Thạc sĩ Tài chính -- Ngân hàng đại học Ngân hàng

Chương trình đào tạo:  Chuyên ngành Ngân hàng [Banking]

Định hướng đào tạo:hướng ứng dụng

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng được thiết kế dựa trên nền tảng chương trình của các trường đại học nổi tiếng, thuộc top 100 trên thế giới. Giá trị cốt lõi và nổi bật của chương trình mang lại không chỉ phù hợp với trình độ đào tạo trên thế giới mà còn thể hiện tính ứng dụng cao trong thực tiễn của các Ngân hàng, các định chế tài chính và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, chương trình đào tạo kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính -  Ngân hàng, đặc biệt chương trình được cập nhật phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.

 Nội dung chủ yều của chương trình là cung cấp các kiến thức rông về tài chính, chuyên sâu về ngân hàng  thông qua các môn học: Thị trường và các định chế tài chính, Chính sách tiền tệ, Quản trị các định chế tài chính, Quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II, Kỹ thuật tài chính, Tài trợ dự án, Ngân hàng thương mại hiện đại, Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng đầu tư, Fintech trong ngân hàng, …và phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó người học có khả năng vận dụng lý thuyết để phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, nâng cao năng lực ngoại ngữ và sử dụng thuần thục kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu.

Với kiến thức và kỹ năng đạt được, sau khi tốt nghiệp người học người học có khả năng trở thành chuyên viên về tài chính -ngân hàng, trở thành nhà quản lý cấp cao, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp tại ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác, các tập đoàn, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đồng thời người học có thể thích nghi nhanh trong môi trường làm việc năng động trong nước và toàn cầu.

Chuẩn đầu ra

Kiến thức:

  • Vận dụng lý thuyết kinh tế - xã hội và pháp luật trong phân tích và xây dựng chính sách kinh tế và chính sách liên quanTài chính -Ngân hàng.
  • Có khả năng ứng dụng lý thuyết trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh và nghiên cứu.
  • Đánh giá và sáng tạo trong giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng trong thời đại công nghệ số.
  • Đánh giá và sáng tạo trong giải quyết vấn đề liên quan đến quản trị hoạt động, quản trị rủi ro tại các định chế tài chính.
  • Thể hiện được giá trị chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với công việc và nghiên cứu.

Kỹ năng:

  • Phân tích phản biện và sáng tạo nhằm đưa ra được những giải pháp toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
  • Vận dụng kỹ năng nghiên cứu vào giải quyết vấn đề khó khăn và thử thách trong kinh doanh ngân hàng.
  • Phân tích dữ liệu và quản lý dữ liệu big data trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
  • Thuần thục kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và thực hiện phân tích các báo cáo.

Cơ hội nghề nghiệp:

Với môi trường học tập tuyệt vời và nhiều cơ hội nghề nghiệp nổi bật, sau khi tốt nghiệp học viên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm trở thành các chuyên viên cao cấp, các nhà quản lý, Tư vấn tại:

  • Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Quỹ đầu tư, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán, Công ty kiểm toán
  • Các tập đoàn, công ty hoạt động trong nước và hoạt động đa quốc gia.
  • Các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện của các cơ quan quản lý Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Sở tài chính, Chi cục thuế.
  • Bên cạnh đó học viên tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

2. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp đại học khối kinh tế, kinh doanh và quản lý hoặc hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức nếu tốt nghiệp ngành khác.

3. Cấu trúc chương trình:

  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

4. Lợi ích của người học:

Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng cần thiết trở thành những chuyên viên và nhà quản lý cấp trung và cao trong các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, định chế tài chính khác, các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ- chính sách tài khóa và các tập đoàn, công ty tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. 

Link liên kết từ Khoa Ngân hàng: //sob.ueh.edu.vn/category/chuong-trinh-dao-tao/bac-cao-hoc

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT

Học phần

Tính chất

Tín chỉ

Tên tiếng Anh

I

Kiến thức chung

10

1

Triết học

Bắt buộc

4

Philosophy

2

Ngoại ngữ

Bắt buộc

4

Foreign language

3

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bắt buộc

2

Research methods

II

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

18

4

Thị trường và các định chế tài chính

Bắt buộc

3

Financial markets and institutions

5

Chính sách tiền tệ

Bắt buộc

3

Monetary policy

6

Ngân hàng thương mại hiện đại

Bắt buộc

3

Modern commercial banking

7

Ngân hàng quốc tế nâng cao

Bắt buộc

3

Advanced international banking

8

Quản trị định chế tài chính

Bắt buộc

4

Financial institution management

9

Phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính

Bắt buộc

2

Quantitative research methods for banking and finance

Tự chọn [chọn 6 trong 11: 3 x 6 = 18]

18

10

Lập kế hoạch và quản trị tài chính cá nhân

Tự chọn

3

Personal financial planning and management

11

Quản trị rủi ro và hiệp ước Basel

Tự chọn

3

Risk management and Basel Accord

12

Rủi ro tín dụng và chính sách cho vay

Tự chọn

3

Credit risk and loan policy

13

Ngân hàng đầu tư

Tự chọn

3

Investment banking

14

Công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng

Tự chọn

3

Fintech in banking

15

Tài trợ dự án

Tự chọn

3

Project finance

16

Nguyên lý tiền tệ và ngân hàng

Tự chọn

3

Principles of money and banking

17

Công cụ phái sinh và quản lý rủi ro

Tự chọn

3

Derivatives and risk management

18

Đạo đức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Tự chọn

3

Ethics in Finance and Banking

19

Ngân hàng kỹ thuật số

Tự chọn

3

Digital Banking

20

Marketing dịch vụ tài chính

Tự chọn

3

Marketing of Financial services

III

Luận văn

14

Thesis

Tổng cộng

60

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1. Chương trình Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng: 

1.1. Thông tin chung: 

- Tên chương trình đào tạo:

    + Tên Tiếng Việt: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng

    + Tên Tiếng Anh: Banking and Finance Master Science.

- Nhóm ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm

- Ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng

- Mã ngành: 8340201

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Hình thức đào tạo: Tập trung [Full time] 

- Thời gian đào tạo: 24 tháng [Full time]

1.2. Mục tiêu của chương trình đào tạo: 

1.2.1. Mục tiêu chung 

Học viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng nắm vững kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính - ngân hàng; có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có khả năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

1.2.2. Chuẩn đầu ra 

- Có kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu định lượng và định tính trong lĩnh vực tài chính  ngân hàng.

- Có kiến thức chuyên sâu trong phân tích luật pháp, chính sách và các vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

- Có kiến thức chuyên sâu và nâng cao liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng bao gồm: các quy định và quy tắc điều chỉnh của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng; quản trị hoạt động kinh doanh trong các định chế tài chính, kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư; rủi ro và quản trị rủi ro tài chính; Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô nhằm đánh giá rủi ro của môi trường kinh doanh.

- Có khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết và thực hành về lĩnh vực tài chính - ngân hàng vào hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng, các định chế tài chính và các doanh nghiệp. 

- Có khả năng phân tích, xử lý, diễn giải, đánh giá thông tin và các sự kiện pháp lý trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

- Có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

- Có khả năng diễn giải và giải thích xu hướng phát triển trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng

- Có khả năng nghiên cứu độc lập ở trình độ cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Có ý thức tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

1.2.3. Vị trí việc làm 

TT

Vị trí việc làm

Cơ quan/doanh nghiệp

1

Cán bộ quản lý cấp cao của các định chế tài chính

- Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…

- Các cơ quan quản lý Nhà nước

- Bộ phận tài chính của các doanh nghiệp

- Các tổ chức khác

2

Cán bộ quản lý cấp trung của các định chế tài chính

3

Chuyên gia của các định chế tài chính

1.2.4. Khung chương trình đào tạo


2. Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh:

2.1. Thông tin chung:

- Tên chương trình đào tạo:

Tên Tiếng Việt: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh Tên Tiếng Anh: Business Administration.

- Nhóm ngành đào tạo: Kinh doanh

- Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh

- Mã ngành: 8340101

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Hình thức đào tạo: Tập trung [Full time] 

- Thời gian đào tạo: 24 tháng [Full time]

2.2. Mục tiêu đào tạo

2.2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh giúp học viên nắm vững lý thuyết Quản trị kinh doanh hiện đại, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức: Chương trình đào tạo cung cấp những kiến thức hiện đại để giúp người học nắm vững các kiến thức chuyên sâu trong quản trị kinh doanh. Các khối kiến thức bao gồm: khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.

