Tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý khách hàng

Sự chấp thuận quan điểm trọng tiếp thị một cách rộng rãi thúc đẩy các công ty quan tâm nghiên cứu hành vi khách hàng.

Khi quan tâm đến nghiên cứu hành vi khách hàng, các doanh nghiệp dần dần khám phá ra những vấn đề sau đây:

 - Khách hàng cá nhân rất phức tạp, ngoài nhu cầu sinh tồn họ còn có nhiều nhu cầu khác nữa. Những nhu cầu này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, tâm lý và phong cách sống của cá nhân và tùy thuộc vào xã hội nơi họ đang sinh sống.

- Nhu cầu khách hàng rất khác nhau giữa các xã hội, giữa các khu vực địa lý, giữa các nền văn hóa, tuổi tác, giới tính...

Qua đó, các doanh nghiệp ngày nay đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi khách hàng, cụ thể là: 

- Phải tiếp cận với khách hàng và phải hiểu kỹ họ để nhận biết đầy đủ những động cơ thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, điều này giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh của mình.

- Để triển khai được các sản phẩm mới và để xây dựng các chiến lược Marketing kích thích việc mua hàng, các doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi khách hàng. Chẳng hạn như thiết kế các sản phẩm có chức năng, hình dáng, kích thước, bao bì, màu sắc phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng mục tiêu và thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Kiến thức và sự hiểu biết về khách hàng còn giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược Marketing ảnh hưởng, tác động trở lại khách hàng. Ví dụ, tung ra thị trường sản phẩm gắn với những đặc điểm có tính chất cá nhân và tính chất xã hội để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.

- Sự hiểu biết về hành vi khách hàng không những thích hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp, mà còn cần thiết cho cả những tổ chức phi lợi nhuận và những cơ quan Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi khách hàng và điều chỉnh các chính sách liên quan đến hoạt động Marketing.

Nguồn: Ths. Tạ Thị Hồng Hạnh [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa] 

Tâm lý học là ngành nghề có tính ứng dụng cao trong xã hội hiện nay. Vậy tâm lý học trong kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong nội dung chia sẻ dưới đây ngay:

Tâm lý học trong kinh doanh là gì?

Tâm lý học trong kinh doanh là một sự liên kết giữa ngành tâm lý với khoa học tổ chức và quản trị con người cùng với kinh tế, chính trị, kinh doanh, văn hóa… Bao gồm 2 loại:

  • Tâm lý học quản trị kinh doanh cá nhân
  • Tâm lý học quản trị kinh doanh tập thể

Có thể hiểu một cách đơn giản đó là các hành vi, biểu hiện của một tập thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh. Nó đóng vai trò khá quan trọng trong việc xây dựng và lãnh đạo mọi người. Nắm bắt được tâm lý để đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn cho cả một tập thể.

Tâm lý học kinh doanh

Tâm lý học trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho con người cụ thể như:

  • Có hiệu quả trong cách sử dụng nhân tài
  • Đối nhân xử thế phù hợp với các cá thể trong tập thể
  • Góp phần gắn kết tinh thần đoàn kết trong nội bộ tập thể
  • Góp phần tạo nên môi trường làm việc tốt, tinh thần thoải mái
  • Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học trong kinh doanh

Khoa tâm lý học thuộc khối khoa học xã hội, là ngành chuyên nghiên cứu về hành vi của con người thông qua những biểu hiện về tâm trí, tư duy cũng như mọi mặt của ý thức, vô thức. Ngành Tâm lý học không chỉ giải thích những gì chúng ta làm và cách ta thực hiện mà còn chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ và lí luận những hành vi đó.

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học trong kinh doanh

Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh cũng có những đối tượng và nhiệm vụ riêng biệt. Để biết được đó là gì cùng tìm hiểu nội dung được chia sẻ ngay sau đây: 

Đối tượng   

Có 2 nhóm đối tượng bao gồm:

  • Thứ nhất: Là những người có đời sống tinh thần tham gia trực tiếp đến các hoạt động, công tác kinh doanh: người mua hàng, người bán, người lao động,…
  • Thứ 2 là những hành vi, cử chỉ, việc làm của con người trong quá trình tham gia các hoạt động kinh doanh, sản xuất,…
Đối tượng và nhiệm vụ trong kinh tế học kinh doanh

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của tâm lý học trong kinh doanh bao gồm:

