Thai 13 tuần kích thước bao nhiêu

Xem xét, đánh giá kích thước thai nhi theo tuần chính là một trong những biện pháp hữu ích giúp bác sĩ, mẹ bầu biết được tình hình phát triển của em bé. Từ đó thai phụ có thể kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt,… phù hợp hơn, giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Vậy kích thước thai nhi qua các tuần thay đổi như thế nào? Bảng kích thước phôi thai theo tuần ra sao? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Mẹ bầu cần quan tâm đến kích thước thai nhi chuẩn theo tuần để bắt kịp nhịp tăng trưởng của bé

Tầm quan trọng của việc theo dõi kích thước thai nhi theo tuần

Theo dõi kích thước thai nhi theo tuần chính là cách tốt nhất để xác định xem em bé có đang phát triển thuận lợi, mạnh khỏe hay không. Từ đó mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập cho phù hợp hơn. Thế nhưng thai phụ vẫn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi muốn thay đổi bất kỳ điều gì.

Tuần thứ 13 của thai kỳ là tuần cuối cùng trong ba tháng đầu [tam cá nguyệt thứ nhất]. Các ngón chân của em bé sẽ lộ ra rõ hơn, vân tay xuất hiện và dần hoàn chỉnh là các mốc phát triển đáng chú ý của thai nhi 13 tuần.

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi và những điều mẹ bầu 13 tuần cần lưu ý trong giai đoạn này của thai kỳ.

Nếu bạn đang thắc mắc thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào và thai 13 tuần kích thước bao nhiêu hay thai 13 tuần to bằng quả gì, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được.

Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng một quả mận với chiều dài đầu mông khoảng 7,4cm và nặng 0,025kg [25g].

Lưu ý:

  • Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 13 tuần như quả mận là đang hình dung em bé theo 1 khối co lại và ngắn lại.
  • Việc tính chiều dài thai nhi chỉ mang tính chất tương đối và áp dụng cho thai trong quý 1, từ 14 tuần trở đi, các cử động của thai nhi tương đối nhiều, chân tay cũng phát triển rõ hơn và có cử động gập duỗi, lúc này việc tính các thông số sinh trắc thường ít sử dụng chiều dài đầu mông hay chiều cao [từ đầu đến gót chân].

Bạn băn khoăn thai 13 tuần phát triển như thế nào? Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, nhau thai của mẹ đã phát triển và đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và xử lý chất thải cho bé. Nhau thai cũng sản xuất các hormone progesterone và estrogen giúp duy trì thai kỳ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Thai nhi 13 tuần phát triển như thế nào? Bây giờ, mí mắt của bé đã có thể khép lại để bảo vệ mắt. Trong tuần này, bé cũng có thể đưa ngón tay cái vào miệng, mặc dù các cơ để mút vẫn chưa hoàn toàn phát triển.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 13

1. Thai nhi 13 tuần tuổi, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Bây giờ, bụng bầu của bạn đã hơi nhô ra rõ rệt, bởi khi mang thai 13 tuần, tử cung sẽ phát triển hướng lên trên và hướng ra ngoài. Nếu ở các tuần thai trước, bạn cảm thấy thường xuyên muốn đi tiểu hơn, thì bước qua tuần 13 của thai kỳ, hiện tượng này sẽ giảm.

Trong khi đó, lượng máu bơm đến vùng xương chậu cũng như sự thay đổi hormone sẽ tăng lên, do đó, một số mẹ bầu sẽ nhận thấy nhu cầu ham muốn tình dục tăng. Bạn cứ thoải mái “yêu” theo nhu cầu bởi quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, trừ khi bác sĩ có lời khuyên khác. Đôi khi, việc ốm nghén hay những thay đổi cảm xúc lại khiến như cầu tình dục giảm xuống. Cả 2 trường hợp này đều có thể gặp. Việc lưu lượng máu tăng cũng làm cho bạn thường xuyên cảm thấy khát hơn, vì vậy hãy đảm bảo uống nhiều nước và thường xuyên.

Trong thai kỳ, nướu răng bị sưng, đau và chảy máu là hiện tượng thường gặp. Do đó, hãy chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách:

  • Đánh răng 2 lần một ngày bằng bàn chải đánh răng mềm
  • Chải theo vòng tròn nhẹ nhàng, theo chiều lên xuống
  • Tránh đồ ăn nhẹ và đồ uống có đường
  • Nếu có thói quen hút thuốc hãy bỏ ngay vì thói quen này có thể làm cho bệnh nướu răng trở nên trầm trọng hơn.

Nhưng bạn có biết rằng:

  • Nếu bị nôn, mẹ bầu hãy súc miệng ngay để giảm tác động xấu của axit trong chất nôn lên răng
  • Dùng nước súc miệng không chứa cồn mỗi ngày để giảm mảng bám.

2. Mang thai 13 tuần, mẹ cần lưu ý những gì?

Ngoài các lưu ý mà Hello Bacsi đã nêu trong các tuần trước của thai kỳ. Ở tuần thai này, bạn hãy ghi nhớ các mẹo sau trong khi tập thể dục để tránh “lợi bất cập hại” nhé:

  • Giữ cường độ luyện tập ở một mức độ mà mẹ có thể vừa tập vừa nói chuyện mà không cảm thấy hụt hơi.
  • Giảm cường độ tập thể dục hay nghỉ ngơi nếu mẹ bắt đầu cảm thấy hụt hơi, kiệt sức hoặc chóng mặt.
  • Thay đổi thói quen tập thể dục khi thai kỳ dần tiến triển. Hãy nhớ rằng bé sẽ tăng thêm trọng lượng cho cơ thể mẹ. Vì vậy, việc mang thai sẽ giống như mẹ đang mang theo một chiếc ba lô và chiếc ba lô ấy sẽ dần to và nặng hơn sau mỗi tuần.
  • Hãy chú ý tới những thay đổi trong cơ thể của mẹ khi mang thai đến tuần thứ 13. Ngoài ra, mẹ cũng cần thảo luận về thói quen tập thể dục với bác sĩ nếu mẹ bị bất cứ cảm giác khó chịu, đau đớn hay kiệt sức nghiêm trọng nào.

Bạn có thể xem thêm:

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 13 tuần

1. Mẹ bầu 13 tuần nên trao đổi gì với bác sĩ?

Triệu chứng khó thở nhẹ có thể chỉ làm cho mẹ cảm thấy khó chịu và không ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho bé vào tuần mang thai thứ 13. Nhưng nếu mẹ mang thai 13 tuần gặp phải tình trạng thở khó khăn, môi hoặc ngón tay dường như chuyển màu hơi xanh hoặc cảm thấy bị đau ngực và mạch nhanh bất thường, hãy đi khám ngay lập tức để ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải trong thai kỳ.

Tại buổi khám thai này, bác sĩ có thể tiếp tục kê toa cho mẹ dùng vitamin bổ sung cho thai kỳ. Theo đó, việc dùng thực phẩm chức năng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo bé yêu được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, chẳng hạn như axit folic, kẽm, sắt và canxi rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhằm xác định được cách tốt nhất để uống vitamin, chẳng hạn như uống trong khi ăn hoặc có thể uống kèm một loại đồ uống nào đó hay không.

2. Những xét nghiệm nào mẹ mang thai 13 tuần cần biết?

Tùy thuộc vào số lần bạn đã khám thai, tình trạng của thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sau:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Xét nghiệm để kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
  • Siêu âm thai, khảo sát hình thái học quý 1
  • Xét nghiệm tổng quát, làm sàng lọc lệch bội và tiền sản giật
  • Đo nhịp tim của thai nhi 13 tuần
  • Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng, giãn tĩnh mạch hay không

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể trao đổi thêm để biết được bạn có trải qua những triệu chứng không bình thường nào hay không. Do đó, bạn hãy nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề muốn thảo luận và trao đổi kỹ hơn. Để làm tốt việc này, bạn hãy lên một danh sách các câu hỏi trước ngày đi khám nhé.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 13: Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Tập thể dục

Khi nhịp tim của mẹ tăng 10 đến 20 nhịp mỗi phút so với bình thường và theo sinh lý sẽ tăng cao hơn khi tập luyện thể dục. Việc tim đập nhanh khiến không ít mẹ bầu lo sợ mình đang gặp vấn đề nào đó. Cách tốt nhất để giữ thói quen tập thể dục trước khi sinh được an toàn và hiệu quả là hãy lắng nghe theo phản ứng của cơ thể mẹ.

Nhịp tim của mẹ sẽ phản ứng rất khác nhau khi tập thể dục, vì vậy thay vì theo dõi nhịp tim, hãy sử dụng những cách đánh giá khách quan và chính xác hơn. Mục đích của việc này là giữ cho cường độ tập luyện của mẹ trong một phạm vi vừa phải nhưng vẫn phải phần nào thách thức sức chịu đựng của cơ thể. Nói một cách đơn giản, hãy luyện tập sao cho mẹ không bị hụt hơi tới mức không thể nói chuyện.

Nếu mẹ đang cảm thấy hụt hơi, đó là tín hiệu để mẹ giảm cường độ tập luyện và nghỉ ngơi. Một lợi ích tuyệt vời của việc sử dụng phương pháp này là cho phép các mẹ bầu với nhiều mức cân nặng khác nhau có thể luyện tập trong một mức độ an toàn mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi 13 tuần.

Bạn có thể xem thêm:

2. Caffeine

Ngoài cà phê và các thức uống có caffeine thì mẹ bầu cùng không nên ăn quá nhiều sô-cô-la nếu không muốn hấp thu quá nhiều caffeine. Tuy không có bằng chứng nào xác định được lượng caffeine chính xác sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai trong thai kỳ, nhất là thai nhi tuần thứ 13, nhưng tốt nhất mẹ hãy hạn chế càng nhiều càng tốt. Một lý do khác khiến mẹ nên tránh xa sô-cô-la là loại thực phẩm này có thể giành chỗ của các loại thực phẩm lành mạnh khác, cung cấp quá nhiều calo cho mẹ và dẫn đến tăng cân quá mức.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi tuần 13 phát triển như thế nào, nắm được các thay đổi của cơ thể để từ đó chăm sóc thai kỳ tốt hơn.

Chủ Đề