Đặt vòng thì được nghỉ bao nhiêu ngày

- Khi đặt vòng tránh thai thì được nghỉ 7 ngày có hưởng trợ cấp do quỹ BHXH chi trả theo quy định. Trường hợp bạn hỏi vẫn có trợ cấp thai sản [do thực hiện đặt vòng tránh thai ]. Để hưởng trợ cấp, ban cần cung cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bệnh viện nơi bạn thực hiện việc đặt vòng cho người sử dụng lao động.

Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản là một trong những trường hợp được hưởng chế độ thai sản. Thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này được quy định như thế nào?

Lao động nữ trong thời gian tránh thai được hưởng chế độ thai sản. Ảnh minh họa: Lương Hạnh

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Lao động nữ mang thai;
  1. Lao động nữ sinh con;
  1. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  1. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;

đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  1. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và Khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp như:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Như vậy, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản là đang hưởng chế độ thai sản khi tránh thai.

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 7 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  1. 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như:

- 7 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, thời gian hưởng chế độ thai sản khi tránh thai là 7 đến 15 ngày.

//laodong.vn/cong-doan/thoi-gian-huong-che-do-thai-san-cua-nguoi-lao-dong-khi-tranh-thai-1172331.ldo

Đang nghỉ do đặt vòng tránh thai thì có được hưởng chế độ ốm đau không? Thời gian giải quyết chế độ ốm đau là bao lâu?

Em vừa xin nghỉ tại công ty và hiện em đang trong thời kỳ nghỉ do đặt vòng tránh thai. Nghỉ được 3 hôm thì em bị ốm phải nằm viện 6 ngày. Vậy xin hỏi là em đang nghỉ do đặt vòng tránh thai thì có được hưởng chế độ ốm đau không? Thời gian giải quyết chế độ ốm đau là bao lâu?

Mong anh chị tư vấn. Em cảm ơn.

1. Đang nghỉ do đặt vòng tránh thai thì có được hưởng chế độ ốm đau không?

Tại quy định về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai, như sau:

1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
  1. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  1. 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau, theo đó:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
  1. Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  1. Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
  1. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

  1. Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
  1. Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  1. Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, bạn đang trong thời kỳ nghỉ do đặt vòng tránh thai. Nghỉ được 3 hôm thì bạn bị ốm phải nằm viện 6 ngày. Bạn đang trong thời gian nghỉ thai sản mà lại bị ốm đau nên bạn không được giải quyết cùng một lúc cả hai chế độ của bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian giải quyết chế độ ốm đau là bao lâu?

Theo quy định giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, như sau:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

  1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, công ty bạn sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm chế độ ốm đau cho bạn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ. Và sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.

Sau khi đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Sau khi mới đặt vòng về, các chị em cần kiêng quan hệ từ 7 ngày cho đến 10 ngày. Nguyên nhân là bởi vì vòng tránh thai lúc này đang được tử cung coi là một dị vật, do đó khi đưa một vật lạ vào, có thể gây ra tình trạng viêm âm đạo nhẹ hoặc viêm tử cung nhẹ.

Sau khi đặt vòng tránh thai cần kiêng những gì?

Sau đặt vòng không nên làm việc nặng nhọc. Những ngày đầu sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng, chị em cần lưu ý là không nên làm việc nặng hay bê vác đồ vật nặng. Chị em cũng cần tránh các hoạt động thể thao như: leo núi, bơi lội, chạy bộ,… trong 1 vài ngày đầu sau đặt vòng.

Đặt vòng tránh thai miễn phí ở đau?

Đặt vòng tránh thai miễn phí ở đâu? Câu trả lời cho thắc mắc đặt vòng tránh thai miễn phí ở đâu là KHÔNG có bệnh viện, trung tâm hay phòng khám sản phụ khoa nào đặt vòng tránh thai miễn phí.

Chủ Đề