- Về kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp: Người học được rèn luyện để hình thành các kỹ năng cụ thể như: kỹ năng phân tích, kỹ năng tư duy sáng tạo để khám phá kiến thức mới, kỹ năng tư duy hệ thống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đàm phán và biết cách sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong nghiên cứu và thực hành trong Quản trị Kinh doanh. Hiểu rõ các quy định về luật pháp trong kinh doanh. Từ đó, hoàn thiện khả năng đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức và luật pháp. Làm chủ kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng hoạch định chiến lược và kĩ năng ra quyết định để xử lý các biến động trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Có kĩ năng vận dụng các công cụ thống kê, các kỹ thuật phân tích định lượng của ngành kinh tế & quản lý công vào hoạt động thực tiễn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong doanh nghiệp.

- Về thái độ, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp: Thông qua quá trình học tập, người học hình thành lối tư duy tích cực; có thái độ, tinh thần trong công việc đúng đắng; có đạo đức, công bằng và trách nhiệm; có tác phong làm việc chuyên nghiệp, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến.

- Về năng lực thực hành nghề nghiệp: Chương trình đào tạo giúp học viên có được  kĩ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng; kĩ năng viết báo cáo, thiết lập dự án và bảo vệ dự án, năng lực xây dựng và thực hiện các kế hoạch từ tác nghiệp đến chiến lược trong tổ chức/doanh nghiệp, hoặc triển khai các kế hoạch nghiên cứu nhằm phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ trong Quản trị Kinh doanh. 

2.2.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: 

- Học viên tốt nhiệp có thể đảm nhận vị trí trưởng phó các phòng/bộ phận chức năng hay giám đốc điều hành trong các tổ chức trong nước và quốc tế.

- Học viên tốt nghiệp có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các viện, trường đại học.

- Bên cạnh đó người học có khả năng tự khởi nghiệp kinh doanh.

- Người học có khả năng tự học suốt đời để hoàn thiện bản thân và đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc. 

2.3.Nội dung chương trình đào tạo: 

3. Chương trình Thạc sĩ Luật Kinh tế: 

3.1. Thông tin chung 

- Tên chương trình đào tạo:

Tên Tiếng Việt: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật kinh tế

   Tên Tiếng Anh: Economic Law Master Science.

- Ngành đào tạo: Luật kinh tế

- Mã ngành: 8380107

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Hình thức đào tạo: Tập trung [Full time] 

- Thời gian đào tạo: 24 tháng [Full time]

3.2. Mục tiêu đào tạo: 

3.2.1. Mục tiêu chung 

Học viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Luật kinh tế nắm vững kiến thức chuyên sâu, hiện đại trong lĩnh vực pháp luật kinh tế; có khả năng thực hành nghề luật, có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước; Có khả năng vận dụng các kiến thức pháp lý chuyên sâu trong hoạt động kinh tế của nhiều chủ thể khác nhau.

3.2.2. Chuẩn đầu ra 

- Có kiến thức pháp luật nâng cao trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính để làm nền tảng cho hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh doanh.

- Có kiến thức pháp luật chuyên sâu về các hoạt động thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.

- Có kiến thức pháp luật nâng cao để giải quyết các vấn đề nổi bật trong xã hội hiện đại.

- Có khả năng phân tích, áp dụng các kiến thức pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và tham gia giải quyết các vụ tranh chấp trong kinh doanh thương mại.

- Có khả năng phân tích, phản biện chính sách pháp luật kinh tế của nhà nước về các vấn đề phát sinh trong xã hội.

- Có khả năng phát hiện, phân tích, xử lý các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế.

- Có khả năng tìm kiếm, xử lý thông tin và nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.

- Có thái độ học tập suốt đời.

- Có ý thức tuân thủ các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề luật.

3.3. Vị trí việc làm: 

TT

Vị trí việc làm

Cơ quan/doanh nghiệp

1

Chuyên viên quản lý cấp cao của các tổ chức kinh tế, định chế tài chính

Doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại

2

Chuyên viên pháp chế trong tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước, UBND các cấp

3

Cán bộ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, văn phòng luật sư.

Cơ quan tư pháp, bảo vệ pháp luật, văn phòng luật sư

4

Nghiên cứu viên, Giảng viên chuyên ngành Luật kinh doanh, thương mại

Viện nghiên cứu, các trường Đại học Cao đẳng

3.4. Nội dung chương trình đào tạo:


4. Thông tin tuyển sinh Thạc sĩ năm 2020: 

4.1. Chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh: 

Stt

Hệ tuyển sinh

Chuyên ngành

Mã số

Số lượng tuyển sinh

1

Thạc sĩ

Tài chính – Ngân hàng

8340201

220

2

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

8340101

58

3

Thạc sĩ

Luật kinh tế

8380107

51

4.2. Điều kiện tuyển sinh: 

4.2.1. Đối với thí sinh dự tuyển là người Việt Nam

4.2.1.1. Đối với thí sinh dự thi trình độ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng

a] Thí sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành đúng với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng là: Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp. 

b] Thí sinh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng: Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quảng lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự án được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi học chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định [phụ lục đính kèm].

c] Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành khác được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi học xong chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định [phụ lục đính kèm].

4.2.1.2. Đối với thí sinh dự thi trình độ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

a] Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành đúng với chuyên ngành Quản trị Kinh doanh là: Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may được dự thi trình độ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp.

b] Thí sinh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần với chuyên ngành Quản trị kinh doanh: Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự án  được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi học xong chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định [phụ lục đính kèm].

c] Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành khác được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi học xong chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định [phụ lục đính kèm].

4.2.1.3. Đối với thí sinh dự thi cao học chuyên ngành Luật kinh tế

a] Thí sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành đúng chuyên ngành Luật kinh tế gồm: Luật, Luật kinh tế, Luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật quốc tế,  Luật hiến pháp và luật hành chính được dự thi trình độ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế ngay sau khi tốt nghiệp. 

b] Thí sinh đã tốt nghiệp đại học nhóm ngành gần: Kinh tế học, Khoa học chính trị, An ninh và trật tự xã hội, Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán kiểm toán, Quản trị - Quản lý và chuyên ngành Triết học được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế sau khi học xong chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định [phụ lục đính kèm].

4.2.1.4 Các điều kiện khác

Người dự tuyển phải có:

-  Lý lịch bản thân rõ ràng, cam kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Có đủ sức khỏe để học tập; 

- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Nhà trường;

- Đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp các chuyên ngành khác phải có 02 năm kinh nghiệm [có xác nhận của đơn vị công tác];

- Đối với người dự tuyển có bằng đại học chuyên ngành gần, chuyên ngành khác phải học bổ sung kiến thức đại học [chương trình đào tạo bổ sung kiến thức Đại học đính kèm]

- Đối với người dự thi thuộc diện chính sách ưu tiên phải có đủ hồ sơ theo qui định tại mục 5.1.2 thông báo này.

4.2.2. Đối với người dự thi là người Nước ngoài

Các thí sinh dự tuyển là người nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện như qui định với thí sinh là người Việt Nam tại mục 4.1 nêu trên.

Việc xác định chuyên ngành đối với thí sinh nước ngoài, sẽ đối chiếu các môn học có tên gọi giống hoặc tương đương để xác định chuyên ngành hoặc môn chuyển đổi.

Về ngôn ngữ đối với thí sinh nước ngoài khi dự tuyển phải có đủ năng lực Tiếng Việt để tiếp thu kiến thức trong quá trình đào tạo năng lực tiếng Việt tối thiểu bậc 4 theo qui định tại thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 1/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.3. Ngày thi, môn thi, nội dung thi, hình thức thi: 

-  Ngày thi: Chủ nhật 28/02/2020

-  Địa điểm thi: Trường ĐH. Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

-  Các môn thi, nội dung thi và hình thức thi:

4.4. Hồ sơ dự tuyển

Mỗi thí sinh nộp một bộ hồ sơ đăng ký tuyển sinh. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh sau đại học phải có đầy đủ các giấy tờ gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ theo quy định hành chính:

  • Phiếu đăng ký dự thi/ hoặc xét tuyển:

  Thí sinh nộp 01 bản phiếu đăng ký dự thi:

- Thí sinh là công dân Việt Nam theo mẫu số 01

- Thí sinh là công dân nước ngoài [kể cả thí sinh dự tuyển theo chương trình hợp tác Lào và Campuchia] theo mẫu 02

  • Lý lịch của người dự tuyển:

Thí sinh nộp 01 bản lý lịch theo mẫu số 03.

  • Giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe để học tập.
  • Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp và đối tượng ưu tiên:

- 01 bản Bằng tốt nghiệp đại học.

- 01 bản Bảng điểm đại học.

- 01 bản Chứng chỉ bổ túc kiến thức [nếu thuộc diện phải học bổ túc kiến thức]

- 01 bản Chứng minh nhân dân/ Thẻ CCCD/ Hộ chiếu [với công dân Nước ngoài]

- 02 bản Chứng chỉ ngoại ngữ [với công dân nước ngoài cần có chứng chỉ tiếng Việt]

- 01 bản Các giấy tờ pháp lý hoặc minh chứng để hưởng chính sách ưu tiên [nếu có].

Đối với thí sinh dự tuyển là công dân Lào, Campuchia thuộc đối tượng học theo chương trình hợp tác Lào và Campuchia cần có xác nhận của Ngân hàng Trung ương hai nước nói trên về thời gian công tác, tính xác thực của lý lịch và đối tượng dự tuyển trên mẫu 03.

Ngoài việc dán hình vào phiếu đăng ký dự thi, lý lịch học viên, thí sinh dự thi phải nộp thêm 05 hình ghi họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau.

Các hồ sơ trên cho vào một túi đựng hồ sơ theo mẫu của Khoa Sau đại học. Nhà trường không nhận hồ sơ thiếu giấy tờ hoặc thiếu điều kiện dự thi.

  • Lệ phí thi hoặc xét tuyển:

 - Lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí thi: 420.000đ

- Với thí sinh Lào, Campuchia: xét tuyển theo chương trình hợp tác không phải nộp bất kỳ khoản lệ phí ôn thi, dự thi nêu trên.

- Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh

+ Công dân Việt Nam [thi tuyển] nhận hồ sơ từ ngày ra thông báo đến ngày 29/01/2021

+ Công dân Nước Ngoài [xét tuyển] nhận hồ sơ chậm nhất ngày 29/01/2021

- Địa điểm: thí sinh liên hệ nộp hồ sơ tại Khoa Sau đại học, số 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Điện thoại: [028] 38212590

Đồng thời, truy cập Website: //tuyensinh.buh.edu.vn/tuyen-sinh-sau-dai-hoc để đăng ký trực tuyến.

4.5. Bổ sung kiến thực và ôn thi: 

4.5.1. Bổ sung kiến thức

- Thí sinh dự tuyển, tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành gần, chuyên ngành khác với chuyên ngành dự thi phải học các môn bổ sung kiến thức đại học [đính kèm].

- Các lớp bổ sung kiến thức được tổ chức từ ngày 23/11/2020 vào các buổi tối trong tuần và cả ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.

4.5.2. Hệ thống hoá kiến thức: 

- Môn Tiếng Anh: có 2 lớp, 1 lớp học các buổi tối thứ 2,4,6 khai giảng ngày 17/01/2021 và 1 lớp học các ngày thứ 7 và Chủ nhật khai giảng ngày 24/01/2021 và 25/01/2021.

- Các môn khác được tổ chức hệ thống hoá kiến thức và các ngày: 23/01, 24/01, 30/01 và 31/01/2021.

4.5.3. Liên hệ đăng ký học bổ sung kiến thức và ôn thi:

- Ôn thi Anh văn: Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 39 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM, Điện thoại: [028] 38 214 055

- Bổ sung kiến thức và ôn thi các môn cơ bản, cơ sở ngành: Trung tâm đào tạo Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng Số 39 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM, Điện thoại: [028] 38 216 096 hoặc 0966368963.

Để nắm rõ hơn thông tin liên quan đến tuyển sinh trình độ đào tạo Thạc sĩ năm 2020 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ: Khoa Sau đại học

- Địa chỉ: Số 36 đường Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại: [028] 38 212 590

- Email:

- Website: buh.edu.vn, tuyensinh.buh.edu.vn và khoasdh.buh.edu.vn

Quay lại

Video liên quan

Chủ Đề