Thế nào là quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến trung quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về xã hội phong kiến Trung Quốc là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm môn Lịch sử 7.

Trắc nghiệm: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến trung quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

A. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

B. Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh

Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến trung quốc là quan hệbóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Kiến thức tham khảo về xã hội phong kiến Trung Quốc

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

- Thế kỉ III TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc

- Từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước và nền văn minh của mình. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã phát triển nền văn minh cổ đại rực rỡ.

- Những biến đổi trong sản xuất: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, công cụ bằng sắt xuất hiện khiến diện tích đất gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho kinh tế phát triển, xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc.

- Những biến đổi trong xã hội: Xuất hiện 2 giai cấp

+ Địa chủ: Là các quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực.

+ Nông dân lĩnh canh [tá điền]: Là nông dân bị mất ruộng, nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để canh tác và nộp địa tô cho địa chủ.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành từ thế kỉ III [thời nhà Tần] và được xác lập vào thời nhà Hán.

2. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, độc đáo.

* Tư tưởng:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

- Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Bắc Tống cho xây chùa, tạc tượng, in kinh,...

* Sử học:

- Đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

* Văn học:

- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Với nhiều tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

- Tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

* Toán học:

- Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi [thời Nam - Bắc triều] đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

* Thiên văn học:

- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

* Y dược:

- Có nhiều thầy thuốc giỏi: Hoa Đà [thời Hán], người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

* Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

* Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.

3. Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào?

Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm 2 giai cấp chính. Thứ nhất đó chính là địa chủ và thứ hai chính là nông dân, lĩnh canh.

Quan lại và những nông dân giàu: Thành phần này có nhiều ruộng đất và có quyền lực để trở thành địa chủ.

Nông dân bị mất ruộng đất: Họ đành phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy. Và được gọi là nông dân lĩnh canh.

Đây là hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Trung Quốc, Hai giai cấp này thường xuyên xảy ra sự đối lập với nhau. Đó là nguyên do đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới thời kỳ này. Sau đó vào thế kỉ 19 - 20 tầng lớp mới là tiểu tư sản ra đời. Tầng lớp này đã ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội phong kiến Trung Quốc sau này.

4. Quan hệ giữa các giai cấp xã hội phong kiến Trung Quốc

Địa chủ ở xã hội phong kiến Trung Quốc đều nắm ruộng đất trong tay. Họ giao ruộng đất đó cho nông dân cày rồi thu địa tô.

Nông dân lĩnh canh ở phương Đông khi nhận ruộng của địa chủ, lãnh chúa phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ. Phần hoa lợi này còn được gọi là địa tô.

Địa chủ có cuộc sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao, về ruộng đất. Họ đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị về mặt tinh thần. Nông dân là lực lượng lao động chính nhưng phải sống phụ thuộc. Họ vô cùng khổ cực và đói nghèo.

Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp tàn bạo giai cấp khác. Thể chế nhà nước hay còn được gọi với tên khác là là chế độ quân chủ. Hầu hết các nước phong kiến đều theo chế độ quân chủ, trong đó Việt Nam chúng ta cũng không ngoại trừ.

Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp địa chủ với nông dân lĩnh canh, quan lại và những nông dân giàu thành phần này có nhiều ruộng đất và có quyền lực để trở thành địa chủ.

Trắc nghiệm: Quan hệ sản xuất phong kiến là gì?

A. Lãnh chúa bóc lột nông nô

B. Lãnh chúa giúp đỡ nông nô

C. Nông nô là trợ thủ đắc lực của lãnh chúa

D. Lãnh chúa và nông nô bổ trợ cho nhau

Trả lời:

Đáp án đúng : A. Lãnh chúa bóc lột nông nô

Quan hệ sản xuất phong kiến là lãnh chúa bóc lột nông nô

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án A

Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp địa chủ với nông dân lĩnh canh. Địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh bằng tô ruộng đất [một phần hoa lợi thu được trên phần ruộng mà nông dân lĩnh canh thuê của địa chủ].

– Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm 2 giai cấp chính. Thứ nhất đó chính là địa chủ và thứ hai chính là nông dân, lĩnh canh.

+ Quan lại và những nông dân giàu: Thành phần này có nhiều ruộng đất và có quyền lực để trở thành địa chủ.

+ Nông dân bị mất ruộng đất: Họ đành phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy. Và được gọi là nông dân lĩnh canh.

– Địa chủ ở xã hội phong kiến Trung Quốc đều nắm ruộng đất trong tay. Họ giao ruộng đất đó cho nông dân cày rồi thu địa tô.

– Nông dân lĩnh canh ở phương Đông khi nhận ruộng của địa chủ, lãnh chúa phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ. Phần hoa lợi này còn được gọi là địa tô.

Địa chủ có cuộc sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao, về ruộng đất. Họ đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị về mặt tinh thần. Nông dân là lực lượng lao động chính nhưng phải sống phụ thuộc. Họ vô cùng khổ cực và đói nghèo.

-Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp tàn bạo giai cấp khác.

>>>Xem thêm: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến trung quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về quan hệ sản xuất phong kiến

Câu 1: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào ?

A. Quý tộc và nông dân công xã

B. Quý tộc và nô lệ

C. Địa chủ với nông dân tự canh

D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh

Đáp án : D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh

Câu 2: Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?

A. Phụ thuộc về kinh tế.

B. Phụ thuộc về thân thể.

C. Phụ thuộc về chính trị.

D. Phụ thuộc vào công việc làm.

Đáp án: A. Phụ thuộc về kinh tế.

Câu 3: Đặc điểm được cho là nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?

A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ

B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa

C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc

D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa

Đáp án : C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc

Câu 4: Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa

A. Lãnh chúa – nông nô.

B. Chủ nô – nô lệ.

C. Địa chủ - nông dân.

D. Tư bản – công nhân.

Đáp án đúng : A. Lãnh chúa – nông nô.

Câu 5: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình?

A. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô

B. Tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn

C. Xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ

D. Chia tách để quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ

Đáp án đúng : A. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi quan hệ sản xuất phong kiến là gì? Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cần thiết, chúc các bạn học tốt nhé!

Video liên quan

Chủ Đề