Tập làm văn Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

Tập làm văn. Kể lại lời nói ý nghĩa của nhân vật

Câu 1 [trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1]

Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo:

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.

Lời giải

- Lời dẫn trực tiếp:

+ Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

+ Theo tớ tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.

- Lời dẫn gián tiếp.

+ [Cậu bé thứ nhất định nói dối là ] bị chó sói đuổi

Câu 2 [trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1]

Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Lời giải

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Xin cụ cho biết ai đã têm những miếng trầu này!

Bà lão liền nói:

- Chính già têm đấy ạ!

Nghe bà cụ nói vậy, nhà vua vẫn không tin, gặng hỏi mãi. Lát sau bà cụ mới thú thật:

- Trầu này do con gái già têm đây.

Câu 3 [trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1]

Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:

- Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm thợ xây không?

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm!

Lời giải

"Bác thợ hỏi Hòe có thích làm thợ xây không, Hòe nói rằng, cậu rất thích".

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 4

Tìm trong truyện Người ăn xin, viết lại những câu kể lại ý nghĩa của cậu bé. Tập làm văn – Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trang 19 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt 4 tập 1 – Tập làm văn – Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật

TẬP LÀM VĂN – KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

I – Nhận xét

1. Tìm trong truyện Người ăn xin, viết lại :

a] Những câu kể lại ý nghĩa của cậu bé

b] Câu kể lại lời nói của cậu bé

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?

3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

a] – Cháu ơi, cảm ơn cháu !Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

b] Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

II – Luyện Tập

1. Hãy tô đậm lời dẫn trực tiếp, gạch một gạch dưới lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau :

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo :

–  Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

–  Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. Cậu thứ ba bàn.

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp :

Lời dẫn gián tiếp

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.

Bà lão bảo chính tay bà têm.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Lời dẫn trực tiếp

M : Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước :

–  Trầu này ai têm, bà lão ?

………………………………

………………………………

3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp: 

Lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Bác thợ hỏi Hòe :

– Cháu có thích làm Thợ xây không

Hòe đáp:

– Cháu thích lắm !

TRẢ LỜI:

I – Nhận xét

1. Tìm trong truyện Người ăn xin, viết lại :

a] Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé

– Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

– Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

Quảng cáo

b] Câu ghi lại lời nói của cậu bé

–   Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?

–  Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thây cậu bé là một người nhân hậu, giàu tình thương người.

3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

a] – Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Trong cách kể này lời nói và ý nghĩ của ông lão được dẫn trực tiếp và nguyên văn.

b] Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Trong cách kể này lời nói và ý nghĩ của ông lão được thuật lại gián tiếp qua nhân vật xưng “tôi”

II  – Luyện tập

1. Hãy tô đậm lời dẫn trực tiếp, gạch một gạch dưới lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau :

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Câu bé thứ nhất đinh nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo :

– Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại:

– Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố me. – Cậu thứ ba bàn.

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp :

Lời dẫn gián tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.

Bà lão bảo chính tay bà têm.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật con gái bà têm.

==> Lời dẫn trực tiếp: 

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo hỏi bà hàng nước 

–    Xin cụ cho ta biết ai đã têm những miếng trầu này.

Bà lão bảo :

–    Tâu bệ hạ, trầu do chính tay già têm đấy ạ.

Nhà vua gặng hỏi mãi cuối cùng bà lão bèn thật thà nói .

–   Thưa, trầu do con gái già têm.

3. Chuyển lời dấn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp :

Lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Bác thợ hỏi Hòe:

– Cháu có thích làm Thợ xây không

Hòe đáp:

– Cháu thích lắm !

Bác thợ hỏi Hòe rằng cậu có thích làm thợ xây hay không.

Hòe bèn trả lời rằng mình rất thích.

Tập làm văn lớp 4: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 32

352 40.673

Tải về Bài viết đã được lưu

Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật

  • I. Tập làm văn lớp 4 trang 32 phần Nhận xét
    • Câu 1 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 3 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]
  • II. Ghi nhớ Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
  • III. Tập làm văn lớp 4 trang 32 phần Luyện tập
    • Câu 1 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 3 [trang 33 sgk Tiếng Việt 4]

Tập làm văn lớp 4: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 32 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Tập làm văn Tiếng Việt lớp 4. Các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Mời các em cùng tham khảo lời giải bài tập tiếng Việt 4 này.

