Tại sao uống bia mặt không đỏ

Da mặt đỏ là dấu hiệu cho thấy cơ thể không chuyển hóa hết được lượng rượu bia vừa uống vào, MSN dẫn lời Amitava Dasgupta, giáo sư bệnh học tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas [Mỹ].

Thông thường, rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là chất độc với hầu hết cơ quan trong cơ thể. Các enzyme trong gan sẽ tiếp tục chuyển hóa acetaldehyde thành chất acetate. Acetate lại tiếp tục được chuyển hóa thành năng lượng và CO2.

Trong giai đoạn đầu, khi rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, nếu enzyme gan không tiếp tục chuyển hóa thì sẽ gây tích tụ nhiều acetaldehyde. Hệ quả là các mao mạch trên mặt sẽ giãn ra, khiến mặt đỏ bừng.

“Nếu bạn uống hai ly bia liên tục hoặc uống nhiều hơn 2 ly trong một giờ thì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa kịp acetaldehyde. Vì vậy, sắc mặt bạn bắt đầu chuyển sang màu đỏ”, giáo sư Dasgupta giải thích.

Do sự khác biệt về di truyền, khoảng 80% người ở khu vực Đông Á hay bị đỏ mặt khi uống rượu. Nguyên nhân là cơ thể họ thừa hưởng một gien có thể chuyển hóa rượu thành acetaldehyde rất nhanh, thậm chí nhanh từ 40 đến 100 lần so với một số gien khác.

Đồng thời, cơ thể họ cũng có thêm một biến thể gien khác là ALDH2. Gien này tạo ra enzyme để phân hủy acetaldehyde. Tuy nhiên, hiệu quả của enzyme này lại kém hơn, dẫn đến acetaldehyde tích tụ trong máu cũng nhiều hơn, theo MSN.

Giảm đỏ mặt khi uống rượu bia bằng cách nào?

Hiện tượng mặt đỏ có thể đi kèm với nhịp tim nhanh, trong trường hợp nặng có thể là buồn nôn, đau đầu. Vì những hiệu ứng này mà người mắc thường không thể uống được nhiều.

Mặc dù không có cách nào thay đổi được điều này nhưng một số cách có thể giúp giảm đỏ mặt khi uống rượu bia.

Điều đầu tiên cần lưu ý là không nên cố gắng uống thật nhiều rượu bia để tăng tửu lượng. Cách này không giúp giảm triệu chứng mặt đỏ, nhức đầu như nhiều người vẫn tưởng. Các bác sĩ khuyến cáo không nên làm như vậy vì chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng.

Thay vì vậy, hãy hạn chế uống rượu bia. Lượng rượu bia uống vào mỗi ngày không nên quá 2 ly với đàn ông và 1 ly với phụ nữ, các chuyên gia khuyến cáo.

Uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể bạn không xử lý kịp. Do đó, cách tốt nhất là hãy hạn chế rượu bia ở các bữa tiệc. Nếu cứ mỗi lần uống là bị đỏ mặt, buồn nôn, nhức đầu thì hãy lập ra định mức cho bản thân. Khi uống đến mức mà mặt bắt đầu đỏ thì hãy ngưng lại, các chuyên gia khuyến cáo, theo MSN.

Tin liên quan

Ảnh: Health.

Theo Healh Sina, Tết là dịp mọi người cùng nhau tụ họp ăn uống và nhâm nhi vài chén rượu. Trên bàn ăn, những người đỏ mặt thường bị ép uống thêm rượu vì đám đông cho rằng dấu hiệu mặt đỏ sau khi uống rượu chứng tỏ tửu lượng cao. Quan niệm này được các bác sĩ cho là không đúng. Bác sĩ Mã An Lâm, Chủ nhiệm khoa Lây nhiễm, Bệnh viện Trung Nhật [Trung Quốc] khẳng định mặt đỏ hay tái sau khi uống rượu không liên quan đến tửu lượng.

Bác sĩ Lâm giải thích, sau khi uống rượu, trên 90% ethyl alcohol sẽ chuyển hóa thành ethanol rồi chuyển hóa tiếp thành axit acetic, sau đó thải ra ngoài. Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra hơi nhanh, khiến ethanol tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ. Ngược lại, người mặt tái sau khi uống rượu là do tốc độ ethanol phân giải thành axit acetic chậm, làm cho mạch máu co lại, máu cung cấp ít, sắc mặt tái đi.

Tóm lạimặt đỏ hay tái khi uống rượu hoàn toàn không liên quan đến tửu lượng. Bác sĩ Lâm cho rằngtửu lượng của một người không phải mang tính ổn định mà còn có mối quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần và sức khỏe của họ. “Một số người bình thường uống cả chục ly rượu không xỉn, nhưng khi uống rượu giải sầu lại nhanh chóng say mèm. Ngược lại một số người tửu lượng bình thường nhưng gặp chuyện vui tinh thần sảng khoái thì tửu lượng tăng lên”, bác sĩ nói.

Gần đây,Bệnh viện Trung Nhậttiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não hoặc tim thiếu máu do uống quá nhiều rượu. Hầu hết họ ở tuổi trung niên, vì tự tin mình có tửu lượng cao nên uống thoải mái mà không biết rằng sức khỏe cơ thể không còn như thời thanh niên, thậm chí đã mắc nhiều chứng bệnh mạn tính. Do vậy bác sĩ cảnh báo: “Tửu lượng của bạn có tốt hay không thì cũng nên uống có chừng mực.Uống rượu khi cơ thể mệt mỏi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim, não”.

Thi Trân

Làm thế nào để không đỏ mặt khi uống rượu bia?

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia là tình trạng mặt, cổ, vai, thậm chí toàn bộ cơ thể trở nên đỏ bừng hoặc nổi ban đỏ sau khi uống đồ uống có cồn. Khoa học chỉ ra rằng, hội chứng đỏ mặt khi uống rượu xuất hiện ở những người có rối loạn di truyền dẫn đến thiếu hụt enzyme ALDH2.

Khi uống rượu bia chứa ethanol, cơ thể chúng ta hấp thu chủ yếu ở ruột non và trải qua hai bước chuyển hóa ở gan trước khi vào tuần hoàn chung đến các cơ quan khác. Trước hết, enzyme ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Tiếp theo, enzyme ALDH2 chuyển hóa acetaldehyde thành acetate [hay là acid axetic, thành phần chủ yếu trong giấm ăn].

Acetaldehyde được xem là một chất có hại, khi tích tụ trong máu sẽ gây giãn mạch dẫn đến đỏ mặt, cơ thể nóng bừng, đau đầu, nôn mửa và nhịp tim nhanh.

Người thiếu hụt enzyme ALDH2 đỏ mặt, thậm chí đỏ khắp người khi uống rượu bia

Có thể nói, tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia không phải yếu tố quyết định “tửu lượng” của bạn. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, hội chứng này có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng, tăng huyết áp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Giảm đỏ mặt khi uống rượu bia bằng cách nào?

Hiện tượng mặt đỏ có thể đi kèm với nhịp tim nhanh, trong trường hợp nặng có thể là buồn nôn, đau đầu. Vì những hiệu ứng đi kèm này, người mắc hội chứng đỏ mặt thường không thể uống được nhiều rượu bia.

Mặc dù không có cách nào thay đổi việc thiếu hụt enzyme ALDH2, một số bí quyết sau đây giúp bạn giảm đỏ mặt, tự tin hơn khi uống rượu bia:

Đặt ra giới hạn cho bản thân

Không nên cố uống rượu bia khi bạn thấy dấu hiệu đỏ mặt

Hiện tượng đỏ mặt xuất hiện khi nồng độ acetaldehyde tăng cao bất thường, là dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng uống. Uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể bạn không chuyển hóa kịp thời ethanol. Nếu bạn thường bị đỏ mặt, buồn nôn, nhức đầu khi uống rượu bia, hãy đặt ra giới hạn cho bản thân và cố gắng không “quá chén” trong những buổi tiệc vui.

Lót dạ trước khi uống

Khi dạ dày trống rỗng, ethanol trong rượu, bia sẽ dễ dàng hấp thu vào bên trong cơ thể, thấm ngay vào máu và tạo cảm giác say nhanh hơn. Bên cạnh đó, uống rượu bia khi đói còn gây ra nhiều vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày. Do đó, bạn nên ăn nhẹ một số món ăn như trứng, khoai tây... trước khi tham gia vào tiệc rượu.

Uống chậm

Uống chậm, dành thời gian trò chuyện để hạn chế tình trạng đỏ mặt

Để không đỏ mặt khi uống rượu bia, bạn nên kéo dài thời gian nhâm nhi một ly đồ uống có cồn từ 30 phút đến 1 giờ. Đây là khoảng thời gian gan cần để đưa hết chất cồn ra khỏi cơ thể.

