Thế nào là hạt giống đạt tiêu chuẩn

Trong quá trình gieo trồng, do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần dần mất đi. Vì vậy cần phải phục tráng [phục hồi], duy trì đặc tính tốt của giống. Từ hạt giống đã được phục tráng, tiến hành chọn lọc và nhân giống theo quy trình.

Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.Trong đó có thể sản xuất giống cây bằng hạt hoặc bằng phương pháp nhân giống vô tính. Đối với phương pháp sản xuất giống cây bằng hạt thì điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống ra sao là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Câu hỏi:

Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống

A. Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thấp, kín

B. Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh…

C. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời

D. Cả A, B và C

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án D: Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống là nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thấp, kín; Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh…; Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.

Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng do:

Trong quá trình gieo trồng, do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần dần mất đi. Vì vậy cần phải phục tráng [phục hồi], duy trì  đặc tính tốt của giống. Từ hạt giống đã được phục tráng, tiến hành chọn lọc và nhân giống theo quy trình.

Hạt giống tốt nếu như không biết bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm. Do đó người sử dụng muốn bảo quản tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện sau :

– Hạt giống phải đạt chuẩn : khô, mấy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh…

– Nơi cất giữ [bảo quản] phải bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.

– Trong quá trình bảo quản cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.

+ Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.

+ Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

Do đó đáp án đúng cho câu hỏi điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống là đáp án D: điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống là nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thấp, kín; Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh…; Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.

Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống ?

Đề bài

Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống ?

Lời giải chi tiết

Các điều kiện cần thiết:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.

- Nơi bảo quản [cất giữ] phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.

Loigiaihay.com

Hạt giống là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đều muốn trồng bất cứ loại cây nào. Thực tế cho thấy mỗi loại hạt khác nhau có những yếu tố về điều kiện nảy mầm cũng như gieo trồng khác nhau. Nếu nhà nông không nắm rõ đặc điểm của từng loại hạt thì khó có thể đạt được hiệu quả cao khi gieo trồng.

Hạt giống là yếu tố quyết định đến sự nảy mầm của cây trồng. Dù bạn lựa chọn gieo trồng bằng phương pháp nào trong các phương pháp: gieo hạt, chiết hay ghép cành thì hạt giống vẫn là yếu tố đầu tiên không thể bỏ qua. 

Hạt giống được xem là nguồn gốc của nông nghiệp. Hạt được chọn làm giống là những hạt khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường khiến cho việc trồng trọt trở nên thuận lợi và ngược lại. Nếu như hạt không tốt, ẩn chứa mầm bệnh và không chịu được ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện môi trường thì sẽ tốn rất nhiều chi phí cho phân bón cung cấp dinh dưỡng và tốn nhiều công chăm sóc mà hiệu quả chưa hẳn đã được như mong đợi.

Đinh nghĩa tên gọi các nhóm hạt giống

1. 1 Hạt giống OP [open- pollinated]: là hạt giống thụ phấn tự nhiên, nghĩa là cây mẹ sản sinh ra hạt giống bằng việc tự thụ phấn trên cùng 1 bông [bông lưỡng tính] hoặc thụ phấn chéo giữa bông đực và bông cái trên cùng một cây ở điều kiện cách ly [không bị tác động của phấn hoa từ cây khác]. Cây trồng từ hạt giống OP giữ nguyên các tính trạng của cây mẹ, và có thể thu hoạch hạt giống đề trồng tiếp cho các vụ sau.

1.2  Hạt giống lai tạp: tương tự nhóm hạt giống OP, nhưng trong quá trình thụ phấn không được cách ly tốt, dẫn đến tình trạng bị lai phấn hoa từ cây khác, cây con gieo lên sẽ không giữ được nguyên vẹn đặc tính của cây mẹ.

1.3 Hạt giống heirloom: không có tên gọi chính xác dòng hạt giống này bằng tiếng Việt [nôm na có thể gọi là "hạt OP lâu đời"], có những giống rất cũ [xưa], được duy trì qua nhiều thế hệ lên đến vào chục năm [thậm chí cả trăm năm], hạt giống thu hoạch từ các giống cây này gọi là hạt heirloom => thuộc nhóm hạt OP, nhưng hạt OP không hẵn là heirloom. Trên thị trường hiện nay rất hiếm khi xuất hiện dòng hạt heirloom vì giá trị kinh tế không cao, chỉ phục vụ nhu cầu trồng gia đình.

1.4 Hạt giống lai [hybird]: là hạt giống được lai tạo từ hai dòng bố mẹ thuần chủng [cùng loại] mang các ưu điểm riêng biệt để tạo ra thế hệ con lai F1 vượt trội có đủ ưu điểm của cả bố và mẹ [một cách có chủ đích]. Để tạo ra cây bố mẹ thuần chuẩn cần nhiều năm thời gian, và để tuyển chọn dòng F1 đạt tiêu chuẩn cũng rất phức tạp nên hạt giống F1 thường có giá cao hơn hạt OP. Nếu để cây F1 tự thụ phấn [cho ra hạt giống đời F2, rồi đến F3...] thì các tính trạng vượt trội sẽ giảm dần [thoái hóa] nên thường ít ai để giống cho các vụ sau, dù có để giống thì cũng chỉ đến F2 là cùng.

1.5 Hạt giống hữu cơ [organic]: cũng được phân loại theo nhóm OP và hybird như trên, chỉ có điểm khác biệt là cây [bố] mẹ được canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ [chỉ sử dũng phân hữu cơ, không dùng phân hóa học, không dùng thuốc trừ sâu], giá thành hạt giống hữu cơ khá cao so với các giống OP và hybird thông thường [non-organic] vì quá trình canh tác tốn kém. 

1.6 Hạt giống biến đổi gene - GMO [Genetically Modified Organism]: hạt giống GMO được "tạo ra" trong các phòng thí nghiệm, sử dụng công nghệ để tác động vào bộ gene gốc của giống đó, đồng thời thay thế/bổ sung/cắt giảm một đoạn gene nào đó nhằm tạo ra một giống mới có các đặc tính mong muốn [siêu năng suất, kháng bệnh, chịu hạn hán, chịu nhiệt cao ở các vùng đất khắc nghiệt...]. Giống GMO chỉ được tập trung nghiên cứu trên các đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế vĩ mô [cây lương thực như lúa, bắp, cao lương, đậu nành, hướng dương lấy hạt...]. Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tác hại của GMO, nhưng để đảm bảo sức khỏe của con người, các nước trên thế giới đều quản lý chặt chẽ việc kinh doanh/canh tác giống cây GMO, các cty không được bán đại trà trên thị trường [phải được cấp phép] và bao bì phải được ghi rõ nếu là hạt giống [thực phẩm] GMO. Đỉnh Phong cam kết không kinh doanh hạt GMO.

2. Giá thành 

Sắp xếp theo giá trị tăng dần [hạt heirloom và GMO sẽ không so sánh vì chúng không phải mặt hàng phô biến]

Giống lai tạp => giống OP => giống hybird => giống OP hữu cơ => giống hybird hữu cơ

tuy nhiên cũng có nhiều giống OP giá cao hơn hybird nếu đó là dòng OP có đặc tính vượt trội [năng suất cao, kháng bệnh, hoa/trái đẹp mắt...], các cty định giá hạt giống dựa trên chi phí canh tác/sản xuất, và họ cũng tính cả lợi nhuận lâu dài. Nếu bạn mua giống F1, đồng nghĩa với việc bạn phải mua giống thường xuyên cho mỗi vụ canh tác mới [không để giống], và nếu bạn chọn giống OP chuẩn, xem như họ đã bán đứt cho bạn một lần duy nhất và bạn có thể tự để lấy giống sau này.

 Cần lưu ý gì khi lựa chọn hạt giống

hất lượng hạt giống

Dù bạn chọn trồng loại cây nào thì cũng cần lựa chọn những hạt giống tốt. Tiêu chí để chọn hạt đem gieo trồng là:

  • Hạt chắc khỏe
  • Không có sâu bệnh
  • Thời gian lấy hạt ra khỏi quả không quá lâu. Thông thường thời gian khoảng 1 năm sẽ cho chất lượng giống tốt nhất.

Để có thể nhận biết chắc chắn hạt giống nào tốt, bạn có thể áp dụng cách cho hạt vào nước sau khi mua hạt về. Hạt nào chìm xuống đáy thì đó là hạt có chất lượng tốt. Ngược lại, hạt nào nổi lên mặt nước thì hạt đó là hạt lép và cần phải loại bỏ.

Thời gian ngâm hạt giống

Mỗi loại hạt giống khác nhau sẽ cần thời gian ngâm khác nhau. Tuy nhiên, đặc tính chung của các loại hạt là chỉ cần ngâm chúng trong nước ấm từ 1-2 giờ là có thể cung cấp đủ độ ẩm và nước cho hạt khi đem gieo trồng. Chỉ có một số loại đặc biệt thì thời gian ngâm sẽ khác.

Ví dụ như hạt giống hoa hồng thì sẽ cần thời gian ngâm khoảng 4 giờ để chọn hạt giống tốt. Sau đó sẽ mất thêm 1-2 ngày ngâm nước ấm những hạt giống tốt để hạt căng nước mới đem đi gieo. Hay như hạt giống các loại rau gia vị như hành, hẹ, cần tây,…cần ngâm trong nước ấm khoảng 30-35 độ C trong vòng 4-5 giờ.

Độ ẩm của đất  

Cần phải nắm rõ độ ẩm của từng loại giống khác nhau để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây trồng. Điều kiện chung về độ ẩm của đất khi gieo hạt như sau:

  • Đất phải tơi xốp để không khí có thể lọt vào, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.
  • Đất phải được tưới đủ nước để duy trì độ ẩm thích hợp.
  • Đất phải chứa các chất dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm.

Mỗi loại hạt giống cây trồng đều có yêu cầu về độ ẩm của đất khác nhau. Khi lựa chọn hạt giống, người nông dân cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về loại cây đó để điều chỉnh độ ẩm cho thích hợp. Bởi có loại cây ưa khô hạn nhưng có loại cây ưa nước nên cần nắm rõ để điều chỉnh độ ẩm cho thích hợp.

 Thời điểm gieo hạt

Thời điểm gieo hạt của cây ăn quả, rau, cây hoa và cây cảnh cũng có tiêu chí chung về thời điểm gieo trồng là không gieo khi trời quá nắng hay mưa quá nhiều. Bởi sẽ không thể cung cấp điều kiện tốt nhất cho hạt có thể nảy mầm được. Thời điểm gieo hạt tốt nhất là lúc chiều tối hay khi trời dịu mát.

Có một số loại hạt sẽ yêu cầu thời điểm gieo trồng khác biệt như: hạt giống hoa hồng cần nhiệt độ từ 20-25 độ để nảy mầm còn hạt giống rau cải xanh thường gieo vào vụ Xuân Hè vì đây là loại thực vật có thể chịu được điều kiện nóng và mưa.

Vì sao hạt giống không nảy mầm?

Hạt giống cây trồng không nảy mầm nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các yếu tố như nhiệt độ, sâu bệnh, độ ẩm,…làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt. Với từng loại hạt khác nhau thì xác suất hạt nảy mầm cũng sẽ khác nhau. Vậy nguyên nhân do đâu mà diễn ra tình trạng gieo hạt nhưng hạt không nảy mầm hoặc tỷ lệ hạt nảy mầm rất thấp.

Gieo hạt quá sâu

Mỗi loại hạt khác nhau, người nông dân nên tìm hiểu mật độ gieo hạt, độ sâu khi gieo trồng là bao nhiêu.

Thông thường khi gieo trồng nên phủ một lớp đất mỏng dày khoảng 1-2mm vừa đủ để hạt nảy mầm.

Những loại hạt nhỏ thì chỉ nên gieo trên bề mặt đất, gieo hạt ở độ sâu gấp 2 lần đường kình của hạt.

Tưới nước quá nhiều sẽ khiến nước ngập trong đất tạo độ ẩm quá cao khiến nấm mốc phát triển, hạt không có không khí dẫn đến bị thối, hỏng. Ngược lại, nếu tưới quá ít nước khiến hạt bị khô do thiếu ẩm dẫn đến khó nảy mầm.

Do bị côn trùng tấn công

Một số loại hạt như đậu, ngô, lạc rất hấp dẫn các loài chim, chuột hay một số loại như hạt cải, ớt lại thu hút các loài kiến. Chúng thường tha đi hoặc ăn mất hạt dẫn đến giảm chất lượng hạt giống.

Do hạt bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ

Thời tiết lạnh và hanh của mùa đông cũng làm hạt khó nảy mầm hơn. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt. Chính vì thế cần bảo quản hạt giống cẩn thận, không nên đặt chậu ươm tại nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp, bên cạnh bếp, lò sưởi,… 

Nguyên nhân từ hạt giống

  • Do hạt quá khô hoặc bị mốc, hỏng do bảo quản kém.
  • Hạt giống đã hết hạn sử dụng
  • Hạt kém chất lượng, bị nhiễm sâu bệnh
  • Túi đựng hạt bị hở dẫn đến hạt tiếp xúc với không khí quá lâu bị giảm khả năng nảy mầm
Hạt nảy mầm nhưng mầm bị chết do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm từ đất ươm trồng.

Do đất trồng không đạt tiêu chuẩn

  • Đất trồng bị ô nhiễm, đất quá chua, đất bị nhiễm mặn, nhiều phèn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạt không thể nảy mầm.
Nén đất quá chặt khiến hạt không thể ngoi lên mặt đất cũng là nguyên nhân khiến hạt bị thối.

Cách khắc phục tình trạng hạt giống không nảy mầm

Khi đã biết nguyên nhân vì sao hạt không nảy mầm thì chúng ta tìm cách khắc phục dựa trên những nguyên nhân đó.

  • Dùng lưới, bẫy, những dụng cụ chuyên dụng để đuổi chim, kiến và các loại côn trùng, động vật ăn hạt giống.
  • Nhiệt độ đất ươm thích hợp để hạt nảy mầm từ 18-28 độ C. Nhiệt độ tối ưu là 20-25 độ C.
  • Độ ẩm đất ươm duy trì ở mức độ vừa phải, tránh tưới quá nhiều nước dẫn đến đất bị úng hoặc tưới quá ít khiến đất bị khô. Chậu ươm cây cần có lỗ thoát nước để đất không bị úng ngập.
  • Tránh để hạt bị trôi, đặc biệt đối với các hạt giống hoa có kích thước nhỏ, các bạn nên tưới cho đất ẩm trước khi gieo hạt.
  • Chọn loại đất ươm tơi mịn, xốp, thoáng khí và thoát nước tốt.
  • Không nên lấy trực tiếp đất ươm từ vườn. Nếu dùng đất vườn thì phải đập nhỏ, phơi khô và trộn thêm chất dinh dưỡng và các thành phần làm thoáng đất ươm [xơ dừa, cát, mùn cưa,…]
  • Nên bảo quản hạt giống trong túi zip, túi kín và bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.
  • Sau gieo hạt từ 10-15 ngày mà hạt vẫn chưa nảy mầm thì lấy hạt lên và xem xét nguyên nhân để nhận biết lý do và có cách khắc phục phù hợp. 

Làm thế nào để hạt giống mau nảy mầm

Cách 1: Làm hạt giống nảy mầm nhanh mà không cần sử dụng thuốc

Bước 1: Ngâm hạt với nước sạch khoảng 2 giờ. Bạn nên dùng nước ở nhiệt độ phòng để ngâm hoặc dùng nước ấm 45-50 độ C, pha theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh ngâm khoảng 10 phút rồi chuyển sang nước nhiệt độ phòng ngâm thêm 2 giờ.

Bước 2: Chuẩn bị hộp nhựa có nắp đậy kín, phủ lên đáy hộp 1-2 lớp khăn giấy đã thấm nước.

Bước 3: Lấy hạt vừa ngâm ra, rải lên trên lớp khăn giấy đã được thấm ướt rồi phủ thêm 1 lớp khăn giấy ướt khác lên trên số hạt đó.

Bước 4: Đật nắp hộp lại để giữ độ ẩm cho hạt.

Sau khi ủ hạt giống, bạn đặt hộp chứa hạt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhưng tránh để ánh nắng trực tiếp vào hộp đựng hạt. Ban đêm tiếp tục để hộp dưới ánh sáng của bóng đèn, hạt sẽ nảy mầm xanh hơn. Đây là một cách làm hạt giống nảy mầm nhanh nhất, an toàn và hiệu quả. Cách này cũng có thể áp dụng cho các loại hạt đậu nảy mầm.

Cách 2: Dùng thuốc kích thích để hạt nảy mầm 

Các bước thực hiện kích thích hạt giống nảy mầm bằng thuốc cũng tương tự như cách không dùng thuốc kích thích. Điểm khác biệt là khi dùng nước ngâm hạt, các bạn cần phải lấy nước sạch pha với thuốc kích thích hạt nảy mầm.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kích thích hạt nảy mầm được bán trên thị trường nên việc tìm mua chúng cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, các bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì để biết cách pha liều lượng sao cho phù hợp. Nếu pha thuốc quá tỷ lệ, hạt sẽ không nảy mầm được.

Cách 3: Sử dụng viên nén xơ dừa

Viên nén xơ dừa hay còn gọi là viên nén sinh học, được coi là cách ươm hạt giống hiệu quả nhất hiện nay và được sử dụng chủ yếu cho các loại rau.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt khi sử dụng viên nén này cao hơn khi ươm trực tiếp vào đất. 

Nguyên liệu chính của viên nén xơ dừa là mụn dừa và phân bón vi sinh chất lượng cao được trộn lẫn theo một tỷ lệ hợp lý.

Hạt được ươm trong viên nén xơ dừa sẽ được đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng và kích thích nảy mầm đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn đầu phát triển.

Một ưu điểm nữa của phương pháp này là làm cho hạt nảy mầm nhanh và rất thân thiện với môi trường.

Cách làm:

Bước 1: Ngâm viên nén vào nước sạch khoảng 3-5 phút để viên nén nở to gấp khoảng 4-5 lần kích thước ban đầu thì bắt đầu đem đi ươm.

Bước 2: Lấy viên nén ra đặt vào khay. Thả hạt giống vào viên nén rồi tưới nước lên để kích thích hạt nảy mầm nhanh [lưu ý: căn chỉnh lượng nước sao cho phù hợp].

Bước 3: Sau khi hạt nảy mầm cao khoảng 4-5cm thì mang viên nén trồng xuống đất.

Không cần xé màn lưới của viên nén vì màng lưới có tác dụng bảo vệ các chất dinh dưỡng đi nuôi rễ cây con. Sau một thời gian trồng trong đất, màng lưới sẽ phân hủy.

Người đăng: chiu Time: 2021-08-18 20:43:18

Video liên quan

Chủ Đề