>> Bài trước:Soạn bài Tập đọc lớp 4: Người ăn xin

I. Tập làm văn lớp 4 trang 32 phần Nhận xét

Câu 1 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]

Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

Trả lời

Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

a] Những câu ghi lại ý nghĩ:

- Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết dường nào!

- Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

b] Câu ghi lại lời nói:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

>> Chi tiết: Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin

Câu 2 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]

Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

Trả lời

Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là người giàu lòng nhân ái, biết thương người nghèo khó.

Câu 3 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]

Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?

a] - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

b] Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Trả lời

Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin.

Cách 1: Dẫn trực tiếp. Đây là nguyên văn lời của ông lão ăn xin. Vì vậy ông xưng lão và gọi cậu bé bằng cháu.

Cách 2: Dẫn gián tiếp. Người viết, người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

II. Ghi nhớ Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

1. Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.

2. Có 2 cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật:

Kể nguyên văn [Lời dẫn trực tiếp]

Kể bằng lời của người kể chuyện [Lời dẫn gián tiếp]

III. Tập làm văn lớp 4 trang 32 phần Luyện tập

Câu 1 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]

Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn đã cho [SGK TV4, tập 1, trang 32]

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo:

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.

Gợi ý:

- Lời dẫn trực tiếp là lời kể nguyên văn.

- Lời dẫn gián tiếp là kể bằng lời kể của người kể chuyện.

Trả lời:

- Lời dẫn trực tiếp:

+ Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

+ Theo tớ tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.

- Lời dẫn gián tiếp.

+ [Cậu bé thứ nhất định nói dối là] bị chó sói đuổi

Câu 2 [trang 32 sgk Tiếng Việt 4]

Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp [SGK TV4, tập 1, trang 32]

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Gợi ý:

Em xác định các từ xưng hô trong lời dẫn gián tiếp rồi chuyển các từ xưng hô cho phù hợp với lời dẫn trực tiếp.

Trả lời:

*Câu 1:

Lời dẫn gián tiếp: "Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm"

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?

*Câu 2:

Lời dẫn gián tiếp: Bà lão bảo chính tay bà têm

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Bà lão thưa:

- Tâu bệ hạ, trầu do chính già têm đấy ạ!

*Câu 3:

- Lời dẫn gián tiếp: Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm

- Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:

- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.

Viết lại như sau

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Cụ ơi! Những miếng trầu này ai têm đấy ạ!

Bà lão liền nói:

- Chính tôi têm đấy ạ!

Nghe bà cụ nói vậy, nhà vua vẫn không tin, gặng hỏi mãi. Lát sau bà cụ mới thú thật:

- Trầu này do con gái lão têm đây.

>> Tham khảo thêm: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp

Câu 3 [trang 33 sgk Tiếng Việt 4]

Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp [SGK TV4, tập 1, trang 33] [Tham khảo thêm: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp]

- Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm thợ xây không?

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm!

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

- Xác định từ xưng hô.

- Chuyển đổi các từ xưng hô cho phù hợp.

- Bỏ đi các dấu hai chấm, gạch ngang trong lời dẫn trực tiếp rồi chuyển thành các từ dẫn như: rằng,.. sao cho phù hợp.

Trả lời:

* Câu 1:

- Lời dẫn trực tiếp:

Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm thợ xây không?

Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Bác thợ hỏi Hòe có thích là thợ xây không?

* Câu 2:

- Lời dẫn trực tiếp:

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm!

Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Hòe đáp rằng hòe thích lắm

Ta có thể chuyển chi tiết như sau:

"Bác thợ hỏi Hòe xem cậu có thích làm thợ xây không thì cậu nói, cậu rất thích".

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vống từ: Nhân hậu - Đoàn kết [tiếp theo]

Trên đây là toàn bộ Lời giải chi tiết Kể lại lời nói ý nghĩa của nhân vật cho các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4. Các bạn có thể tham khảo Lời giải các phần khác như: Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. VnDoc liên tục cập nhật lời giải của từng môn cho các bạn cùng theo dõi.

Các em học sinh lớp 4 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 hay đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa, Tin học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tham khảo thêm

  • Tập làm văn lớp 4: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
  • Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 nâng cao Tuần 3 Đề 2
  • Tập làm văn lớp 4: Nhân vật trong truyện
  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập xây dựng cốt truyện
  • Tập làm văn lớp 4: Viết thư
  • Tập làm văn lớp 4: Kể lại hành động của nhân vật
  • Tập làm văn lớp 4: Cốt truyện

Video liên quan

Chủ Đề