Bạn tuyệt đối không pha trộn đồ uống có cồn với đồ uống chứa caffeine hoặc nước tăng lực. Sự kết hợp của những thức uống này có thể làm ethanol ngấm qua dạ dày nhanh hơn, khiến bạn dễ bị đỏ mặt hơn.

Uống nước sau khi uống bia

Nước có tác dụng pha loãng và thúc đẩy đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Do đó, để giảm tình trạng đỏ mặt, bạn có thể uống thêm nước lọc, nước hoa quả sau khi uống bia rượu. Những thức uống này cũng làm chậm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày.

Uống rượu mặt đỏ có tốt không? Theo các chuyên gia, hiện tượng da ửng đỏ sau khi uống rượu bia là điều khá phổ biến ở người châu Á. Mặc dù không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức, nhưng hiện tượng trên có thể báo hiệu nguy cơ gia tăng một số vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết áp cao và ung thư.

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ lý giải tại sao một số người lại gặp phải tình trạng đỏ mặt khi uống rượu, bia, trong khi những người khác thì không, cũng như 1 số các tác hại của rượu bia nếu như bạn uống quá nhiều.

Đối tượng dễ bị đỏ mặt khi uống rượu?

Bạn có cảm thấy uống bia đỏ mặt tim đập nhanh? Nếu có, rất có thể bạn thuộc đối tượng uống rượu đỏ mặt hoặc uống bia mặt đỏ. Theo 1 số nghiên cứu, có ít nhất khoảng 8% dân số trên thế giới bị thiếu ALDH. Trong đó, người Đông Á bị đỏ mặt do phản ứng từ việc uống rượu chiếm đa số. Vì vậy, hiện tượng này thường được gọi là “Đỏ mặt châu Á” hoặc “Chứng đỏ bừng mặt châu Á”.

Một số nghiên cứu cũng cho ra kết quả những người gốc Do Thái sẽ có nhiều khả năng bị đột biến ALDH. Nguyên nhân tại sao một số nhóm người nhất định có nhiều khả năng gặp vấn đề uống rượu đỏ mặt vẫn chưa được lý giải, nhưng đây là tình trạng có tính chất di truyền bởi từ một hoặc cả hai bố mẹ.

Tại sao uống bia, rượu lại đỏ mặt?

1. Tại sao uống rượu đỏ mặt? Do cơ địa nhạy cảm

Hiện tượng uống rượu đỏ mặt là biểu hiện cho biết cơ thể bạn khá nhạy cảm và ít dung nạp với đồ uống có cồn. Thông thường, tất cả bia rượu đều chứa một chất gọi là ethanol.

Sau khi bạn uống vào, cơ thể bắt đầu phân hủy ethanol thành các chất chuyển hóa để dễ dàng đào thải ra ngoài. Một trong những chất chuyển hóa này là acetaldehyd, vốn được nhận định là rất độc hại cho cơ thể.

Khi tiêu thụ rượu bia ở mức độ vừa phải, cơ thể thường có thể xử lý các chất chuyển hóa này tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu một người nhạy cảm với rượu hoặc uống nhiều rượu, cơ thể không kiểm soát được tất cả các chất độc đó và acetaldehyd có thể bắt đầu tích tụ bên trong.

>>> Bạn có thể quan tâm: Uống rượu bia bao nhiêu là tốt?

Uống rượu đỏ mặt có tốt không? Hiện tượng da mặt đỏ bừng xảy ra do các mạch máu trong mặt giãn ra để phản ứng lại với các độc tố này. Ở một số người, điều này có thể xảy ra sau khi uống rượu với lượng rất ít. Sự tích tụ acetaldehyd cũng có thể khiến bạn buồn nôn và tim đập nhanh. Những ai gặp phải tình trạng này đều rất hiếm khi uống rượu bia do cảm giác xảy ra sau đó không hề dễ chịu chút nào.

2. Do gene

Vì sao uống rượu lại đỏ mặt hay tại sao uống bia lại đỏ mặt? Uống rượu đỏ mặt tốt hay xấu hay uống bia mặt đỏ là máu tốt hay xấu? Một lý do khác khiến bạn bị đỏ mặt khi uống rượu, hoặc thậm chí uống bia bị đỏ toàn thân có thể liên quan đến đặc điểm di truyền. Trong gan có một loại enzyme tên là aldehyd dehydrogenase 2 [ALDH2] có nhiệm vụ phá vỡ độc chất acetaldehyd thành các sản phẩm ít gây hại cho cơ thể hơn.

Video liên quan

Chủ Đề