Thông tư hướng dẫn nghị định 108 về tinh giản biên chế

Hiện nay, tinh giản biên chế vẫn luôn là chính sách được các cơ quan Nhà nước thực hiện quyết liệt nhằm loại bỏ khỏi hàng ngũ những công chức không đủ năng lực, phẩm chất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, tinh giản biên chế được hiểu là:

Tinh giản biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí, sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách cho những người thuộc diện tinh giản biên chế

Như vậy, theo quy định nêu trên, những người thuộc diện tinh giản biên chế sẽ được giải quyết chế độ, chính sách gồm:

1/ Về hưu trước tuổi

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108 và các quy định được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 113 năm 2018 của Chính phủ và khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, căn cứ để hưởng chính sách này dựa vào số tuổi của công chức. Cụ thể:

STT

Đối tượng

Thời gian đóng BHXH

Chế độ hưởng

1

Thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động

Đủ 20 năm trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu vì nghỉ hưu trước tuổi

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương

2

Thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động

Đủ 20 năm trở lên

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

3

Thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động

Đủ 20 năm trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

4

Thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động

Đủ 20 năm trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

Lưu ý: Phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên gồm hệ số 0,7 và hệ số 1,0 được quy định tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

Hiện nay, với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ thì mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 là 1,043 triệu đồng/tháng; mức phụ cấp khu vực hệ số 1,0 là 1,49 triệu đồng/tháng.


2/ Chính sách thôi việc

* Với người thôi việc ngay

Người có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động thuộc diện tinh giản biên chế nhưng không đủ điều kiện hưởng chính sách về hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay thì được hưởng chính sách, trợ cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 143 như sau:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

- Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

* Với người thôi việc sau khi đi học nghề

Người dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ, chuyên ngành, có nguyện vọng thôi việc thì được tạo điều kiện đi học nghề trước khi thôi việc. Khi đó, những người này được:

- Hưởng nguyên lương tháng hiện hưởng;

- Được đóng BHXH, bảo hiểm y tế trong thời gian học nghề không quá 06 tháng;

- Được trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí của khóa học tối đa bằng 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề. Sau khi học xong còn được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc;

- Được trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH;

Lưu ý: Thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

3/ Chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 108, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế mà chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp gồm:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

- Trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

4/ Bảo lưu phụ cấp lãnh đạo

Với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưu phụ cấp này đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ.

Đáng chú ý: Nếu công chức đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo 06 tháng.

Từ các quy định trên có thể thấy, mặc dù dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác nhưng những người thuộc diện tinh giản biên chế vẫn được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Thời gian hưởng chế độ, chính sách này được tính từ ngày Nghị định 108 chính thức có hiệu lực tức là từ ngày 10/01/2015. Tuy nhiên, Chính phủ quy định thời hạn để các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế nêu trên, cụ thể:

Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030

Từ quy định trên, có thể khẳng định, chính sách, chế độ đối với người thuộc diện tinh giản biên chế chỉ được áp dụng đến ngày 31/12/2030.

Trên đây là toàn bộ chế độ cho người bị tinh giản biên chế. Ngoài ra, độc giả có thể nghiên cứu thêm một số quy định về tinh giản biên chế tại bài viết dưới đây hoặc liên hệ tổng đài 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thay đổi cách tính lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi

Căn cứ:

Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế

Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 108

1/ Khi nào cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế?

Tinh giản biên chế được hiểu là đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biến chế những người dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như không sắp xếp công việc khác và giải quyết chế độ, chính sách cho họ.

Theo đó, tại Nghị định số 108, Chính phủ quy định có 06 đối tượng sẽ được xem xét tinh giản biên chế gồm:

- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự; Do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ với vị trí việc làm đang đảm nhiệm mà không có vị trí khác phù hợp;

- Tại thời điểm tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức không đạt được yêu cầu về phân loại, đánh giá mà không thể bố trí việc làm khác phù hợp…

Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện, kết quả đạt được còn thấp, do đó, ngày 31/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 113, bổ sung thêm 02 trường hợp bị xem xét tinh giản biên chế nữa, đó là:

- Cán bộ, công chức lãnh đạo thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

- Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương…

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ quy định có 07 trường hợp sẽ bị tinh giản biên chế nêu trên.

2/ Đang xem xét kỷ luật, công chức sẽ không bị tinh giản biên chế

Nếu cán bộ, công chức, viên chức thuộc một trong 07 đối tượng nêu trên sẽ có khả năng bị xem xét tinh giản biên chế. Tuy nhiên, có 03 trường hợp ngoại lệ sau:

- Người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu đang trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, công chức sẽ không thuộc trường hợp bị tinh giản biên chế dù có thuộc một trong 07 trường hợp nêu trên.

7 đối tượng sẽ bị tinh giản biên chế theo Nghị định 108 [Ảnh minh họa]

3/ Về hưu trước tuổi, nên hiểu thế nào?

Công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động [Điều 60 Luật Cán bộ, công chức năm 2008]. Theo đó, tại Điều 187 Bộ luật Lao động hiện nay, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi sẽ được hưởng lương hưu.

Cán bộ, công chức khi về hưu trước tuổi mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] đủ 20 năm trở lên thì sẽ được hưởng chế độ hưu trí và:

 Nam đủ 55 - 58 tuổi; Nữ đủ 50 - 53 tuổi: Được trợ cấp 3 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi thì cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng lương;

Nam trên 58 - 60 tuổi; Nữ từ trên 53 - dưới 55 tuổi: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Đồng thời, ngoài chế độ hưu trí, người có 15 năm làm nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên [nêu tại Thông tư liên tịch số 11/2005] còn được hưởng:

Nam đủ 50 tuổi - 53 tuổi; Nữ đủ 45 - 48 tuổi: Trợ cấp 3 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi thì cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng lương;

Nam trên 53 - dưới 55 tuổi; Nữ trên 48 - dưới 50: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Xem thêm
 

4/ Chuyển sang làm việc ở nơi khác được trợ cấp 3 tháng lương?

Điều 9 Nghị định số 108 nêu rõ, nếu tinh giản biên chế mà được chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước thì được trợ cấp:

- 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

- ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Trong đó, với những người đã làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập khi nơi này chuyển sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc… không thuộc trường hợp được hưởng chế độ, chính sách này.

Như vậy, nếu chuyển sang làm việc ở tổ chức khác không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước thì người bị tinh giản biên chế không chỉ được hưởng 03 tháng tiền lương mà còn được hưởng ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Nghị định số 108: 5 nội dung quan trọng về tinh giản biên chế [Ảnh minh họa]

5/ Thôi việc khi tinh giản biên chế được hưởng trợ cấp thế nào?

Có không ít người không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hoặc được chuyển sang tổ chức khác làm việc. Vậy trong những trường hợp này, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể thôi việc. Trong đó, có 02 loại thôi việc là thôi việc ngay và thôi việc sau khi học nghề.

Thôi việc ngay

Trong trường hợp này, người thuộc đối tượng tinh giản biên chế sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như:

- 03 tháng tiền lương hiện hưởng để đi tìm việc làm;

- 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Khoản trợ cấp này áp dụng với nam dưới 53 tuổi và nữ dưới 48 tuổi hoặc nam dưới 58 tuổi và nữ dưới 53 tuổi không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi.

Thôi việc sau khi học nghề

Khi những người có tuổi dưới 45 tuổi, đang đảm nhận công việc không phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.

Khi đó, những đối tượng này được hưởng các chế độ:

- Hưởng nguyên lương của tháng hiện hưởng và được đóng BHXH, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề. Nhưng lưu ý rằng thời gian hưởng này tối đa là 06 tháng;

- Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

- Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

- Trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH;

Đặc biệt: Trong thời gian đi học nghề được tính là thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

Trên đây là tổng hợp các nội dung quan trọng nhất về chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Nghị định số 108 của Chính phủ.

Nguồn //luatvietnam.vn/

Video liên quan

Chủ Đề