Tập làm văn học học nữa học mãi năm 2024

Chúng ta biết được từ thời xa xưa, biết bao vị anh hùng cũng như biết bao nhà cách mạng với ý chí cũng như tầm nhận thức trong việc học tập rất cao, đặc biệt Lê-Nin, nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của người gắn liền với cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đối với thế hệ trẻ, tên tuổi của Lê-Nin đã trở nên thân thuộc với câu nói đi vào lòng người như một lời nhắc nhở với một ý nghĩa sâu sắc “ học, học nữa, học mãi” Việc học là một chặng đường đầy khó khăn và thử thách, đặc biệt đối với các bạn trẻ, khi nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập mà không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau, học tập không phải ngày một ngày hai, học là học suốt đời đúng như hàm ý của câu nói Lê Nin mang lại, hãy cùng giải thích câu nói học học nữa học mãi qua bài phân tích dưới đây.

Xã hội ngày một đi lên theo hướng hiện đại hóa, việc đáp ứng mọi nhu cầu xã hội đòi hỏi trách nhiệm của thế hệ trẻ cần được nâng cao để góp phần trong việc xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Con người từ khi sinh ra đã được học hỏi kiến thức từ sự cảm nhận thiên nhiên, đến khi cất tiếng khóc chào đời sau đó học nói từ những từ điều đơn giản như tiếng gọi bập bẹ "ba” “mẹ”. Tất cả đã hình thành ý thức học tập của các bạn trẻ và được hình thành phát triển theo thời gian, việc học tập ngày càng quan trọng như Bác Hồ có nói "học không phải học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có ý nghĩa là học mãi đến già, học những cái mình chưa biết” Chỉ có con đường học tập, con đường của tri thức là con đường đưa các bạn trẻ đến thành công một cách an toàn nhất, một con người được đi học đầy đủ sẽ là lợi thế tốt hơn những người không muốn đi học, khi không biết mục tiêu trong việc học như thế nào, lợi thế trong công việc, cũng như lợi thế trước những cơ hội tốt đẹp mà bản thân có được. Vấn đề học tập luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm, bàn tán nhiều nhất không chỉ của các phụ huynh mà còn của xã hội, thời đại chạy đua với tri thức, cạnh tranh trong năng lực, vị thế, vì thế việc học tập là quá trình dài và mãi mãi. “Học, học nữa, học mãi” luôn là lời nhắc nhở khéo léo đối với thế hệ trẻ về vai trò của việc học tập đối với cuộc sống của các bạn sau này. Câu nói của Lê-Nin như một chân lý cho một thời đại phát triển và con người không ngừng đi tìm tòi và sáng tạo chân lý đó để đem lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn phát triển đất nước đi lên giàu đẹp.

Câu nói “ học, học nữa, học mãi” mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp đi sâu vào trong nhận thức của mỗi người dân. Để hiểu được nội dung câu nói chúng ta cần hiểu “học, học nữa, học mãi’ là gì?

Tập làm văn học học nữa học mãi năm 2024

Học ở đây được hiểu là công việc mà mỗi chúng ta phải làm mỗi ngày và có thể là suốt đời, là sự tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, là quá trình hoạt động tư duy trí tuệ, thúc giục con người bắt đầu học tập, tích lũy kiến thức và rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết và tăng khả năng trình độ về mọi lĩnh vực. Học ở đây không chỉ học kiến thức trong trường lớp mà chúng ta còn phải học các kỹ năng, học ở ngoài đời, học cách làm người. “Học nữa, học mãi” ở đây có thể hiểu rằng, kiến thức xã hội ngày một đi lên chứ không có sự lùi lại, không ai đợi chờ bạn hay biết bạn lĩnh hội kiến thức đó xong chưa, vì thế không được thỏa mãn với những gì mình đã có, mà phải không ngừng trau dồi kiến thức, kiến thức bạn có được so với tri thức nhân loại thật nhỏ bé, chúng như hạt cát nhỏ giữa biển cả bao la, mỗi lần học tập cũng là một lần giúp các bạn nâng cao trình độ bản thân, thấy được bản thân vượt trội từng ngày khi tiếp thu kiến thức. Do đó, học tập luôn được khuyến khích, học nữa học mãi, học không phân biệt tuổi tác, thời gian, hoàn cảnh như nào, học mọi lúc mọi nơi, nhưng phải biết mình học gì, đặt ra mục tiêu cho bản thân trong việc học tập để có định hướng cụ thể và rõ ràng nhất trong việc học tập.

Khi giải thích câu nói học học nữa học mãi của Lê-Nin sẽ thấy ẩn chứa nhiều lời khuyên ý nghĩa và thấm thía mang nhiều giá trị nhân văn cao đẹp, hãy cố gắng học tập để theo kịp với thời đại của thế hệ mới, thời đại về tri thức luôn được nâng cao, thời đại bắt tay vào hành động nhiều hơn và lời nói, xây dựng xã hội phồn vinh hơn.

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.

Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.

Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.

Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí - Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.

Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác...Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say mê, sáng tạo trong học tập.

Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.

Loigiaihay.com

Tại sao Lenin lại nói Học Học nữa Học mãi?

Vì tri thức là vô hạn, chúng ta không bao giờ có thể học hết được. Vì vậy, câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” thật sự có ý nghĩa. Học là quá trình khám phá và tiếp thu tri thức của nhân loại. Nó giúp mở rộng hiểu biết và rèn luyện kỹ năng, tạo nền móng vững cho sự phát triển cá nhân.

Câu nói Học mãi Học nữa là của ai?

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: “Lê-nin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người phải ghi nhớ và thực hành điều đó”.

Em hiểu thế nào là Học Học nữa Học mãi?

Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Học tập không ngừng đem lại cho con người nhiều lợi ích.

Học nữa có nghĩa là gì?

Học nữa: Mang ngụ ý thúc giục ta tiếp tục học tập để nâng cao tri thức, trí tuệ, năng lực bản thân. Đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học, học nhiều hơn nữa.