Vì sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể bạn không thể tổng hợp được insulin. Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở người béo phì, có gen đái tháo đường type 2. Việc điều trị bệnh trong trường hợp này thường là điều chỉnh khẩu phần ăn giàu chất xơ, giảm bớt tinh bột, tiêm insulin trong trường hợp cần thiết [theo chỉ định của bác sĩ].

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân do đâu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu khi đang mang thai.

Glucose là chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Song glucose không thể tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin.

Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin thì lượng đường trong máu có thể tăng cao.

Trong thời kỳ bầu bí, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể có nhu cầu tăng lượng đường. Không những vậy, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển, những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

Nếu insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu, bạn sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Còn nếu insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

Những đối tượng dễ bị đái tháo đường thai kỳ là:

  • Mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
  • Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2
  • Bị thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai
  • Từng mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp.

Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị cao huyết, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đối với bé, tác hại của tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Cơ thể bé có thể dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường:

1. Thai tăng trưởng quá mức

Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…

2. Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.

3. Suy hô hấp

Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.

4. Tăng hồng cầu

Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

5. Vàng da sơ sinh

Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

6. Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác

Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ điển hình nhất

Tiểu đường thai kỳ thường diễn ra âm thầm, bạn chỉ biết mình có mắc bệnh hay không cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc bệnh là:

  1. Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  2. Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
  3. Nếu chẳng may bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành.
  4. Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
  5. Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Tiểu đường thai kỳ có hết không? Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý thì có thể nhanh kiểm soát bệnh mà không phải dùng đến thuốc và giảm nhẹ các nguy cơ cho thai nhi.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm đối với mẹ và bé không? Đây là những điều mà những bà bầu rất quan tâm và lo lắng. Để giúp các mẹ có thể yên tâm hơn, bài viết sau đây sẽ giải đáp và cung cấp những thông tin hữu ích.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai, ở khoảng tuần thứ 24 trở đi. Khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể sẽ bị kém đi, dẫn tới việc không chuyển hóa được hết đường glucose trong cơ thể. Lượng đường trong máu cao gây ra tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là thuật ngữ chỉ được sử dụng cho nhóm đối tượng phụ nữ mang thai.

Nếu triệu chứng tăng đường huyết được nhận biết rõ ràng trước khi mang thai và mức đường huyết của phụ nữ mang thai thời kỳ đầu cao có ảnh hưởng của hormone nhau thai ức chế insulin thấp thì đó là bệnh tiểu đường bình thường.

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh tiểu đường phát triển kể từ khi người phụ nữ mang thai. Ngay cả những người không có vấn đề với lượng đường trong máu cũng có thể mắc bệnh này.

Người ta cho rằng sự gia tăng lượng đường trong máu là sự ức chế insulin của hormone nhau thai. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân tiểu đường thai kỳ khác nữa. Điển hình như:

Tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh mà người Việt Nam phần lớn mắc phải. Điều này là do bất thường trong việc tiết insulin. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2 như sau.

  • Duy trì chế độ ăn uống có hàm lượng calo cao
  • Cân bằng dinh dưỡng không tốt
  • Lười vận động

Bệnh tiểu đường loại 2 cũng được cho là một ví dụ điển hình của các bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt. Cũng có rất nhiều phụ nữ rối loạn thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục trong thời kỳ mang thai.

Những thói quen ăn uống thiếu khoa học dẫn đến lượng đường dung nạp vào cơ thể quá nhiều, không được tiêu hao dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Một phụ nữ mang thai trở nên béo phì do chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng rất có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, nếu tăng cân, cơ thể cử động khó khăn dẫn tới sẽ trở nên lười vận động. Lượng carbohydrate và chất béo hấp thu sau bữa ăn sẽ không được tiêu hao.

Những thay đổi trong chế độ ăn uống khi mang thai và béo phì, lười vận động là những yếu tố làm tăng lượng đường trong máu, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Không chỉ những người bị béo lên từ khi mang thai mà cả những người đã có thể trạng béo từ trước cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những người béo phì thường bị rối loạn thói quen sinh hoạt trước khi mang thai. Như đã đề cập trước đó, chế độ ăn uống mất cân bằng và lười vận động là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai có tỷ lệ mỡ cơ thể cao do trạng thái quá nhiều dinh dưỡng và lượng đường huyết cao kể từ khi mang thai, ngoài chịu tác dụng của hormone đối kháng insulin, cơ địa béo phì khiến insulin khó hoạt động hiệu quả.

Béo phì gây ra bệnh tiểu đường ngay cả khi bạn không mang thai. Đó là bởi vì tuyến tụy đã không còn hoạt động hiệu quả. Cần chú ý đặc biệt để cải thiện chế độ ăn uống.

Từ khi mang thai, chuyên gia y tế cho biết: trọng lượng cơ thể mẹ tăng từ 7 kg đến 10 kg, bao gồm sự tăng trưởng của thai nhi và tăng lượng nước ối.

Tuy nhiên, nếu trọng lượng cơ thể người mẹ tăng vượt quá mức đó, đây có thể là nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ. Điều này giống như bệnh tiểu đường bình thường.

Có những phụ nữ nói họ bị ốm nghén khi mang thai nhưng luôn luôn thèm ăn. Và bằng việc ăn quá nhiều, họ trở nên béo phì và lượng mỡ cơ thể tăng lên cũng có thể là nguyên nhân dẫ đến tiểu đường thai kỳ.

Cơ địa béo phì khiến insulin khó hoạt động hiệu quả

Giống với các hormone nhau thai, tế bào mỡ trong cơ thể cũng tác động vào chức năng của insulin. Khi tăng trọng lượng cơ thể và tế bào mỡ trở nên lớn hơn, mức đường huyết khó có thể giảm.

Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện tại thời điểm khám thai. Xét nghiệm đường nước tiểu là để kiểm tra xem đường glucose có được hòa tan trong nước tiểu của phụ nữ mang thai hay không.

Khi lượng đường trong máu tăng lên, carbohydrate trong cơ thể cũng xuất hiện trong nước tiểu. Nếu bạn làm xét nghiệm nước tiểu, bạn sẽ biết liệu đó là tăng đường huyết hay tiểu đường thai kỳ.

Khi xét nghiệm đường trong nước tiểu, lượng đường được kiểm tra trong 4 mức – [âm tính], + [dương tính], 2 +, 3 +. Tại thời điểm này, nếu nhiều lần kết quả dương tính thì có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đặc biệt là khi nó là mức 2 +, 3 +, mức độ bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng. Nếu người mẹ không có thời gian để đi kiểm tra sức khỏe mang thai, hoặc gặp khó khăn trong việc đi lai, hãy luôn chú ý.

Để chăm sóc cho cơ thể và tránh mắc bệnh, phụ nữ mang thai cần phải đi khám thai. Nếu người mẹ đang có sức khỏe không tốt, hãy nhờ người thân dẫn đi kiểm tra.

Trong quá trình mang thai, sản phụ có thể mắc hội chứng tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường có thể khởi phát như một biến chứng của tăng huyết áp.

Những người bị huyết áp cao được cho là có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với những người khác. Khi huyết áp cao, áp lực sẽ tác động lên các cơ quan của toàn bộ cơ thể, do đó sự hoạt động của insulin cũng trở nên tồi tệ hơn.

Những người bị cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với những người khác

Các bà mẹ có hội chứng tăng huyết áp khi mang thai trong lần mang thai trước có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Việc gia đình có yếu tố di truyền bệnh tiểu đường là điều không hiếm gặp. Những người có yếu tố di truyền bệnh thì hoạt động sản sinh insulin rất yếu. Ngay cả khi sinh hoạt bình thường điều độ cũng rất dễ mắc bệnh tiểu đường.

Nếu có người bị bệnh tiểu đường trong gia đình, phụ nữ mang thai có thể có các yếu tố di truyền bệnh tiểu đường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Trường hợp có người bị bệnh tiểu đường trong họ hàng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ khi bạn mang thai. Nhanh chóng tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu.

Sinh con muộn cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ sinh con lần đầu khi ngoài 35 tuổi là người có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Độ tuổi từ 35 đến 40 tuổi là thời điểm chức năng của hormone nữ dễ bị rối loạn. Ảnh hưởng của hormone cũng ức chế chức năng của các dây thần kinh.

Insulin thường được tiết ra từ tuyến tụy mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, sự rối loạn hormone cũng làm rối loạn việc tiết insulin.

Định nghĩa của một đứa trẻ nặng cân: Là một em bé có trọng lượng sơ sinh hơn 4000 gram. Ở đây không phải nói về sinh con sau ngày dự kiến, mà về trọng lượng nặng khi sinh bình thường. Lý do em bé phát triển quá mức trong bụng mẹ là do có nhiều tinh chất đường được truyền đến em bé. Nói cách khác, người mẹ đang ở tình trạng đường huyết cao.

Sinh con trong lần mang thai trước dễ khiến mẹ bầu bị tăng đường huyết ở lần mang thai sau

Có thống kê cho rằng phụ nữ mang thai đã từng sinh con nặng cân có xu hướng tăng đường huyết khi mang thai lần sau. Khi các hormone nhau thai hoạt động mạnh mẽ, đường và nguồn năng lượng truyền đến trẻ sơ sinh cũng sẽ tăng lên. Tình trạng đó sẽ được tiếp diễn cho đến lần mang thai tiếp theo. Khi mang thai, người phụ nữ nào cũng rất dễ bị tăng lượng đường trong máu. Đó là bởi vì người mẹ phải truyền nguồn năng lượng cho em bé trong bụng của mình.

Việc lượng đường trong máu bị tăng lên có thể hạn chế ở mức độ nào đó bằng việc tập thể dục và phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trường hợp bệnh do di truyền hoặc có tiền sử bệnh thì có giới hạn để bệnh nhân tự quản lý bệnh của mình.

Sản phụ vẫn có thể kiểm soát bệnh nhờ áp dụng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát đường huyết ổn định đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường thai kỳ. Cần tuân thủ tốt chế độ ăn và luyện tập trong quá trình theo dõi và điều trị.
  • Chế độ ăn đảm bảo giảm các loại đường hấp thu nhanh như đường sữa bánh kẹo, hoa quả ngọt. Các thức ăn dạng tinh bột cần hạn chế như cơm, xôi, bánh trưng… Chia nhỏ bữa ăn. Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng nhiều chất xơ.
  • Tăng cường đi bộ sau ăn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm tình trạng kháng Insulin đặc biệt ở những thai phụ béo phì trước mang thai. Cần hỏi ý kiến của các bác sỹ sản khoa trước khi luyện tập.
  • Theo dõi đường huyết lúc đói và sau ăn 1h hoặc 2h. Điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để đạt được mục tiêu đường huyết lúc đói < 5,3 mmol/l, Đường huyết sau ăn 1h < 7,8 mmol/l, đường huyết sau ăn 2h < 6,7 mmol/l.
  • Nếu đường huyết không đạt được mục tiêu cần đến khám và tư vấn ngay Bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
  • Nếu có chỉ định tiêm thuốc tăng trưởng thành phổi cần thiết phải nhập viện Chuyên khoa Nội tiết theo dõi chặt chẽ đường huyết.

Vì sự tăng đường huyết không có nguyên nhân tiểu đường thai kỳ chủ quan, nếu có triệu chứng nào giống nguyên nhân nêu trên, hãy kiểm tra lượng đường trong máu tại bệnh viện. Điều trị sớm là điều quan trọng đối với những bất thường trong thai kỳ. Nếu có điều gì đó phải lo lắng, hãy nói chuyện với bác sỹ tại thời điểm khám sức khỏe.

Nếu còn thắc mắc về các nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề