Tại sao quan hệ lần đầu lại ra nhiều máu

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng theo một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh Quốc, ít nhất 63% phụ nữ khi quan hệ lần đầu không ra máu.

Trinh tiết phụ nữ không phải là một thuật ngữ y khoa. Quan niệm về điều này có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, hầu như ai cũng nghĩ rằng, trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, nếu âm đạo chảy máu thì chứng tỏ người con gái ấy còn trinh tiết và ngược lại.

Trên thực tế, không ít cặp đôi gặp phải tình trạng quan hệ tình dục lần đầu không ra máu. Điều này khiến họ thắc mắc tại sao quan hệ lần đầu không ra máu hoặc quan hệ lần đầu không ra máu thì có thai không? Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu tại sao lần đầu quan hệ lại không bị chảy máu theo phân tích khoa học.

Bí mật về màng trinh

Trong quan niệm dân gian của người Á Đông, màng trinh là biểu tượng trinh tiết phụ nữ. Con gái quan hệ lần đầu không ra máu bị cho là không còn trinh tiết.

Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn không đúng. Nhiều bằng chứng khoa học hiện đại đã có thể giải thích tại sao lần đầu không có máu [nói cách khác là vì sao chưa quan hệ lại mất trinh] ở một số phụ nữ.

1. Màng trinh là gì?

Màng trinh là lớp màng mỏng xuất hiện cách cửa âm đạo khoảng 2cm do lớp mô mỏng che phủ âm đạo. Mọi người vẫn thường lầm tưởng màng trinh che phủ toàn bộ âm đạo của phụ nữ.

Giống như mỗi người phụ nữ đều có chiều cao và cân nặng khác nhau, màng trinh cũng vậy, mỗi người đều có từng loại màng trinh với kích thước và hình dạng khác biệt. Một số phụ nữ sẽ có lớp màng trinh rất dày, số khác lại rất mỏng và thậm chí có những cô gái khi sinh ra đã không có màng trinh.

2. Cảm giác đau khi quan hệ lần đầu

Lần đầu quan hệ có bị chảy máu không? Thông thường, nhưng phụ nữ chảy máu trong lần quan hệ đầu tiên bao gồm:

  • Phụ nữ có màng trinh dày: chiếm tỷ lệ nhỏ trong đại đa số phụ nữ.
  • Những cô nàng trẻ tuổi: Bởi vì màng trinh sẽ bị bào mòn dần theo thời gian, nên một cô nàng 18 tuổi có nguy cơ chảy máu cao hơn cô gái 25 tuổi. Hầu như màng trinh sẽ tự bào mòn nên dù là một cô gái trẻ cũng có thể có màng trinh nhỏ hoặc không có màng trinh, tức là quan hệ lần đầu không ra máu.

Lần đầu làm chuyện ấy có bị chảy máu không? Như đã nói, một số phụ nữ sẽ thấy máu trong lần quan hệ đầu tiên nhưng một số phụ nữ khác lại không. Vậy quan hệ lần đầu không ra máu là do đâu? Có phải bị mất trinh hay không? Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  1. Màng trinh quá mỏng: Đối với những bạn gái có màng trinh quá mỏng, không thể che phủ toàn bộ âm đạo, sẽ không gây nên sự cản trở khi quan hệ tình dục lần đầu. Vì thế khi quan hệ chỉ ra một chút máu và thường nằm lại luôn trong âm đạo nên không thể thấy máu.
  2. Màng trinh co giãn tốt: Đây cũng là nguyên nhân quan hệ lần đầu đau rát nhưng không ra máu thường gặp. Nếu màng trinh bạn gái có độ co giãn tốt, khi quan hệ, lớp màng chỉ bị ép sang một bên, không rách nên không bị chảy máu.
  3. Màng trinh đã bị rách nhưng không biết: Khi trưởng thành, màng trinh có thể dễ bị rách do các yếu tố tác động từ bên ngoài như vận động mạnh, tai nạn giao thông, thủ dâm, chơi các môn thể thao như đua ngựa, đạp xe, khiêu vũ và thậm chí là lúc bạn dùng băng vệ sinh khi có kinh nguyệt. Đặc biệt là các cô gái có màng trinh rất nhỏ hoặc mỏng, sẽ có xu hướng tự mài mòn khi lớn lên.
  4. Không có màng trinh bẩm sinh: Với những trường hợp phụ nữ sinh không có màng trinh bẩm sinh thì sẽ không gặp hiện tượng chảy máu khi quan hệ lần đầu. Do đó, trong một bài nghiên cứu của Tạp chí Y khoa Anh Quốc đã cho ra kết quả rằng, ít nhất 63% phụ nữ quan hệ lần đầu không ra máu và 37% ra máu khi quan hệ lần đầu.
  5. Phụ nữ đã quan hệ tình dục trước đó: Phụ nữ đã từng quan hệ tình dục sẽ bị rách màng trinh và sẽ không còn ra máu nữa vào những lần quan hệ tiếp theo.

Thời điểm quan hệ lần đầu

Khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu cho một mối quan hệ? Quyết định ấy phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Hãy cân nhắc trước những hậu quả có thể xảy ra và có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho “chuyện ấy”. Cả hai nên có những cuộc trao đổi nghiêm túc với nhau, có được sự tin tưởng và cùng đặt mục tiêu cho một mối quan hệ lâu dài.

Hãy đọc thêm: 7 tư thế cho lần đầu quan hệ bợt ngượng ngùng

Nếu bạn vẫn chưa xác định được thời điểm rụng trứng hay cách làm sao để lần đầu quan hệ không có thai, tốt nhất hãy trang bị bao cao su để phòng tránh. Và tìm hiểu ngay về những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả khi lần đầu quan hệ.

Quan tâm cảm giác của đối phương

Quan hệ tình dục là khoảng thời gian hạnh phúc của cả hai. Vì vậy bạn không việc gì phải vội vàng hay có sự mạnh bạo khi các nàng chưa chuẩn bị. Hơn nữa, phụ nữ thường thích sự nhẹ nhàng với màn dạo đầu bằng việc khám phá cơ thể của nhau. Hãy chậm rãi và tận hưởng những khoái cảm đạt tới đỉnh điểm khi quan hệ lần đầu.

Quan hệ tình dục không đơn giản là việc đưa dương vật vào âm đạo mà đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn. Bạn có thể tìm hiểu thêm một số bí quyết quan hệ lần đầu để cả hai đều cảm thấy hạnh phúc.

Hiểu biết khi thấy nàng quan hệ lần đầu không ra máu

Quan niệm “trinh tiết gắn liền với màng trinh phụ nữ” là hoàn toàn sai lầm và không có cơ sở khoa học. Nhiều người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ khiến chồng nghi ngờ, ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi. Nếu là người có hiểu biết, bạn sẽ tin rằng rách màng trinh và không ra máu trong lần quan hệ tình dục đầu tiên không phải là thước đo chuẩn mực để đánh giá trinh tiết của một người phụ nữ.

Khi hiểu biết tường tận rách màng trinh có bị chảy máu không hoặc tại sao quan hệ lần đầu không ra máu, bạn sẽ biết cách làm thế nào để bảo vệ tình yêu và có đời sống hôn nhân viên mãn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sau đó thì "cô bé" của em bị sưng. Em không biết tại sao? Xin nhờ bác sĩ giải đáp giùm. Em rất lo lắng. [Quỳnh Chi]

Trả lời:

Em thân mến,

Cấu tạo của màng trinh - cửa ngõ âm đạo - rất khác nhau ở mỗi người. Có người có màng trinh mỏng, dễ rách, có người lại có màng trinh dày, khó rách.

Ảnh minh họa: Itiswrittenforyou.wordpress.com.

Trên bề mặt màng trinh thường có lỗ để máu kinh có thể thoát ra ngoài, có người chỉ có một lỗ màng trinh, có người lại nhiều lỗ. Theo mô tả thì em có màng trinh dày, khó rách nên lần giao hợp đầu tiên khó khăn, chảy máu và rất đau. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, vết thương trên màng trinh của em sẽ thành sẹo và sau đó em sẽ không còn cảm thấy đau đớn khi quan hệ nữa.

Em không nên quá lo lắng về tổn thương tạm thời này mà nên quan tâm đến hai điều. Thứ nhất là một cuộc "yêu" sẽ không đau và cho cả hai người cảm giác thỏa mãn nếu có khúc dạo đầu tốt. Ở đây tôi muốn khuyên các em nên dành thời gian âu yếm để bộ phận sinh dục của cả hai tiết dịch, giúp cho cuộc ân ái được dễ dàng và đạt tới điểm cực khoái.

Điều thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là các em cần sử dụng một biện pháp tránh thai bởi tâm lý e ngại có thai ngoài ý muốn cũng làm giảm khoái cảm. Nếu các em quan hệ khá thường xuyên thì có thể dùng bao cao su, thuốc viên tránh thai, thuốc tiêm tránh thai... Nếu các em có quan hệ tình dục không thường xuyên thì có thể dùng bao cao su hoặc viên tránh thai khẩn cấp.

Chúc các em có cuộc sống tình dục an toàn và hạnh phúc.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Bích Thủy
Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation

Video liên quan

Chủ Đề