nha Trang, nhà báo tự do Võ Văn Tạo bình luận:

"Hiện tượng Quốc hội Việt Nam, mới hồi đầu tháng 4/2021 đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, rồi chỉ tới tháng 7/2021 này, lại bầu lại mấy chức danh ấy cho thấy chuyện bầu cử ở Việt Nam khá rối rắm, luộm thuộm, khó hiểu.

"Người dân thì thừa biết lá phiếu của họ chỉ là hình thức và ông bà nào trúng cử thì cũng do Đảng sắp đặt, cũng cơ bản chấp hành nguyên tắc chịu sự lãnh đạo của Đảng, mà Đảng thì lãnh đạo theo nghị quyết tập thể, vẫn đường lối xưa cũ như mấy chục năm qua, nên theo tôi sẽ không mấy cử tri quan tâm."

Còn chuyện chỉ có 499 đại biểu ngay sau kỳ bầu cử

Nhân dịp này, các nhà hoạt động và quan sát thời sự Việt Nam cũng đưa ra bình luận của mình về việc Quốc hội Việt Nam mới đây công bố trong tổng số 500 Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, 499 người được bầu và trúng cử cho khóa mới.

Về trường hợp dẫn đến khuyết giảm một ví trí này và qua đó có thể thấy điều gì, các nhà bình luận và quan sát nói:

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Văn Nam bỏ phiếu tại Đại hội Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Bình Dương hồi cuối năm 2020

"Việc Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam vừa rồi tự làm đơn xin rút không làm Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam khóa XV 'vì lý do sức khỏe' khi Hội đồng bầu cử quốc gia chưa công bố danh sách người trúng cử và chưa có nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội, theo tôi đây có khả năng liên quan một đợt thanh của chính phủ về đất đai ở tỉnh Bình Dương mà có thể ông Trần Văn Nam có "dính" hay liên quan.

"Do đó, việc này dẫn đến chỗ ông Nam phải làm đơn trước khi vụ việc chính thức được đưa ra pháp luật. Nhưng động thái này, mà báo chí nhà nước đăng khá rộng rãi, cũng có thể là 'đường rút đẹp' để cho Quốc Hội đỡ mang tiếng "đảng cử dân bầu" một người mất uy tín."

Từ Hà Nội, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Nguyễn Lân Thắng nói:

"Việc Quốc hội Việt Nam đang trong quá trình bầu cử Quốc hội Khóa XV, mà ông Trần Văn Nam tuyên bố rằng ông không đủ sức khỏe, để rồi Quốc hội Việt Nam phải tuyên bố chỉ có 499 mà không phải là 500 Đại biểu Quốc hội khóa XV trúng cử, tôi cho rằng đó là việc bất thường.

"Bất thường ở chỗ khi những vòng đầu tiên để ra bầu cử Quốc hội với các ứng cử viên, thì sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng mà kể cả người trong cuộc, lẫn các Hội đồng bầu cử đều sẵn sàng xét đến.

"Trong lúc có thể phải chờ một thời gian nữa để sự việc được làm rõ hơn, tôi có phỏng đoán dựa trên quan sát cá nhân rằng sự việc này có thể là do ông Nam đã nhận được các tín hiệu từ các cuộc điều tra của Ủy ban điều tra Trung ương đảng, cũng như là của các cơ quan chức năng của ngành an ninh, vì các thông tin liên quan tới địa phương này cho thấy đã đang có điều tra về các vụ việc và dường như đã có sự bắt đầu siết chặt và kiểm tra những sai phạm của lãnh đạo tỉnh này, trong đó có liên quan tới ông Trần Văn Nam, từ những giải đoạn trước đây.

"Trong việc siết chặt như vậy, có thể ông Bí thư Tỉnh ủy cảm thấy rằng 'cuộc chơi' của ông có thể phải kết thúc, nên ông ấy đã tìm một lối ra trong danh dự, tức là ông tuyên bố không đủ điều kiện 'sức khỏe' và xin phép để nghỉ, nhưng tôi nghĩ đây không phải là vấn đề đó, mà là vấn đề kia, trong khi một vấn đề khác là nếu ông có vấn đề sức khỏe, thì vì sao lại lọt qua nhiều vòng quy hoạch, hiệp thương, đề cử như thế được."

Từ Nhà Trang, ông Võ Văn Tạo nói thêm:

"Số lượng đại biểu Quốc hội được ấn định là 500 người, nhưng không cứng nhắc là 500. Các kỳ trước, có một số đại biểu bị tước tư cách đại biểu hoặc qua đời, không thấy bầu bổ sung. Do vậy, việc mới đây ông Trần Văn Nam là Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương bị loại khỏi Quốc hội sau khi trúng cử sẽ không dẫn tới việc phải bầu bổ sung.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một địa điểm ở Hà Nội trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp hôm 23/5/2021

"Như tôi đã nói, việc một số đại biểu bị tước tư cách không dẫn đến phải bầu bổ sung. Còn nói về giá trị lá phiếu của cử tri ư? Bản chất bầu cử ở Việt Nam là "Đảng cử, dân bầu", như giới lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam từng tuyên bố không giấu diếm, thì lá phiếu cử tri đâu có chút giá trị gì đâu, nên bầu bổ sung, hay đôn người có số phiếu gần kề lên, hay chỉ định cũng chỉ là hình thức và như nhau mà thôi."

"Tôi nghĩ, chỉ khi nào Việt Nam có bầu cử thực chất, chứ không phải hình thức như lâu nay, thì bầu cử mới đúng là cần thiết và rất quan trọng. Khi ấy, chỉ cần học theo cách các nước dân chủ xử lý tình huống khuyết số lượng đại biểu.

"Còn hiện nay, bầu cử chỉ là hình thức, là giả vờ thì suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất cách bổ khuyết số lượng đại biểu làm gì cho lãng phí thời gian, công sức?," ông Võ Văn Tạo nói với BBC News Tiếng Việt cũng trên quan điểm riêng.

Với 100% đại biểu [468/468] tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII, ĐBQH khóa XIV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức. [Ảnh: TTXVN]

Sáng 5/4, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Theo đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII, ĐBQH khóa XIV được bầu giữ chức Chủ tịch nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đúng 9h sáng, tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.

Trước sự chứng kiến của Quốc hội, đứng trước cờ Tổ quốc, tay trái đặt lên bản Hiến pháp, tay phải giơ cao, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúctuyên thệ: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

Phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn Quốc hội, các đại biểu đại diện cho cử tri cả nước, đã tín nhiệm, bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, chân thành cảm ơn đồng chí Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng với các vị lãnh đạo tiền nhiệm về những đóng góp lớn lao cho Đảng, Nhân dân và đất nước.

“Kinh nghiệm cùng với những thành quả tốt đẹp mà các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm để lại, chính là hành trang quý báu để tôi tiếp nối và phấn đấu hoàn thành tốt trọng trách của mình trên cương vị Chủ tịch nước”, Chủ tịch nước khẳng định.

Trong không khí trang nghiêm của hội trường Diên Hồng, Chủ tịch nước bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sự nghiệp của Người luôn soi đường cho chúng ta đi. Những gì cha ông ta, các bậc tiền nhân làm được, luôn luôn là niềm tin, niềm cảm hứng cho quyết tâm, hành động của chúng ta hôm nay và cả thế hệ mai sau vì mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân là mục tiêu cao nhất.

Chủ tịch nước nêu rõ: “Tôi xin hứa trước trước Quốc hội và Nhân dân cả nước, sẽ không ngừng tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, tận tâm, tận lực, trách nhiệm, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp và pháp luật quy định; phối hợp, cộng tác chặt chẽ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gần gũi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời mong nhận được sự ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, đồng bào, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài để hoàn thành tốt nhất trọng trách được giao”.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: Vinh dự mà chúng ta có được hôm nay là vinh dự trong trách nhiệm gắn với hành động và lập trường vững chắc - những điều đã hun đúc nên ý chí, tính cách và tinh thần cách mạng Việt Nam.Trên chuyến hải trình sắp tới, con tàu Việt Nam ta sẽ còn gặp phải những con sóng dữ và nhiều ngọn gió lớn, đó là khi có cả những thời cơ và thách thức đan xen.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam, với sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua mọi sóng to, gió cả để đến bến bờ bình an và hạnh phúc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng cao niềm tin của người dân đồng lòng hành động xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

“Chúng ta có niềm tin mãnh liệt rằng: tiếp nối truyền thống hào hùng sẽ có nhiều chương sử mới viết tiếp những kỳ tích tiến lên giàu mạnh, hùng cường của đất nước ta, và dân tộc ta”, Chủ tịch nước khẳng định.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước gửi tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương một bó hoa tươi thắm./.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đồng chí vào Đảng ngày 12/05/1982, chính thức ngày 12/11/1983.

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Học hàm, học vị: Cử nhân kinh tế.

Đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV.

Đồng chí từng trải qua nhiều vị trí công tác tại Quảng Nam - Đà Nẵng và Trung ương: Là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam các khóa VIII, IX; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khóa VI, VII; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ nhiệm Thường trực, Phó Bí thư Đảng ủy rồi Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá XIII, đồng chí được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Tại kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XIV, đồng chí được tín nhiệm bầu tái cử giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Theo: Dangcongsan.vn

Video liên quan

Chủ Đề