Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào

Khi thai nhi 23 tuần, có nghĩa chỉ còn 1 tuần nữa mẹ và bé sẽ bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Ở tuần này, bé nặng khoảng 300-500 gram, chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 30 cm. Trông bé vẫn còn rất nhỏ, gầy vì chất béo chưa được sản xuất nên tử cung của mẹ vẫn còn rất rộng rãi với bé. Một số mẹ bầu có thể đã thấy bụng hơi nhô một chút nhưng cũng có người “bụng bầu” vẫn khó nhận biết. Tuy nhiên, khi thai nhi cử động sẽ tạo ra một lực đáng kể và truyền đến thành tử cung của mẹ, mẹ bầu có thể cảm nhận thai nhi 23 tuần đạp một cách rõ ràng.

Những cú đạp của thai nhi giúp mẹ cảm nhận một cách rõ ràng sự xuất hiện của con yêu trong bụng. [Ảnh minh họa]

Đôi mắt của thai nhi đã hình thành tương đối hoàn chỉnh. Da vẫn trong suốt nên có thể thấy rõ các cơ quan và xương bên trong. Điều đặc biệt nhất của thai nhi 23 tuần chính là thính giác của bé đã phát triển mạnh mẽ. Bé có thể nghe thấy các âm thanh bên ngoài, có phản ứng hoặc có sở thích với một số âm thanh nhất định

Đôi mắt được hình thành gần như hoàn toàn, mặc dù chưa có màu mắt rõ rệt.Tử cung của mẹ vẫn còn khá rộng chỗ để em bé lộn nhào, xoay nhiều vòng.Phổi của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho việc hít thở trong tử cung cũng như thế giới bên ngoài.Da của em bé vẫn còn khá trong suốt do vậy có thể nhìn thấy xương và các cơ quan bên trong.Thính giác của em bé tương đối phát triển, em bé đã biết phân biệt những âm thanh và có sở thích với một số âm thanh, nhạc điệu nhất định. Lúc này, mẹ và bé có thể trò chuyện với nhau được rồi.

Bé có thể huých, đạp vào thành bụng, nấc cụt hoặc co người gây ra các cử động trong bụng mẹ. [Ảnh minh họa]

Nhiều chị em có thể cảm nhận thai máy từ khá sớm ở tuần 16-18, nhưng từ tuần 20 – 23, các mẹ có thể nhận thấy rõ hơn những cú đá nhẹ nhàng vào thành bụng của con yêu. Những cử động này sẽ xuất hiện nhiều và mạnh mẽ hơn từ bây giờ. Rất nhiều bà bầu đều thắc mắc không rõ thai nhi 23 tuần đạp như thế nào trong bụng mẹ? Và thực tế thì những cú đạp này gồm nhiều hoạt động khác nhau của bé chứa đựng rất nhiều thông tin đấy mẹ nhé!

Trong vài tháng đầu thai kỳ, chủ yếu mẹ sẽ được thấy một số cử động của con thông qua clip hoặc ảnh chụp siêu âm 4D. Nhưng từ tuần 23 các hoạt động của bé có thể sẽ là các cử động đá, huých vào thành bụng mẹ, nấc cụt, cuộn vòng tròn. Các mẹ thường cảm nhận rõ các hoạt động của con khi nằm nghỉ ngơi vào buổi tối hoặc trước và trong giờ ăn hàng ngày của mẹ.

Mỗi em bé sẽ có tần suất, thói quen hoạt động khác nhau; có bé cử động nhiều hoặc ít, giờ giấc cũng không cố định. Tuy nhiên, bằng sự liên kết đặc biệt giữa mẹ và con, dần dần mẹ sẽ hiểu được “lịch đạp” của bé. Vì vậy, khi bỗng nhiên thấy bé ít cử động hơn trước hoặc có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám thai thay vì lo lắng và được bác sĩ tư vấn thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường.

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn ít cảm nhận được các cử động của con.

- Thai đang ngủ: Ở tuần 23 mẹ bầu vẫn chưa cần quá chú trọng đến việc theo dõi thai máy vì một số bé còn chưa thực sự có những cử động. Nếu bạn thấy bé nhà mình ít cử động thì cũng không cần quá lo lắng vì có thể bé đang ngủ mà thôi.

- Mẹ chưa chú ý hoàn toàn đến cử động của con: Khá nhiều em bé thức và nghỉ cùng với nhịp sinh hoạt của mẹ. Do vậy ban ngày khi mẹ còn bận rộn làm việc, bé cử động liên tục thì mẹ lại chưa có thời gian để chú ý hết những cử động của con. Và khi mẹ nghỉ ngơi thì bé ít hoạt động lại khiến mẹ lo lắng.

- Mẹ đã quá quen với các cử động của bé: Những cử động đầu tiên của bé khiến mẹ bồi hồi khôn nguôi nhưng sau này vì đã quá quen thuộc nên đôi khi mẹ “lơ là” một chút thôi lại bỗng thấy bé ít cử động nhưng thực tế bé vẫn hoạt động không ngừng đấy.

- Vị trí của thai: Nếu thai nhi quay mặt về phía lưng mẹ thì các mẹ thường khó cảm nhận chuyển động hơn nếu bé quay mặt về trước bụng.

- Là hiện tượng thai kỳ bất thường: Trong một số trường hợp,thai nhi ít cử động có thể do thai chậm phát triển hoặc thai chết lưu.

Trong tuần 23 trở đi, mẹ sẽ càng ngày thấy rõ nhiều cử động của bé hơn, vì vậy đừng quên tích cực “giao lưu” cùng con yêu để tạo sự kết nối mẹ con ngay từ trong thai kỳ nhé!

Xem thêm chủ đề Thai nhi 23 tuần

Theo Lan Hương [Dịch từ Belly] [Khám phá]

Khi thai nhi 23 tuần tuổi là hành trình mang thai của mẹ đã đi được 2/3 chặng đường! Bụng mẹ đã to tròn lên trông thấy, đánh dấu sự có mặt của bé yêu. Mẹ đã lên kế hoạch dự sinh và đã mua sắm chuẩn bị đồ đi sinh đến đâu rồi? Nếu mẹ đã từng sinh bé, thì hẳn mẹ đã có "kinh nghiệm đầy mình" trong việc này rồi, nhưng nếu chưa, thì mẹ đừng lo lắng, vì bài viết dưới đây sẽ gợi ý mẹ danh sách một số vật dụng để đón bé yêu cho đầy đủ và hợp lý nhất nhé! 

Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2

  • Mẹ có thể thấy một ít máu trên bàn chải đánh răng trong tuần thai này. Lý do là lợi [nướu] của mẹ đang làm việc "ngoài giờ" để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thấy lợi của mình dễ bị sưng hoặc viêm. Trong tuần thai này, mẹ hãy nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm mẹ nhé. Vì lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi đâu ạ. Và mẹ cũng đừng quên lên lịch hẹn với bác sĩ nha khoa ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ của mình, mẹ nhé!
  • Tham khảo: Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho mẹ mang thai
  • Cơ thể mẹ trong tuần thai này đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị cho việc sinh nở. Dây chằng, cổ tử cung hoạt động liên tục dưới sự thúc đẩy của các hormone cần thiết. Mẹ nên tắm nước nóng, hoặc spa thư giãn cho mẹ bầu để giảm tải sự khó chịu nếu mẹ chưa quen nhé!
    Mẹ có thể thường xuyên đóng mở cửa tủ lạnh trong vô thức để tìm kiếm thứ gì đó để ăn mà "ăn mãi chẳng no"? Trong thời gian này, mẹ có thể ăn vặt các món bánh nguyên hạt, bánh xốp nướng, sữa cũng như ngũ cốc và trái cây. Mẹ có thể ăn vặt tùy và lượng nhu cầu, nhưng hãy nhớ ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ hoặc quá ngọt, mẹ nhé!
  • Tham khảo: Các loại hoa quả tốt cho bà bầu

  • Mẹ có thể bắt đầu tưởng tượng mình sẽ sinh bé như thế nào? Liệu mọi việc có diễn ra suôn sẻ? Nhưng mẹ yên tâm, nếu đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về nơi dự sinh, bác sĩ cùng các vật dụng để mang theo đón bé yêu, thì việc tưởng tượng thêm sẽ có thể gây tâm trạng lo lắng, thấp thỏm và dễ dẫn đến mất ngủ của mẹ đấy!
  • Song song với việc trên, mẹ có thể lo lắng là mình sẽ sinh non, hoặc có vấn đề gì với bé yêu trong bụng? Đặc biệt là khi mẹ đã từng sinh non trước đó. Về việc này, mẹ nhớ chia sẻ cùng bác sĩ sản khoa của mình trong các lần hẹn khám thai định kỳ sắp tới nhé. Với chuyên môn của mình, các bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên tốt nhất, thay vì chỉ lo sợ vu vơ. [Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ sinh non]
  • Mẹ có thể cảm thấy rất biết ơn, cảm kích, khi nhận được nhiều lời khuyên hữu ích của gia đình hoặc bạn bè trong tuần thai này trở đi. Nhưng nếu mẹ thấy không thoải mái vì sự quan tâm quá mức này, đừng quá nặng nề, mẹ nhé! Vì đây chỉ là ý tốt của mọi người mà thôi.
  • Mẹ cảm giác được gắn kết với bé hơn bao giờ hết, vì giờ đây, bé con đã và đang là "một phần cơ thể" đang nhô lên tròn xoe trước bụng mẹ. Cảm giác này thật tuyệt vời, mẹ nhỉ?

  • Theo The bump, ở tuần 23, thai nhi của mẹ đã bắt đầu "ra dáng" một em bé hơn rồi đấy. Bé có thể nặng khoảng 0,45 kg và dài khoảng 28 đến 36 cm.
  • Để Huggies bật mí cho mẹ một điều bất ngờ là từ tuần thai này trở đi, thai nhi đã chính thức có lỗ mũi, ống mũi dần hoàn thiện, lỗ mũi được thông suốt, không còn đóng như trước. 
  • Phổi của bé cũng đang dần hoàn thiện, chất hoạt dịch bao phủ túi phổi để giúp bé yêu giữ oxy và tự thở sau khi được sinh ra đời.
  • Thai nhi tuần 23 có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của mẹ. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
  • Mẹ hãy đầu tư một quyển "nhật ký thai kỳ" để ghi dấu từng chặng đường phát triển của bé yêu trong bụng nhé! Mẹ có thể đã có con trước đây và nghĩ rằng mang thai lần này cũng giống những lần trước, nhưng mẹ hãy nhớ mỗi em bé là một cá thể độc nhất và mang đến những trải nghiệm khác nhau cho mẹ. 
  • Nếu đi khám thai định kỳ vào tuần 23, mẹ sẽ nghe được nhịp tim bé yêu đang đập liên hồi, và nhanh gấp nhiều lần của mẹ đó. Mẹ có thể thấy nhiều mẹ khác bắt đầu mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại nhà để có thể theo dõi nhịp tim của em bé, nhưng nếu bé yêu nhà mình vẫn khỏe mạnh và không cần theo dõi về tim thai, thì mẹ không cần đầu tư mua bộ dụng cụ này đâu.

Mẹ ơi, mẹ biết không, bé yêu thực tế không cần quá nhiều đồ đâu. Vì trên thực tế, bé sẽ dành phần lớn thời gian đầu đời của mình để ăn và ngủ. Vì vậy, khi bắt đầu chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho bé, mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Chất lượng là nhất: Chọn đồ có chất liệu an toàn, không chứa chất độc hại. Mẹ cũng nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tốt nhất nên chọn sản phẩm của những nhãn hàng uy tín.
  • Lên danh sách vật dụng cần mua từ trước sẽ giúp hạn chế những đồ dùng dư thừa, không cần thiết, tránh lãng phí.
  • Tham khảo giá cả: Không phải những sản phẩm đắt tiền mới có chất lượng tốt. Nếu cẩn thận lựa chọn, mẹ vẫn có thể chọn được những sản phẩm có giá vừa phải, nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
  • Không mua quá nhiều, nhất là quần áo cho bé, bởi trẻ sơ sinh thường lớn rất nhanh.
  • Để tránh lãng phí, trước khi mua đồ dùng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tính toán một khoản ngân sách, đồng thời lên danh sách những sản phẩm cần mua. Nếu còn tiền, mẹ có thể tiếp tục cân nhắc đến một số đồ dùng cho bé khác.

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 23

  • Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe: Mặc dù có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi chật, thắt dây an toàn sẽ bảm đảm an toàn cho mẹ và bé, mẹ hãy lưu ý nhé.
  • Nếu mẹ bị buồn nôn khi say tàu xe, đây có thể do mẹ bị thiếu oxy. Hãy ngồi ở dãy ghế hai bên, tập trung hướng mắt về phía xa chân trời, nhấp môi nước lạnh, dùng vòng bấm huyệt hoặc ăn một ít thức ăn có gừng để giúp giảm cảm giác buồn nôn [Tham khảo: Lưu ý khi du lịch khi mang thai]
  • Nếu ai đó xung quanh đang hút thuốc, mẹ nhớ hãy tránh đi nhé, vì hút thuốc thụ động cũng độc hại như hút thuốc chủ động và ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé. Nếu mẹ có thói quen hút thuốc, hãy tìm đến các liệu pháp khác như: thôi miên, châm cứu hoặc tìm kiếm hỗ trợ giúp bỏ thuốc lá.
  • Mẹ nên tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Mẹ có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và nằm sao cho thoải mái nhất trên giường. Và đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình nữa nhé.
  • Mẹ hãy ghi nhớ những thực phẩm cần tránh khi mang thai. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn như: Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống, v.v...
  • Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
  • Nếu thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ ngay để phòng tránh các nguy cơ.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
  • Thai nhi 24 tuần tuổi
  • Thai nhi 25 tuần tuổi
  • Thai nhi 26 tuần tuổi
  • Thai nhi 27 tuần tuổi
  • Thai nhi 28 tuần tuổi
  • Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

    EmptyView

    Bạn biết rằng việc ăn đúng cách khi mang thai là rất quan trọng, nhưng ăn gì gọi là đúng cách? Những loại thực phẩm nào sẽ giúp cơ thể đang mang bầu của bạn hoạt động tốt và hỗ trợ bé phát triển? Có thể bạn sẽ bối rối khi có quá nhiều thông tin về vấn đề này, nhất là khi các thông tin còn mâu thuẫn với nhau.

    Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này để hỗ trợ tốt nhất cho sự tăng trưởng của bé.

    Thực phẩm chủ yếu là mít non và tôm cung cấp dưỡng chất cũng như thêm chút mắm ruốc vào món ăn sẽ thêm phần hấp dẫn. Đây là món ăn rất phổ bến của nguời Trung. Các mẹ thử qua nhé!

    Cua bể có hàm lượng canxi cao, vị mát, không gây nóng. Nhiều bà bầu đã chọn món ăn này để bổ sung canxi, sắt và các khoáng chất cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

    Khi mang thai tuần thứ 20, bước vào tháng thứ 5, bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu, lớp mỡ dưới da bé dày hơn

    Khi mang thai tuần thứ 35, Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn.

    Video liên quan

    Chủ Đề