  • Thực hiện các công tác nghiên cứu hiện tượng tâm lý, hành vi trong các hoạt động kinh doanh như: hoạt động mua bán, hoạt động sản xuất, xu thế thị trường, thị hiếu, lựa chọn hàng hóa,…
  • Tiến hành nghiên cứu các quy luật trong kinh doanh như: quy luật tư duy, xu hướng, thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng,…
  • Nghiên cứu các hoạt động mua và bán, diễn biến tâm lý học trong kinh doanh, trong quản lý nhân sự, trong giao tiếp,…

Một khi hiểu rõ được đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học chúng ta sẽ có được nền tảng ứng dụng tâm lý học trong kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Những ai đang theo đuổi con đường kinh doanh hoặc muốn thành công hơn nữa nên lưu ý vấn đề này. Hiểu và nắm được nhu cầu tâm lý của cả người bán lẫn người mua bạn sẽ dễ dàng đưa ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp với mọi đối tượng. Từ đó mang lại lợi nhuận hấp dẫn trong kinh doanh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ứng dụng tâm lý học trong kinh doanh

Khi tìm hiểu về tâm lý học kinh doanh chúng ta sẽ biết được mỗi một khách hàng dù ở hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều có một điểm chung là mua hàng theo mệnh lệnh của ý thức. Các ý thức mua hàng đó được hình thành và kết nối từ các yếu tố cơ bản sau:

Nhu cầu của khách hàng

Theo tâm lý học kinh doanh yếu tố này mang ý nghĩa là trạng thái mất cân bằng tinh thần hoặc thể chất trong mỗi người ở thời điểm nhất định nào đó. Có thể bạn cho rằng việc mất cân bằng tinh thần hay thể chất này không liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Từ chính điều này tạo ra sự khó chịu trong mỗi người, bắt buộc con người cần làm việc hay hoạt động nhiều hơn để lấy lại sự cân bằng hoặc tạo cảm giác thỏa mãn cảm xúc.

Tuy nhiên, yếu tố này chỉ xét ở phương diện những nhu cầu chính đáng được xã hội công nhận, không vi phạm hay đi ngược lại quy chuẩn đạo đức.

Nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng

Mục đích mua hàng

Có thể hiểu mục đích mua hàng chính là những suy nghĩ mà người mua dự định trước đó, trước khi diễn ra các hoạt động mua bán. Hoặc nó cũng được xem là nhu cầu cụ thể của con người.

Những mục đích này chính là động cơ thúc đẩy con người dẫn đến các hành động mua bán. Tuy nhiên, các mục đích này trong quá trình diễn ra hoạt động mua bán có thể thay đổi thêm hoặc bớt các nhu cầu, mục đích khác. Vì vậy để có thể bán được hàng và khiến khách hàng lựa chọn thêm nhiều sản phẩm hơn nữa các nhà kinh doanh cần nắm được quy tắc này. Đồng thời cũng cần có những cách xử sự với khách hàng hợp lý nắm bắt được mục tiêu, nhu cầu, động cơ của khách, chiều lòng khách hàng và biến nó thành động cơ thúc đẩy khách trong quyết định mua bán. .

=> Xem thêm mức lương ngành tâm lý học

Kinh nghiệm trong mua hàng

Đây là biểu hiện của những kỹ năng và trình độ của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa đó. Kinh nghiệm có thể được tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau đây cũng chính là yếu tố làm nên động cơ và mục đích mua hàng của con người.

Làm sao để thu hút khách hàng

Tư duy

Tư duy là yếu tố quan trọng trong việc hình thành ý thức mua hàng của khách hàng. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa tư duy và kinh nghiệm mua hàng. Đây là khái niệm hoàn toàn khác nhau. Người có kinh nghiệm chưa hẳn đã có tư duy nhận định tốt và ngược lại. Và những người có tư duy tốt thì dù không có kinh nghiệm bản thân họ cũng sẽ đánh giá và lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất.

Vì vậy để bán được hàng, đòi hỏi người bán cần hiểu được tâm lý khách, chiều theo ý khách phù hợp để mang lại lợi nhuận trong công việc của chính mình. Trong kinh doanh nhất định không được quá cứng nhắc và áp đặt.

=> Tham khảo thêm những cuốn sách về tâm lý học giúp bạn trong nhanh nhạy trong giao tiếp, bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo và hình thành góc nhìn tổng quan hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống.

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về tâm lý học trong kinh doanh. Đây là điều mà bất cứ ai cũng cần biết đề có thể chạm tới thành công nhất định trong lĩnh vực mà mình đang làm việc. Qua đó có thể thấy cơ hội nghề nghiệp ngành tâm lý học rất rộng mở. Nếu bạn có đam mê hãy mạng dạn theo đuổi nhé. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề