Thuật ngữ “tiết kiệm” trong kinh tế học được hiểu là:

Khái niệm về kinh tế học Keynes:

Kinh tế học Keynes  được hiểu là một lí thuyết kinh tế về tổng chi tiêu trong nền kinh tế và những ảnh hưởng của nó đến sản lượng và lạm phát. John Maynard Keynes trong những năm 1930 với những nỗ lực tìm hiểu về cuộc Đại khủng hoảng thì John Maynard Keynes đã tán thành việc tăng chi tiêu của chính phủ và giảm thuế để kích thích nhu cầu và kéo nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái.

Sau đó, kinh tế học Keynes đã được sử dụng nhằm mục đích để đưa ra định nghĩa rằng hiệu quả kinh tế tối ưu có thể đạt được và sự suy thoái kinh tế được ngăn chặn bằng cách đến tác động đến tổng cầu thông qua chính sách của chính phủ nhằm ổn định hoạt động và can thiệp vào nền kinh tế. Kinh tế học Keynes được coi là một lí thuyết “phía cầu” tập trung vào những thay đổi ngắn hạn trong nền kinh tế.

Kinh tế học Keynes trong tiếng Anh là gì?

Kinh tế học Keynes trong tiếng Anh là Keynesian Economics.

Tác động của kinh tế học Keynes tới các chính sách kinh tế:

– Tác động tới chính sách tài khóa:

Hiệu ứng số nhân là một trong những thành phần chính của chính sách tài khóa ngược chu kì của John Maynard Keyness. Theo lí thuyết về kích thích tài khóa của John Maynard Keynes thì việc bơm chi tiêu chính phủ cuối cùng sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh bổ sung và thậm chí chi tiêu nhiều hơn.

Lí thuyết này chỉ ra rằng việc chi tiêu làm tăng tổng sản lượng và tạo thêm thu nhập. Nếu các chủ thể là người lao động sẵn sàng chi thêm thu nhập của họ kết quả tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội [GDP] có thể còn lớn hơn lượng tiền kích thích ban đầu của chính phủ.

Độ lớn của hệ số nhân John Maynard Keynes có liên quan trực tiếp đến xu hướng tiêu dùng cận biên. Chi tiêu của một người tiêu dùng trở thành thu nhập cho một người khác. Thu nhập của người này sau đó chuyển thành chi tiêu và cứ thế chu kì tiếp tục. John Maynard Keynes và những người ủng hộ ông đã tin tưởng rằng các cá nhân nên tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn để nâng cao xu hướng tiêu dùng cận biên của họ nhằm tạo ra việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.

– Tác động tới chính sách tiền tệ:

Kinh tế học John Maynard Keynes tập trung vào các giải pháp về phía cầu cho thời kì suy thoái. Sự can thiệp của chính phủ vào sự phát triển kinh tế là một vũ khí quan trọng của kinh tế học Keynes trong cuộc chiến chống lại nạn thất nghiệp, thiếu việc làm và nhu cầu tiêu dùng thấp. Sự nhấn mạnh vào việc can thiệp trực tiếp của chính phủ vào nền kinh tế đặt các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa John Maynard Keynes trong tình trạng bất hòa với những tranh luận về giới hạn của chính phủ khi tác động vào thị trường.

Giảm lãi suất là một cách chính phủ có thể can thiệp đúng nghĩa vào các hệ thống kinh tế, từ đó tạo ra nhu cầu kinh tế tích cực. Các chủ thể là những nhà kinh tế theo chủ nghĩa của John Maynard Keynes cho rằng kinh tế không tự ổn định một cách nhanh chóng mà cần có sự can thiệp tích cực làm tăng nhu cầu trong ngắn hạn trong nền kinh tế. Theo họ, tiền lương và việc làm đáp ứng nhu cầu của thị trường chậm hơn nên đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ để chúng đi đúng hướng.

Giá cả cũng không phản ứng nhanh nên chỉ có sự can thiệp của chính sách tiền tệ thì chúng mới thay đổi dần dần. Bởi sự thay đổi giá cả chậm chạp này mới khiến cho chính sách tiền tệ có khả năng sử dụng cung tiền như một công cụ để thay đổi lãi suất nhằm khuyến khích đi vay và cho vay.

Tăng cầu trong ngắn hạn bắt đầu bằng việc cắt giảm lãi suất tái tạo hệ thống kinh tế và khôi phục việc làm và nhu cầu dịch vụ. Các hoạt động kinh tế mới sau đó tiếp tục được duy trì sức tăng trưởng và việc làm.

Không có sự can thiệp, các nhà lí thuyết của John Maynard Keynes tin rằng, chu kì này bị gián đoạn và tăng trưởng thị trường trở nên bất ổn hơn và dễ bị biến động một cách quá mức. Giữ lãi suất thấp là một nỗ lực để kích thích chu kì kinh tế bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân vay thêm tiền.

Khi cho vay được khuyến khích, các doanh nghiệp và cá nhân thường tăng chi tiêu của họ. Chi tiêu mới này kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng không phải một giải pháp mà lúc nào cũng trực tiếp dẫn đến cải thiện kinh tế.

Hàm tiết kiệm [tiếng Anh: Saving Function] phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến với lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.

Hình minh họa. Nguồn: This is Money

Định nghĩa

Hàm tiết kiệm trong tiếng Anh là Saving Function. Hàm tiết kiệm phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến với lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.

Thuật ngữ liên quan 

Tiết kiệm được hiểu là phần vượt quá thu nhập so với chi tiêu tiêu dùng.

Xu hướng tiết kiệm cận biên [Marginal Propensity to save, viết tắt: MPS] phản ánh lượng thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị.

Cách xác định

Nếu kí hiệu hàm tiết kiệm là S 

Xuất phát từ phương trình: Yd = C + S

Suy ra, ta có S = Yd - C

Trong đó:

Yd: Thu nhập khả dụng

C: Tiêu dùng

Thay hàm C = C̅ + MPC x Yd, ta được:

S =  - C̅ + MPS x Yd [1]

Mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm

Các cá nhân không chỉ tiêu dùng mà còn tiết kiệm từ mỗi đơn vị thu nhập khả dụng bổ sung, do đó tiết kiệm và tiêu dùng là hình ảnh phản chiếu của nhau.

Từ phương trình [1] S =  - C̅ + MPS x Yd

Nếu Y = 0 thì S = - C̅ và tại điểm tiêu dùng vừa đủ thì S = 0.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

Hai hàm tiêu dùng [Consumption Function] và hàm tiết kiệm [Saving Function] đều mô tả sự tác động của thu nhập khả dụng đối với lượng tiêu dùng và lượng tiết kiệm.

Tuy nhiên, tiêu dùng và tiết kiệm không những phụ thuộc vào thu nhập khả dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Khi những yếu tố này thay đổi thì tiêu dùng và tiết kiệm cũng thay đổi theo, và đường biểu diễn hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm dũng dịch chuyển tương ứng.

Mối liên hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm giải thích lí do độ dốc của hàm tiêu dùng thấp hơn đường 45°.

Độ dốc của đường 45° bằng 1, như vậy nếu hai độ dốc này bằng nhau có nghĩa là mọi người luôn tiêu dùng một lượng đúng bằng lượng thu nhập mà họ kiếm được, cho dù mức thu nhập đó là bao nhiêu.

Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra trên thực tế. Trên thực tế, khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nào đó người ta sẽ để ra một phần dành cho tiết kiệm. Thu nhập càng cao thì phần tiền dành cho tiết kiệm sẽ càng nhiều. Vì vậy đồ thị hàm tiêu dùng phải nằm thấp hơn đường  45°, nghĩa là độ dốc của nó thấp hơn.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân]

Minh Lan

Cập nhật: 16/11/2019

Polonius khuyên con trai ông ta trong vở Hamlet của Shakespear là "hãy đừng vay tiền của ai và cũng không cho ai vay tiền". Nếu mọi người đều làm theo lời khuyên đó, thì chuyên ngành kinh tế của chúng ta hôm nay chẳng có gì để mà nói cả. Thật ra, không ai có quyền bắt buộc chúng ta phải đi vay tiền hay phải giử tiền tiết kiệm. Có điều, chúng ta cảm thấy cái gì có lợi cho mình thì mình có quyền thực thi, và hệ thống tài chính theo đó mà ra đời nhằm bảo vệ lợi ích giữa người đầu tư và tiết kiệm.

Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư

Thuật ngữ tiết kiệm và đầu tư đôi khi vẫn bị hiểu lầm. Hầu hết mọi người sử dụng những thuật ngữ này một cách tự nhiên và đôi khi thay thế chúng cho nhau. Ngược lại, các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng hai thuật ngữ này một cách thận trọng và với hàm ý khác nhau. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ. 
Giả sử Larry chi tiêu ít hơn khoản tiền anh ta kiếm được, và quyết định gửi số tiền chưa tiêu vào ngân hàng hoặc đem ra mua trái phiếu hay cổ phiếu công ty. Vì Larry chi tiêu ít hơn thu nhập, nên anh ta làm tăng tiết kiệm quốc dân. Larry có thể cho rằng anh ta đang "đầu tư" số tiền của mình, nhưng nhà kinh tế vĩ mô gọi hành động của Larry là tiết kiệm, chứ không phải đầu tư.
Trong ngôn ngữ của kinh tế vĩ mô, đầu tư nghĩa là mua thêm tư bản, ví dụ máy móc hay nhà xưởng. Khi Meo vay tiền ngân hàng để xây một ngôi nhà mới, anh làm tăng đầu tư của quốc gia. Tương tự như thế, khi công ty Curly bán cổ phiếu và sử dụng số tiền thu được để xây nhà máy mới, nó cũng làm tăng đầu tư của quốc gia.

Ảnh minh họa - Nguồn: Dreamstime
Phân Tích:

Bài viết trên được trích từ chương 12 "Tiết kiệm và Đầu tư", nguyên lý kinh tế học trong Global Advance. Ở đây, chúng tôi đồng ý một điểm chung "đầu tư nghĩa là mua thêm tư bản", nhưng việc Lary mua cổ phiếu của công ty Z, và công ty Z lại lấy số tiền mua cổ phiếu này cộng thêm với những cổ phiếu khác để thành một số tiền lớn hơn mà xây dựng thêm nhà máy thì gọi là đầu tư,  còn những người bỏ tiền ra để mua cổ phiếu thì được gọi là tiết kiệm mà thôi? Đây chính là một nghịch lý trong kinh tế học; trong khi Cổ phiếu [Cổ đông] được biểu thì bằng tài sản của doanh nghiệp, Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành, vậy mà bảo rằng họ là người giử tiền tiết kiệm cho công ty thì nghe sao được.
Đồng ý rằng hoạt động đầu tư cần có những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý nhất định, nhưng không phải vì thế mà có sự phân biệt giữa những người có chuyên môn và không có chuyên môn. Bởi vì họ không có chuyên môn nên họ không thể tự mình đầu tư được, họ muốn nhờ vào kỹ năng và trình độ quản lý của ai đó, mà những người này lại không có đủ nguồn vốn để thực hiện theo nguyện vọng của mình. Sự kết hợp đồng bộ này đã được các quốc gia trên thế giới bắt cầu nối nhịp trong quá trình thương mại quốc tế, và ngay cả Adam Smith cũng nhận ra "lợi thế so sánh" ngay từ thế kỹ 18 kia mà. Đồng ý rằng các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng hai thuật ngữ này một cách thận trọng và với hàm ý khác nhau. Chẳng hạn, người cho ngân hàng vay nhằm mục đích để lấy lãi kiếm lời, thì đây chính là tiền giử tiết kiệm chứ không phải đầu tư, mặc dầu ngân hàng sử dụng số tiền này để cho tổ chức hay cá nhân nào đó vay lại để kiếm khoảng tiền chênh lệch hay ngân hàng dùng số tiền này để đầu tư vào một dự án khác.

Tại sao như vậy?

Vì bản thân ngân hàng là một tổ chức tín dụng, và mục đích của họ là đi vay [trong đó có việc huy động nguồn vốn tiết kiệm từ trong dân] và cho vay để kiếm lời, còn bản thân của một công ty kinh doanh là đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nó khác nhau hoàn toàn cả về hình thức lẫn nội dung về nguyên tắc hoạt động. Ở đây, chúng ta hảy xem xét về sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn.

Chúng ta vẫn biết rằng các yếu tố cần thiết để cho một nền kinh tế hoạt động và tăng trưởng là vốn con người [human capital] và vốn vật chất [physical capital]. Vốn con người được tích lũy nhờ vào quá trình giáo dục mà chính phủ thường có vai trò chi phối. Trong khi vốn vật chất được thông qua các khoảng chi đầu tư của người dân, và lẻ dĩ nhiên, ở bất cứ quốc gia nào thì chính phủ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn vật chất cho nền kinh tế. Dẫu là nguồn vốn từ chính phủ hay khu vực tư nhân, thì để có được nguồn vốn đầu tư đồi hỏi cần phải có nguồn vốn tiết kiệm.

Nguồn vốn tiết kiệm có từ đâu?

Ta hảy xem xét, công thức cơ bản của một nền kinh tế mở:

Y = C + I + G + NX   [1]

Trong đó: GDP [ký hiệu là Y] bao gồm bốn thành tố: tiêu dùng [C], đầu tư [I], chi tiêu của chính phủ [G] và xuất khẩu ròng [NX].

Vậy thì vốn tiết kiệm có từ đâu?

Từ [1] ta có thể viết: Y = C + I + G [nền kinh tế đóng, không tham gia thương mại quốc tế, NX = 0

Phương trình trên nói rằng GDP là tổng của tiêu dùng [C], đầu tư [I] và chi tiêu của chính phủ [G].

 Hay: I = Y - C - G

Vế phải [Y - C - G] của phương trình trên là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau khi đã thanh toán cho các khoản tiêu dùng của mọi người và mua hàng của chính phủ [chi tiêu chính phủ]. Phần còn lại được gọi là tiết kiệm quốc dân, hay đơn giản là tiết kiệm, và ký hiệu là S. Thay Y - C - G bằng S vào vế phải, chúng ta có thể viết lại phương trình trên dưới dạng:  I = S

Lưu ý: Tiết kiệm quốc dân = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ [In = Ip + Ig]


Phương trình này nói rằng tiết kiệm bằng đầu tư. [triết lý Tiết kiệm bằng đâu tư [I=S] là của trường phái Cổ điển, Keynes không chấp nhận].

Chúng ta có thể viết tiết kiệm quốc dân theo hai cách:

S = Y - C - G

hoặc:

S = [Y - T - C] + [T - G] [2]

Tiết kiệm tư nhân chính là Y - T - C và tiết kiệm chính phủ là T - G Vì thu nhập của hộ gia đình là Y, thuế phải nộp là T và tiêu dùng của người dân là C, nên tiết kiệm tư nhân: Ip = Y - T - C. Tiết kiệm của chính phủ [Ig] là phần thu nhập từ thuế của chính phủ còn lại sau khi đã chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ. Nếu T lớn hơn G, chính phủ có thặng dư ngân sách vì thu nhiều hơn chi. Phần thặng dư ngân sách này chính là tiết kiệm của chính phủ. Nếu chính phủ chi nhiều hơn thu, G sẽ lớn hơn T. Trong trường hợp này, chính phủ có thâm hụt ngân sách. T - G > 0 => Thặng dư T - G < 0 => Thâm hụt - Nếu Y là tổng thu nhập  ⇝ Y = C + S - Nếu Y là tổng chi tiêu    ⇝ Y = C + I Từ đó ta có đồng nhất thức S = I Vậy: + Tổng các khoản rò rỉ = tổng các khoản bơm vào + Tổng tiết kiệm = tổng đầu tư

Lời Kết Khi phân tích tiết kiệm và đầu tư, các nhà kinh tế học chỉ cần quan tâm ở một đặc điểm: Đầu tư có nghĩa là tạo ra vốn mới [tư bản mới]. Nếu nền kinh tế không tạo ra thêm nguồn vốn mới thì không thể gọi là đầu tư. Chẳng hạn, nếu bạn mua một nhà máy của doanh nghiệp nào đó và tiếp tục vận hành nó thì đây chỉ là một sự phân phối của nền kinh tế mà thôi. Có thể rằng, Gia đình bạn, hàng xóm của bạn đều nói rằng bạn đang đầu tư vào một nhà máy, trong khi kinh tế học chi ghi nhận có một sự chuyêr giao nguồn vốn trong nền kinh tế.

Nhưng, nếu bạn dùng tiền dành dụm của mình hoặc vay thêm một ít của người thân hay của ngân hàng để xây dựng nhà máy chế biến lâm sản, điều này có nghĩa là bạn đang đầu tư vào nền kinh tế.

Theo những gì đã dẫn giãi ở trên thì chúng ta có thể hiểu rằng, đầu tư là một sự vận động theo dòng chảy [flow] và tiết kiệm chỉ là trữ lượng [stock] mà thôi. Nếu không có dòng chảy của đầu tư thì đất nước sẻ không bao giờ phát triển.

Đọc Thêm


- Trader And Investor?

Tài liệu tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề