Tại sao trước khi làm thí nghiệm với khí hiđro cần phải thử độ tinh khiết của khí hiđro?

KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI: “TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO” [TIẾT 1] HOÁ HỌC 8 - BẬC THCS I/ Đặt vấn đề. 1. Bài tính chất ứng dụng của hiđro là một bài học quan trọng trong chương trính hoá học lớp 8, có mối quan hệ mật thiết cả về lượng và chất với kiến thức ở chương 4 và với những bài học phía sau của chương 5, góp phần hình thành những khái niệm và kiến thức cơ bản cho chương 5 thuộc phần nghiên các cứu tính chất, ứng dụng, cách điều chế một số chất cụ thể [oxi, hiđro, nước]. Đối tượng học sinh lớp 8 bậc THCS là nhận thức theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ khái quát hoá đến trừu tượng hoá để rút ra khái niệm. Bài “Tính chất - ứng dụng của hiđro” được chia làm hai tiết. mục đích và yêu cầu của bài học là qua tìm hiểu nghiên cứu học sinh phải: Biết được các tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro, rèn luyện được khả năng quan sát thí nghiệm, khả năng phân tích xử lí các hiện tượng rút ra được đơn chất hiđro là đơn chất khí có tính khử, khi tác dụng với oxi toả nhiều nhiệt, giải thích được hỗn hợp Hiđrô – oxi là hỗn hợp nổ. Rèn luyện được khả năng viết phương trình hoá học của phản ứng và tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thích và ham mê nghiên cứu khoa học, tính chính xác tỉ mỉ để rút ra những kết luận đúng, đầy đủ. 2. Trong những năm qua, từ việc thăm lớp dự giờ của nhiều đồng nghiệp nhất là những giáo viên chưa có kinh nghiệm đang dạy theo phương pháp cũ hoặc có đổi mới nhưng chưa hiệu quả, tôi thấy khi dạy bài này giáo viên còn có những hạn chế sau: - Giáo viên không đặt bài học trong mối quan hệ với kiến thức chương 4 [chương oxi] và không đặt bài học trong mối quan hệ với toàn chương 5 [hiđro và nước]. 1 - Giáo viên thường ngại khó không chuẩn bị thí nghiệm, hoặc có nhưng chuẩn bị sơ sài, các bài tập củng cố lựa chọn chưa tốt, chưa phù hợp, chưa khắc được kiến thức cho học sinh. - Các kiến thức về tính chất của hiđro được chuyển tải đến học sinh một cách cứng nhắc, khô khan, rập khuôn theo sách giáo khoa, học sinh không có hứng thú học bài, tiết học cảm thấy nặng nề, buồn chán và kết quả không cao. * Như vậy tình trạng chung của bài học này là nếu giáo viên không đầu tư công sức, suy nghĩ về nội dung, phương pháp, các thiết bị thí nghiệm, không đặt tình huống cho các em tìm hiểu thảo luận thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách mơ hồ, hời hợt không có cái nhìn biện chứng về mối liên hệ giữa tính chất của hiđro, oxi và nước, giữa tính chất vật lí và tính chất hoá học và ứng dụng của chất. Học sinh không vận dụng được kiến thức để làm các bài tập định tính, định lượng và không giải thích được các hiện tượng có liên quan xẩy ra trong tự nhiên, trong cuộc sống. Trong điều kiện chương trình hoá học 8 THCS, tôi thấy việc giảng dạy bài tính chất - ứng dụng của hiđro thường diễn ra như sau: - Giáo viên xây dựng tiết dạy bài này trong điều kiện tự nghiên cúu tài liệu, ít tham khảo ý kiến đồng nghiệp nên không tránh khỏi sự phiến diện. - Giáo viên làm thí nghiệm hoặc sử dụng thí nghiệm ảo với những thao tác có tính kĩ năng chưa cao, chưa thành thạo kết hợp với việc giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hoặc nhóm học sinh chưa rõ ràng chỉ yêu cầu chung là qua quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng và kết luận. Các học sinh hầu như quan sát thí nghiệm nhưng việc nêu nhận xét, kết luận thì hoàn toàn dựa vào sách giáo khoa chưa biết thảo luận, xử lí tình huống để rtút ra được kết luận chính xác. - Cá biệt một số giáo viên ngại khó tránh không làm thí nghiệm, chỉ mô tả thí nghiệm theo sách giáo khoa rồi yêu cầu học sinh rút ra nhận xét, kết luận. Như vậy với cách dạy trên học sinh thường có cái nhìn phiến diện hời hợt với tính chất lí, hoá học của chất. Giáo viên nếu không chuẩn bị tốt sẽ dẫn đến tình 2 trạng xây dựng một bài dạy hoá học chứa đựng nhiều thiếu sót, không sâu sắc, học sinh không hiểu hiện tượng, bản chất của quá trình nên sẽ không viết được phương trình hoá học, không vận dụng được kiến thức để giải quyết các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, không vận dụng để làm được các bài tập hoá học về hiđro cũng như những chất khác. Từ kinh nghiệm của bản thân, qua tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ khi dạy bài “Tính chất - ứng dụng của hiđro” như sau II/Nội dung.  Thực trạng của vấn đề: Bài tính chất và ứng dụng của hiđro là bài học mà thông qua các thí nghiệm, từ những hiện tượng quan sát được, học sinh rút ra được nhận xét và kết luận về kiến thức của vấn đề. Muốn vậy, người giáo viên phải tổ chức được các hoạt động trên lớp: từ quá trình làm thí nghiệm đến các hoạt động nhóm của học sinh thực hiện quan sát, ghi chép, thảo luận và thống nhất ý kiến để rút ra kết luận. Ở bài này, qua những lần dự giờ, thăm lớp, qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên thường mắc phải những hạn chế sau: 1] Phần tính chất vật lí: Giáo viên chỉ cho học sinh quan sát khí hiđro, yêu cầu rút ra trạng thái, màu sắc của hiđro, phần tính chất còn lại hoặc do học sinh qua nghiên cứu SGK để nêu, hoặc do giáo viên thông báo về tính tan trong nước, nhẹ hơn các khí khác và nhiệt độ hoá lỏng của hiđro mà chưa có số liệu và những minh chứng cụ thể để đưa đến những kiến thức trên. Vì vậy, ở phần này học sinh tiếp thu những tính chất vật lí của hiđro một cách thụ động, mơ hồ, không khắc sâu được kiến thức. 2] Phần tính chất hoá học của hiđro: Trong phạm vi tiết 1 chúng ta chỉ nghiên cứu tính chất 1 đó là hiđro tác dụng với oxi. Phần này có 2 kiến thức cơ bản: 3 Thứ nhất: Hiđro tác dụng với oxi sinh ra nước, toả nhiều nhiệt. Hiđro thể hiện tính khử. Thứ hai: Hỗn hợp hiđro và oxi là hỗn hợp nổ. Hạn chế chủ yếu mà các giáo viên thường gặp phải ở mục này là: Hầu hết các giáo viên đều đã chịu khó làm thí nghiệm đốt cháy hiđro, có những giáo viên đã từng bước giới thiệu các thao tác thí nghiệm, có những giáo viên chỉ làm thí nghiệm rồi yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng từ đó kết luận vấn đề. Ở đây học sinh không biết được cần thao tác thí nghiệm như thế nào là tốt nhất, giáo viên chưa có những dẫn dắt cơ bản để học sinh thấy rằng mỗi hiện tượng dù là nhỏ nhất cũng biểu hiện ra bản chất của vấn đề, giáo viên chưa biết cách khắc sâu kiến thức cho học sinh, ví dụ như kiến thức hiđro cháy toả nhiệt được nghiên cứu từ hiện tượng sau một thời gian đốt hiđro thì trên thành bình bị mờ đi sau đó xuất hiện các giọt nước nhỏ bám trên thành bình. Hoặc là khi dạy về kiến thức hỗn hợp hiđro – oxi là hỗn hợp nổ. Thường ở phần này do ngại khó nên đa số giáo viên tránh làm thí nghiệm mà chỉ cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK để tìm hiểu hoặc giáo viên giới thiệu về kiến thức này, hoặc đã có giáo viên cố gắng làm thí nghiệm nổ nhưng lại dẫn dắt không khéo, không logic do vậy việc tiếp nhận lĩnh hội kiến thức phần này còn nặng nề, mơ hồ, dẫn đến học sinh chưa khắc sâu kiến thức, không thấy được tầm quan trọng của việc cần thiết phải thử độ tinh khiết của hiđro trước khi làm thí nghiệm... 3] Sau mỗi phần kiến thức giáo viên chưa có biện pháp củng cố hoặc có thì cũng chỉ mang tính chất phiến diện chưa phong phú ,chưa sáng tạo nên gây nên sự nhàm chán cho học sinh, không đưa lại hiệu quả cao, không khắc sâu được kiến thức. Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra phương pháp giảng dạy bài “Tính chất - ứng dụng của hiđro” - tiết 1 mà tôi cho rằng đã có sự đầu tư cả về nội dung và phương pháp, qua kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vừa rồi tôi đã đạt kết quả thuyết phục [16,83 điểm], tiết học rất nhẹ nhàng mà sôi nổi, học sinh rất hứng thú và hiểu bài sâu sắc. 4  Nội dung – phương pháp : Bài Tính chất của Hiđro là bài đầu của chương V, sau khi đã học xong chương oxi. Theo tôi bài này không nhất thiết GV phải thực hiện bước hỏi bài cũ truyền thống mà sẽ lồng ghép các kiến thức cũ liên quan trong từng phần của bài học. Để vào bài giáo viên có thể đặt vấn đề như sau: Ở chương IV các em đã được nghiên cứu về Oxi. Có một nguyên tố được coi là bạn của oxi, nếu kết hợp với oxi sẽ tạo ra sản phẩm là nước. Đó là Hiđro. Vậy hiđro và nước có những tính chất gì? Cách điều chế và ứng dụng ra sao? Những vấn đề này chúng ta sẽ được nghiên cứu ở chương V: Hiđro - nước. Đến đây giáo viên bật máy chiếu, trình chiếu từng nội dung sẽ được nghiên cứu trong chương V để học sinh quan sát. Trong phạm vi tiết học này chúng ta sẽ nghiên cứu về các tính chất vật lý, tính chất hoá học của hiđro thông qua bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro. Giáo viên ghi mục bài lên bảng và yêu câu học sinh ghi đầu bài vào vở. Tôi nghĩ rằng với cách vào bài như trên phần lớn tôi đã gây được sự tò mò của học sinh, kích thích sự ham muốn tìm hiểu, chinh phục kiến thức của các em. Như vậy bước đầu tôi đã thành công. Lúc này tôi đặt câu hỏi: Vậy các em biết gì về kí hiệu hoá học, công thức hoá học, nguyên tử khối, phân tử khối của hiđro? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên ghi các thông tin trên lên bảng rồi đi vào tìm hiểu mục 1: 1.Tính chất vật lí của hiđro. Giáo viên gây sự chú ý của học sinh bằng câu: Các em chú ý, để tìm hiểu về tính chất vật lí của hiđro, cô sẽ điều chế hiđro để các em quan sát. Trên tay cô là bộ dụng cụ điều chế hiđro [giáo viên giới thiệu từng bộ phận dụng cụ và tác dụng của mỗi dụng cụ trong bộ điều chế hiđro]. 5 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhiệm vụ của các em là quan sát xem cô thu hiđro vào ống nghiệm như thế nào? quan sát về trạng thái, màu sắc của hiđro để từ đó rút ra các tính chất vật lí của hiđro. Giáo viên tiến hành điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm. Mục đích của việc làm thí nghiệm điều chế hiđro ở phần này là giúp học sinh thấy được tính tan của hiđro trong nước thông qua sự thu khí hiđro. Rồi đưa ống nghiệm đựng đầy hiđro lên cho học sinh quan sát, giáo viên đi xuống vài bàn học sinh nhẹ tay mở nút ống nghiệm, phẩy tay để học sinh ngửi mùi hiđro. Hỏi: Qua cách thu hiđro mà cô vừa thực hiện, qua quan sát ống nghiệm đựng hiđro, em hãy cho biết hiđro có trạng thái, màu sắc, mùi vị và khả năng tan trong nước như thế nào? [Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước] Sau khi học sinh trả lời,giáo viên giới thiệu: Cô có một quả bóng bay được bơm đầy khí hiđro.Cô mời 1 em lên tham gia trò chơi: một tay em giữ ở đầu dây cột quả bóng, một tay em thả quả bóng. Cả lớp hãy quan sát xem quả bóng sẽ di chuyển như thế nào và giải thích cho hiện tượng đó? [Quả bóng bay lên cao do hiđro nhẹ hơn không khí] Giáo viên: Bằng kiến thức đã học, các em hãy chứng tỏ hiđro là khí nhẹ hơn không khí? [Tỉ khối của H2 so với không khí = 2/29 hiđro nhẹ hơn không khí 29/2= 14,5 lần] Đến đây giáo viên vừa chiếu lên màn hình các hình ảnh thả bóng bay vào các ngày lễ hội, vừa giới thiệu liên hệ: nhờ tính chất nhẹ hơn không khí, người ta ứng dụng bơm khí hiđro vào các quả bóng bay để thả trong các ngày hội, ngày lễ tết. Tiếp tục giáo viên vừa giới thiệu vừa chiếu lên màn hình: Bằng thực nghiệm, người ta thấy rằng: Ở 150C 1 lít nước hoà tan được tối đa 20 ml khí hiđro. 1 lít nước hoà tan được tối đa 31 ml khí oxi Hỏi: Ở bài oxi, ta biết oxi có khả năng tan trong nước như thế nào? [Ít tan] 6 Hỏi: Qua đó em hãy nhận xét về khả năng tan của hiđro trong nước?[ Hiđrô là khí rất ít tan trong nước] Lúc này giáo viên liên hệ lại: Nhờ ứng dụng tính rất ít tan của hiđro trong nước mà lúc đầu khi điều chế hiđro, cô đã thu khí hiđro bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm, trong thực tế người ta cũng điều chế hiđro bằng cách đẩy nước. Đến đây, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thực hiện bài tập trắc nghiệm sau: Trong thời kì công nghệ thông tin được ứng dụng một cách triệt để và có hiệu quả cao, tôi đã ứng dụng phần mềm violet vào trong phần bài tập này. GV gọi đại diện nhóm lên chọn đáp án để hoàn thành bài tập, sau khi thực hiện xong, GV kiểm tra lại bằng cách nháy chuột vào ô thử kết quả, nếu đúng thì trên màn hình, phía dưới của bài tập hình bông hoa sẽ cười tươi và có câu: Hoan hô bạn đã trả lời đúng rồi cùng với tiếng vỗ tay . 7 Còn nếu học sinh làm sai thì hình bông hoa sẽ buồn xỉu và có câu: Rất tiếc bạn đã sai rồi. Giáo viên yêu cầu nhóm khác thực hiện lại. Ví dụ dưới đây là 1 đáp án sai: Lúc này, giáo viên khẳng định: Ý đúng mà các em vừa chọn trong bài tập chính là những tính chất vật lí quan trọng của hiđro mà các em cần nhớ. Bây giờ một em hãy nhắc lại các tính chất vật lí của hiđro rồi giáo viên ghi bảng. 8 Như vậy là mục 1 đã trôi qua một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái.Học sinh tiếp thu kiến thức rất dễ dàng, đầy đủ, sâu sắc và rất hứng thú. Các em đang nghiên cứu bài học mà tưởng rằng mình đang được tham gia chơi trò chơi. 2. Tính chất hoá học Giáo viên đặt vấn đề: Hiđro là chất khí có nhiều ứng dụng quan trọng. Vậy hiđro có những tính chất hoá học nào? Trước hết ta tìm hiểu tính chất thứ nhất, GV nói , ghi mục 1/ lên bảng, nội dung mục 1 đang để trống [sẽ điền sau khi học sinh đã nghiên cứu xong tính chất này]. Giáo viên gây sự chú ý của học sinh bằng câu nói: tất cả các em chú ý lên bảng quan sát cô làm thí nghiệm đốt cháy hiđro. Giáo viên giới thiệu: Cô sẽ đốt cháy hiđro trong không khí và trong oxi, nhiệm vụ của các em là quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. Lúc này giáo viên chiếu lên màn hình nội dung của phiếu học tập rồi cử lớp trưởng phát phiếu học tập cho các nhóm. Giáo viên tiến hành thí nghiệm và giới thiệu: Ta chờ cho hiđro thoát ra một thời gian để đuổi hết không khí ra khỏi ống dẫn khí. Mục đích là để đốt được hiđro tinh khiết. Khi đốt hiđro giáo viên hỏi: Ta thấy hiđro có cháy không? Ngọn lửa hiđro cháy trong không khí như thế nào? Tiếp tục giáo viên đưa ngọn lửa hiđro đang cháy vào bình đựng oxi: các em hãy quan sát kĩ độ sáng của ngọn lửa và so sánh độ sáng của ngọn lửa hiđro cháy trong không khí và trong oxi khác nhau như thế nào? Sau khi học sinh các nhóm ghi vào phiếu học tập, giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát kĩ thành bình oxi sau khi hiđro đã cháy: ta thấy có hiện tượng gì ở thành bình? Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét và thống nhất đáp án: � khi được đốt cháy [có nhiệt - Câu 1: Hiđro cháy trong điều kiện nào? �� độ thích hợp]. - Câu 2: Ngọn lửa hiđro cháy trong không khí khác với ngọn lửa hiđro cháy trong oxi như thế nào? Vì sao? �� � Hiđro cháy trong oxi với ngọn lửa sáng hơn 9 vì trong không khí chỉ có 1/5 thể tích là oxi còn lại là nitơ và một số khí khác nên sự tiếp xúc của hiđro với oxi trong không khí ít, phản ứng xảy ra chậm, nhiệt sinh ra ít, phần lớn lượng nhiệt sinh ra được dùng để đốt nóng nitơ trong không khí. Vì vậy ngọn lửa sáng mờ. Còn trong bình oxi, mật độ oxi cao, sự tiếp xúc của hiđro với oxi lớn, phản ứng xẩy ra nhanh, nhiệt sinh ra nhiều, ngọn lửa sáng rõ. - Câu 3: Trên thành bình có hiện tượng gì? Chứng tỏ sản phẩm của phản ứng là gì? �� � Thành bình bị mờ có những giọt nước nhỏ xuất hiện chứng tỏ sản phẩm của phản ứng là nước. Đến đây, giáo viên yêu cầu các nhóm viết phương trình hoá học của phản ứng và điền trạng thái của các chất trong phản ứng Giáo viên trình chiếu lên màn hình để chuẩn kiến thức,sau đó giáo viên ghi lên bảng nội dung mục 1 để trống lúc ban đầu và viết phương trình hoá học: 1/Tác dụng với oxi 0 t 2 H 2[ K ]  O2[ K ] �� � 2 H 2 O[ H ] Hỏi: Vì sao nước sinh ra lại ở trạng thái hơi? [do phản ứng toả nhiều nhiệt] Giáo viên vừa chiếu lên màn hình hình ảnh của đèn xì oxi-hiđro, hình ảnh ôtô máy bay, tên lửa vừa giới thiệu: Vì tính chất này mà trong thực tế người ta dùng hiđro để làm nhiên liệu cho đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại. Trong tương lai người ta đang cố gắng nghiên cứu dùng hiđro để làm nhiên liệu cho cac động cơ ô tô, máy bay, tên lửa vì hai lí do: -Thứ nhất: Do hiđro cháy toả nhiều nhiệt. -Thứ hai: Hiđro cháy sinh ra nước, không gây ô nhiễm môi trường là vấn đề mà tất cả các nước trên thế giới đang quan tâm. Giáo viên dừng lại một phút rồi tiếp tục đặt vấn đề: Lúc nãy cô đốt hiđro ở đầu ống dẫn khí mục đích là để đốt hiđro tinh khiết. Tại sao vậy? Nếu cô đốt hỗn hợp hiđro với oxi thì sao? Lúc này học sinh đã tập trung chú ý, giáo viên bắt đầu làm thí nghiệm: Đốt hỗn hợp hiđro và oxi được nạp sẵn trong ống nghiệm, thành ống 10 nghiệm đã được quấn kĩ bằng giấy băng dính trong, các em hãy quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra? [ nổ mạnh] Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh xem phần “đọc thêm” trang 109, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau [giáo viên chiếu lên màn hình các câu hỏi]: 1] Tại sao khi đốt cháy hỗn hợp gồm khí hiđro và khí oxi lại có tiếng nổ? 2] Tại sao khi đốt cháy hiđro ở đầu ống vuốt nhọn hay trong lọ đựng oxi lại không gây tiếng nổ? 3] Muốn có hiđro tinh khiết để làm thí nghiệm ta cần phải làm gì? Các nhóm học sinh thảo luận 7 phút, gọi đại diện nhóm đứng dậy báo cáo kết quả.Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung và thống nhất câu trả lời. Lúc này giáo viên chốt lại: 1] Khi đốt hỗn hợp hiđro và oxi phản ứng xảy ra nhanh, mạnh triệt để, tạo ra lượng nhiệt lớn làm dãn nở thể tích nước sinh ra một cách đột ngột làm chấn động không khí xung quanh, gây ra tiếng nổ mà ta nghe thấy. 2] Khi đốt hiđro ở đầu ống vuốt nhọn hoặc trong bình khí oxi thì hiđro tinh khiết được tiếp xúc dần với oxi của không khí, phản ứng cháy toả ra một lượng nhiệt, phần lớn được tản dần vào không khí để đốt nóng nitơ, thể tích nước sinh ra bị giãn nở từ từ không gây chấn động không khí nên không gây tiếng nổ. 3] Khi điều chế, ta để hiđro thoát ra một thời gian rồi thử độ tinh khiết bằng cách đốt: nếu có tiếng nổ lớn chứng tỏ hiđro chưa tinh khiết, còn tiếng nổ nhẹ và cháy êm chứng tỏ hiđro đã tương đối tinh khiết Hỏi: Theo các em hỗn hợp hiđro và oxi sẽ nổ mạnh nhất trong trường hợp nào? Vì sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng để giải thích. 11 Qua thảo luận nhóm, học sinh rút ra được: hỗn hợp nổ mạnh nhất khi VH 2 : VO2  2 :1 . Vì đối với chất khí, trong cùng điều kiện, tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ số mol và tỉ lệ 2:1 này đúng bằng tỉ lệ hệ số các chất tham gia phản ứng trong phương trình hoá học. Lúc đó phản ứng xảy ra vừa đủ, sản phẩm và lượng nhiệt tạo ra lớn nhất nên hỗn hợp nổ mạnh nhất. Giáo viên: Qua phần nghiên cứu ở trên ta thấy: Hỗn hợp hiđro và oxi là hỗn hợp rất dễ nổ và hỗn hợp nổ mạnh nhất khi chúng được trộn theo tỉ lệ thể tích là 2:1. Điều này giải thích vì sao khi làm thí nghiệm với hiđro ta phải dùng hiđro tinh khiết để thí nghiệm được an toàn tránh hiện tượng gây nổ. Giáo viên: Ở trên chúng ta vừa nghiên cứu tính chất tác dụng với oxi của hiđro. Hiđro còn có những tính chất nào khác? Chúng ta sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở tiết 2. Như vậy, với cách khai thác kiến thức như trên, học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú, hiểu sâu sắc các tính chất vật lí, tính chất hoá học của hiđro và sẽ ghi nhớ kiến thức được lâu đồng thời vận dụng tốt kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống cũng như trong tự nhiên.  Củng cố: Giáo viên chiếu lên màn hình bài tập 2: Cho biết: - Khí A làm đục nước vôi trong. - Khí B làm tàn đóm đỏ bùng cháy. - Khí C cháy được trong không khí toả nhiều nhiệt. Hỏi A, B, C là các khí nào trong các khí sau: Hiđro, oxi, nitơ, cácbonic. Học sinh thảo luận nhóm 2 phút, đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và thống nhất đáp án: A là cacbonic ; B là oxi ; C là hiđro. 12 Tiếp theo, giáo viên chiếu lên màn hình bài tập 3 dưới hình thức một trò chơi kéo thả chữ: Ở bài tập này, sau khi học sinh thảo luận 2 phút, GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng, dùng chuột nháy vào các từ mà nhóm đã chọn để kéo thả xuống những chỗ ... trong câu. Sau khi đã hoàn thành trò chơi, em đó tự thử kết quả bằng cách nháy chuột vào ô kết quả phía dưới, nếu đúng bông hoa sẽ cười tươi, có tiếng vỗ tay và lời chúc: Hoan hô bạn đã trả lời đúng. 13 Còn nếu sai sẽ xuất hiện dấu gạch chéo [X] vào chỗ từ thả sai đồng thời bong hoa héo rũ cùng với câu: Rất tiếc bạn đã sai rồi. Và trò chơi phải nhường lại cho nhóm khác đến khi có kết quả đúng. Ví dụ dưới đây là một kết quả sai: 14 Thông qua bài tập trò chơi đầy thú vị này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hoá học của hiđro mà các em vừa được học trong bài. Để củng cố kĩ năng vận dụng kiến thức làm bài tập tính toán theo phương trình hoá học, giáo viên chiếu lên màn hình và yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 4 sau: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 lit hiđro ở [đktc]. a] Viết phương trình hoá học của phản ứng. b] Tính khối lượng của nước sinh ra sau phản ứng. c] Cũng đốt cháy 2,8 lit hiđro như trên trong 1,12 lit oxi [đktc] thì sau phản ứng thu được bao nhiêu gam nước? Giáo viên cùng học sinh hoàn thành bài tập này. Bài tập này củng cố cho học sinh về tính chất hoá học của hiđrô đồng thời luyện tập kĩ năng viết PTHH, kĩ năng biến đổi lượng chất và tính toán theo PTHH. Như vậy, với việc nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, chuẩn bị kĩ lưỡng về thiết bị dạy học, đầu tư về nội dung, phương pháp kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy một cách có hiệu quả, tôi thấy bài dạy của mình trở nên nhẹ nhàng mà sôi nổi, hấp dẫn, học sinh hứng thú say mê học tập đạt kết quả cao. III.Kết luận: Với việc nghiên cứu kĩ chương trình, sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo, chuẩn bị thiết bị dạy học. Bài “ tính chất - ứng dụng của hiđro” đã được chuẩn bị khá chu đáo, công phu. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: để hiểu được hết ý định của người viết sách giáo khoa thật là không dễ, nhưng truyền đạt được kiến thức cơ bản đó đến học sinh một cách hiệu quả càng khó khăn hơn. Để làm cho các kiến thức về tính chất vật lí, công thức hoá học, các tính chất hoá học, các phương trình hoá học của hiđro vốn là những kiến thức rất khô khan trở nên sống động, hấp dẫn đối với học sinh. Ngoài việc nghiên cứu sách giáo 15 khoa, người giáo viên cần có lòng say mê nhiệt tình và ý thức tích luỹ tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa. Những bài dạy được chuẩn bị chu đáo kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm phương tiện giảng dạy có hiệu quả, giáo viên sẽ tự tin khi lên lớp, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách hưng phấn, vui vẻ, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Ở bài này học sinh đã có cái nhìn khái quát về toàn bộ chương 5 từ đó học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của bài học : các tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro; giải thích được sự toả nhịêt của phản ứng đốt cháy hiđro ; giải thích được hỗn hợp hiđro – oxi là hỗn hợp nổ và nổ mạnh nhất khi tỷ lệ thể tích của hiđro và oxi được trộn lẫn là 2:1; học sinh vận dụng viết được phương trình hoá học, làm được các bài tập định tính và định lượng có liên quan. Cuối bài học tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra nhanh 5 phút để đánh giá lại toàn bộ nhận thức của học sinh về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hiđro và viết phương trình hóa học tương ứng, so sánh với kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy các em đã nhận thức vấn đề tốt hơn, vận dụng kiến thức nhanh và chắc chắn hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể: Chưa áp dụng sáng kiến Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm Sĩ số Số 45 lượng Giỏi 8 em Khá Tỷ lệ Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 – 2010 Sĩ Sĩ số Số 45 lượng 18% Giỏi 12 em 12 em 27% Khá TB 18 em 40% Yếu 7 em 15% Tỷ lệ số Số Tỷ lệ 45 lượng 27% Giỏi 15 em 33% 13 em 29% Khá 17 em 38% TB 16 em 35% TB 11 em 25% Yếu 4 em 9% Yếu 2 em 4% Trong năm học này, bằng cách dạy như đã trình bày ở trên trong kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kì 2009 – 2012 bài dạy của tôi được đánh giá cao, học sinh tiếp thu một cách say mê, sôi nổi và hứng thú . Kết quả tôi đã đạt thủ khoa môn hoá học trong kì thi này. Như vậy với những suy nghĩ, cố gắng của bản thân, tôi thấy rằng khi giáo viên đầu tư công sức, kiến thức, phương pháp vào bài dạy, học sinh tiếp thu bài nhanh 16 hơn, hứng thú hơn. Chính sự ham học của học sinh là động lực thúc đẩy giáo viên cần đổi mới tư duy, phương pháp dạy học. Mỗi giờ học mà các em đạt kết quả cao đã thể hiện phần nào tâm huyết của người dạy.  Bài học kinh nghiệm: 1] Giáo viên phải thưc sự có tâm huyết với nghề dạy học, yêu nghề, yêu học sinh. Những bài dạy trên lớp của giáo viên thể hiện một cách sinh động, cụ thể nhất trách nhiệm và lương tâm của người dạy. 2] Giáo viên cần có kế hoạch cá nhân cụ thể cho từng kì học, từng tuần học, từng tiết học để tự nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm của mình. Giáo viên phải có kế hoạch trong phong trào “ tự học, tự rèn”. Ví dụ: Trong chương trình lớp 8 ở kì 1 cần đầu tư cho những bài dạy phần lí thuyết cấu tạo nguyên tử, công thức hoá học, phương trình hoá học, công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất. Kì 2 cần đầu tư cho những bài dạy phần nghiên cứu tính chất vật lí, tính chất hoá học, cách điều chế và ứng dụng của một số chất cụ thể như: oxi, hiđro, nước ... và mối liên hệ giữa chúng. Song song với kế hoạch này là quá trình tập trung, tích luỹ tài liệu, sách tham khảo cho bản thân và nhiều tài liệu tham khảo khác phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên đạt kết quả cao hơn để có thể chuyển tải đến học sinh nội dung sách giáo khoa một cách sinh động và hiệu quả nhất. 3] Hoá học là một môn khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi các chất. mối quan hệ giữa các chất, các hiện tượng tự nhiên xảy ra. Đối tượng học sinh cấp hai đang nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy, giáo viên cần có phương pháp, cách thức tổ chức giúp học sinh biết cách làm thí nghiệm, biết quan sát các hiện tượng thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm học sinh rút ra được nhận xét, tính chất hoá học, quy luật biến đổi chất cũng như mối quan hệ giữa các chất,... 4] Sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm, tranh vẽ, hay mẫu vật trong giảng dạy bộ môn hóa học là một công việc hết sức cần thiết. Giáo viên cần khai thác kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa, cần nghiên cứu kĩ các sơ đồ, các 17 mẫu vật, các hiện tượng hoá học xảy ra... Để học sinh hiểu thấu đáo các đồ dùng trực quan, những thí nghiệm mà giáo viên và học sinh đã sử dụng gây được sự hứng thú trong học tập cho học sinh. 5] Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như: Cho học sinh làm thí nghiệm để nghiên cứu hoặc để chứng minh, quan sát thí nghiệm tự làm hoặc thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, phương pháp miêu tả, hỏi đáp, phương pháp đặt vấn đề thảo luận nhóm... để nhanh chóng đưa ra được kết luận chung. đặc biệt giáo viên cần chú ý đến phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. 6] Để cho sự nhận thức của học sinh diễn ra dễ dàng và thuận lợi thì sự chuẩn bị các thiết bị dạy học trong tiết học là hết sức cần thiết. Muốn vậy giáo viên cần đầu tư công sức, nghiên cứu kĩ bài học, xác định những thiết bị cần có và chuẩn bị thật tốt các thiết bị, đồ dùng thí nghiệm. Thậm chí giáo viên phải làm thử thí nghiệm trước để đảm bảo cho thí nghiệm thành công, gây được sự hứng thú và tập trung cao độ của học sinh trong học tập. 7] Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy cho các bài học là hết sức cần thiết và thường mang lại hiệu quả cao. Do vậy, giáo viên cần nâng cao trình độ tin học để ứng dụng các phần mềm có sẵn làm phương tiện cho quá trình dạy học để tiết học thêm sinh động, rút ngắn được thời gian cho mỗi quá trình nghiên cứu, góp phần làm cho tiết học được hoàn chỉnh mà sâu sắc. 8] Nói cho cùng, công việc giảng dạy của giáo viên hoá học là từ những hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm, qua tranh vẽ, qua mẫu vật, qua thông tin trong sách giáo khoa, thông tin do giáo viên cung cấp...giáo viên giúp học sinh rút ra được cho mình những nhận xét chung, những kết luận, những tính chất vật lí, tính chất hoá học, những quy luật biến đổi của chất. Ở trình độ lớp 8, qua bài “ tính chất ứng dụng của hiđro” học sinh cần nhận thức được rằng: Hiđro có tính chất vật lí tương tự oxi nhưng nhẹ hơn oxi và nhẹ nhất trong tất cả các khí vì vậy hiđro được 18 ứng dụng để bơm vào bóng bay, khinh khí cầu. Hiđro có tính chất tác dụng với oxi toả nhiều nhiệt nên nó được ứng dụng để làm nhiên liệu... 9] Trong điều kiện hiện nay, giáo viên cần tạo cho các em một niềm tin, sự say mê hứng thú nghiên cứu khoa học, giáo dục cho các em lòng yêu thích khoa học, biết cống hiến sức lực nhỏ bé của bản thân cho khoa học từ đó cố gắng học giỏi để góp phần xây dựng đất nước. xây dựng xã hội chủ nghĩa mạnh giàu. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu từ bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô,... để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Diễn Kỷ ngày 20 tháng 5 năm 2010 Người thực hiện TrÇn ThÞ Hoµng Song Trường THCS Diễn Kỷ - Diễn Châu - Nghệ An 19

Video liên quan

Chủ Đề