Tại sao ta hòa với tưởng

Sau cách mạng tháng 8.1945, ở miền bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra, có gần 20 vạn quân trung hoa dân quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo quy định của các nước đồng minh. Quân Tưởng nuôi dã tâm tiêu diệt ĐCS, lật đổ chính quyền CM, thành lập chính quyền tay sai. Vì vậy, chúng đã đem theo bọn tay sai từ các tổ chức phản động [Việt quốc, Việt cách]. Bọn này đã dựng lên chính quyền tay sai ở một số nơi: Móng Cái, Vĩnh Yên, Yên Bái, gây ra nhiều vụ cướp bóc, giết người, chống phá chính quyền. Trong hoàn cảnh đó, Đảng đã chủ trương hoà chứ không đánh Tưởng. Việc làm đó xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

·                    Quân tưởng là quân đồng mình, vào nước ta để giải giáp quân đội nhật, chúng chưa dám công khai chống phá ta, vì vậy chúng ta không thể xung đột với quân đồng minh.

·                    Lúc này ta đang phải chống pháp ở Nam Bộ, đất nước lại đang đứng trước tình thế hiểm nghèo. Vì vậy, cần phải tránh xung đột vũ trang cùng lúc với nhiều kẻ thù.

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng tràn vào nước ta dưới danh nghĩa quân đồng minh thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật theo Hội nghị Pốtxđam [7/1945].

     Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của chúng đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng. Song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng ta quyết định thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc [cung cấp lương thực cho 20 vạn quân Tưởng, chấp nhận tiêu tiền quan kim, quốc tệ của chúng, mở rộng 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử,…] để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Nhằm gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù, ngày 11/11/1945 Đảng ta tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật, chỉ để một bộ phận hoạt động công khai dưới danh hiệu Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Những chủ trương và biện pháp trên đã từng bước vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, làm thất bại âm mưu “Diệt cộng cầm Hồ”, “Hoa quân nhập Việt”, lật đổ chính quyền cách mạng Việt Nam của Tưởng Giới Thạch.

     Từ đầu năm 1946, thực dân Pháp và Tưởng Giới Thạch mưu tính kế hoạch đưa quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng. Ngày 28/02/1946, Hiệp ước Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng đã được kí kết. “Sự thỏa hiệp giữa hai thế lực thực dân vừa chà đạp lên chủ quyền dân tộc của nhân dân ta, vừa đặt cách mạng Việt Nam vào thế phải đối phó với âm mưu mới của hai lực lượng phản động”[1]. Đảng ta nhận định “vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng”[2], “phải cân nhắc kĩ lợi hại, chọn cái nào ít hại nhất mà làm. Phải làm như thế không thì bị kẹp cả hai phía: bọn Pháp và bọn Quốc dân đảng”[3]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “không nên cùng một lúc đánh nhau tay năm, tay sáu với lũ cướp nước và bán nước. Đấm bằng cả hai tay một lúc là không mạnh”[4]. Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc Tưởng rút quân về nước, tranh thủ hòa hoãn chuẩn mọi lực lượng cho cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”[5]. Thực hiện chủ trương đó, ngày 06/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ với các điều khoản chủ yếu: Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam đồng ý để Pháp đưa 15.000 quân vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sẽ rút dần trong thời hạn 05 năm. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức tiếp theo tại Pari.

     Việc kí Hiệp định Sơ bộ [06/3/1946] thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sự lựa chọn sáng suốt của Đảng theo phương châm “hòa để tiến” nhằm loại trừ bớt kẻ thù, tranh thủ thời cơ chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu lâu dài về sau, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” một cách có lợi nhất. “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng nhân nhượng để giữ vững hòa bình…gần một năm tạm hòa bình đã cho chúng ta thời gian để xây dựng lực lượng căn bản”[6]. “Sự kí kết đó có một kết quả hay là nước Pháp đã thừa nhận nước Việt Nam là một nước tự chủ”[7], tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “chọn thương lượng thay vì đánh nhau chính là bằng chứng hiểu biết về chính trị”, đồng thời tỏ rõ thiện chí hòa bình của cách mạng Việt Nam. Đánh giá về ý nghĩa quốc tế của bản Hiệp định, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bản Hiệp định sẽ dẫn chúng ta đến một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng, đó là một thắng lợi chính trị lớn lao”[8].

     Gần 75 năm đã trôi qua, những bài học kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử to lớn của Hiệp định Sơ bộ [06/3/1946] mãi còn nguyên giá trị. Đó là bài học về phát huy sức mạnh của chính quyền nhân dân, bài học về phân hóa và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, biết tận dụng đúng thời cơ cách mạng, biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có nguyên tắc, luôn đặt lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia lên trên hết,…Thấm nhuần quan điểm của V.I.Lênnin: “Nếu có lợi cho cách mạng, thì dù có phải thỏa hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thỏa hiệp”, Hiệp định Sơ bộ đã thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, chủ động, sáng suốt trong đường lối ngoại giao của Đảng thời kì 1945-1946, xứng đáng là “một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin-nít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.[9]

[1] Nguyễn Quang Ngọc [Chủ biên], Tiến trình Lịch sử cách mạng Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.2006, tr.305

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 8, tr.43-44

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tập 8, tr.160

[4] Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, H.2010, tr.103

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tập 8, tr.46

[6] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, Tập 12, tr. 23

[7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, Tập 4, tr. 228

[8] Philippe Devillers, Tài liệu lưu trữ chiến tranh 1944-1947, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1993, tr. 218

[9] Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H.1979, tr. 31

Nguyên nhân :

 Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng.

-               Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt: gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra, phía Nam vĩ tuyến 16 là quân đội Anh đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương, trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động.

-           Những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội: nạn đói ở miền Bắc chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn...

-               Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta.

Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam

Biện pháp thực hiện sách lược hòa với Tưởng

-                  Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

-                  Chúng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân đội Tưởng và tay sai, tránh để xảy ra xung đột về quân sự, đã ép cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

-                   Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước của bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng chứng

Tác dụng: Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hoá các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt.

Video liên quan

Chủ Đề